Quay lại

Acetone là gì? Một số rủi ro tiềm ẩn trong quá trình sử dụng Acetone

Tác giả: Trần Thùy Linh

Acetone là một loại dung môi trong suốt, được sử dụng để hòa tan hoặc phá vỡ kết cấu của nhiều loại vật chất. Trong tự nhiên, Acetone có thể được chiết xuất từ một số loại thực vật, khí gas từ miệng núi lửa hay cháy rừng. Trong cơ thể mỗi người cũng tồn tại một lượng rất nhỏ Acetone. Tiếp xúc với Acetone nguyên chất rất có hại, có thể gây kích ứng mắt, mũi hoặc da. Thậm chí nếu uống nhầm, bạn có thể bị ngộ độc Acetone. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu "Acetone là gì?", Acetone có những công dụng như thế nào và những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng Acetone.

1. Tìm hiểu về Acetone

1.1. Acetone là gì?

Acetone là một loại chất lỏng trong suốt, không màu nhưng có mùi đặc trưng. Acetone là một loại dung môi, có thể được sử dụng để hòa tan hoặc phá vỡ kết cấu hóa học của nhiều nguyên vật liệu, thường thấy nhất là sơn, véc ni hoặc dầu mỡ. Khi tiếp xúc với không khí, Acetone sẽ bị bay hơi rất nhanh chóng.

Acetone là một loại chất lỏng trong suốt

Trong tự nhiên, Acetone được tìm thấy trong nhiều loại thực vật. Acetone còn có thể được chiết xuất từ khói thuốc lá, khói xe ô tô và tại các bãi rác thải. Như đã đề cập đến ở trên, trong cơ thể con người cũng có một lượng nhỏ Acetone. Ace còn được gọi bằng nhiều tên khác, chẳng hạn như: Dimetyl xeton, 2-propanone, Propanone hoặc Beta-ketopropane.

1.2. Acetone được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp

Acetone được sử dụng trong công thức chế tạo ra dung dịch phân hủy hoặc hòa tan một số chất liệu, chẳng hạn như sơn móng tay, màu vẽ hoặc sơn dầu. Acetone cũng được sử dụng với khối lượng lớn hơn trong công nghiệp. Acetone được ứng dụng để loại bỏ các vết keo và dầu mỡ trên hàng dệt may mặc như len, lụa… Acetone cũng được ứng dụng trong quy trình sản xuất nhựa tiêu dùng và nhựa công nghiệp.

Acetone được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp

Cá biệt, có một số người thậm chí còn lạm dụng Acetone trong nước tẩy rửa sơn móng tay để đạt đến trạng thái hưng phấn. Nguyên nhân là bởi vì trong nước tẩy sơn móng tay cũng chứa cả cồn. Tuy nhiên, bạn không nên thử vì việc này rất nguy hiểm. Tiếp xúc với Aceton như thế có thể dẫn đến những tổn hại nghiêm trọng cho não bộ, gan và các cơ quan tiêu hóa.

1.3. Acetone trong cơ thể con người

Trong cơ thể con người, Acetone được tạo ra trong quá trình phân hủy chất béo.

Khi bạn ăn uống, cơ thể sẽ biến đổi carbohydrate trong thức ăn thành glucose. Sau đó glucose sẽ được biến đổi thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Một lượng glucose dư thừa sẽ được sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo.

Trong trường hợp bạn không nạp vào nhiều carbohydrate có trong đồ ăn, có thể bạn sẽ không thể chiết xuất ra glucose trong thức ăn để tạo ra năng lượng. Lúc này, glucose dự trữ dưới dạng chất béo sẽ được sử dụng. Chất béo sẽ được phân hủy để tạo ra năng lượng và ceton được tạo ra như một phụ phẩm trong quá trình này. Acetone chính là một loại ceton được tạo ra trong quá trình trên.

Trong cơ thể con người có một lượng nhỏ Acetone

Nếu bạn muốn giảm béo bằng cách nhịn ăn thì bạn đang có một suy nghĩ rất sai lầm. Nếu bạn nhịn ăn, có thể sẽ phải liên tục phân giải mỡ để tạo ra năng lượng, do đó lượng Acetone trong cơ thể có thể cao một cách bất thường. Có quá nhiều Acetone trong cơ thể không phải là một tín hiệu tốt. Acetone cao sẽ dẫn đến axit trong máu cao và tệ hơn có thể đến nhiễm toan ceton.Nhiễm toan ceton do đái tháo đường có nguy cơ gây hôn mê hoặc thậm chí là tử vong.

Nếu bạn những triệu chứng như khô miệng, đi tiểu thường xuyên, chỉ số đường huyết cao, cùng với Một vào triệu chứng dễ thấy hơn như thường xuyên mệt mỏi, khô da, dễ buồn nôn, khó thở… thì có khả năng cao là bị nhiễm toan ceton.

1.4. Một số rủi ro trong quá trình sử dụng Acetone

Mặc dù Acetone được xếp loại vào nhóm chất hóa học có tính an toàn, ít khả năng gây ra các vấn đề mãn tính và cấp tính về sức khỏe. Tuy vậy, sử dụng Acetone vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

Rủi ro tiềm ẩn trong quá trình sử dụng Acetone

1.4.1. Acetone rất dễ cháy

Acetone dù ở dạng lỏng hay dạng hơi đều rất dễ bắt lửa. Sẽ rất tai hại nếu bạn sử dụng Acetone ở gần bếp lửa hoặc bạn hút thuốc khi làm việc với Acetone. Nếu không cẩn thận bạn hoàn toàn có thể bị bỏng tùy nặng nhẹ.

1.4.2. Acetone gây kích ứng da

Acetone là một chất gây kích ứng với da. Chính vì vậy mà có rất nhiều người không thể sử dụng nước rửa sơn móng tay có thành phần Acetone. Tiếp xúc trực tiếp với Acetone dù ở bất kỳ dạng nào cũng có thể gây ra hiện tượng kích ứng mắt, ho, viêm họng, chóng mặt, đau đầu. Thậm chí nếu chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi Acetone bạn có thể sẽ phải chịu những tổn thương đến hệ thần kinh vô cùng nguy hiểm.

1.4.3. Nhiễm độc Acetone

Đối với một người khỏe mạnh, nếu chẳng may uống phải một lượng nhỏ Acetone thì sẽ không gặp hậu quả gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc nhiều, thậm chí là uống phải một lượng lớn Acetone thì bạn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc Acetone nặng.

Nhiễm độc Acetone rất nguy hiểm

Một số triệu chứng nhiễm Acetone thường thấy nhất là huyết áp thấp, thường xuyên không tỉnh táo, lờ đờ, buồn ngủ, khó thở, nói lắp, thường xuyên đau đầu, hoặc nặng nhất đó là mất ý thức.

2. Phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc Acetone

Acetone nếu được sử dụng đúng cách thì vẫn là một loại hóa chất an toàn. Bạn nên sử dụng các sản phẩm từ Acetone trong một không gian thông thoáng và đặc biệt là không sử dụng Acetone khi ở gần ngọn lửa hoặc hút thuốc lá trong khi sử dụng.

Bên cạnh đó, bạn cần đặc biệt lưu ý không để trẻ em tiếp xúc với Acetone. Trên thực tế, bạn chỉ nên tiếp xúc với Acetone trong một khoảng thời gian ngắn và cần sử dụng các thiết bị bảo hộ như găng tay, áo, mũ bảo hiểm…

Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được để đồ ăn hoặc đồ uống nhiễm Acetone nếu không sẽ rất dễ bị ngộ độc Acetone hay gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Sau khi sử dụng xong, hãy nhớ đậy nắp chai/ bình và xử lý kỹ bông gòn và các dụng cụ khác. Đồng thời bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng Acetone.

Phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc Acetone

Nếu bắt buộc phải làm việc với Acetone, bạn có thể chủ động giữ an toàn cho bản thân bằng cách mặc đồ bảo hộ và lắp đặt hệ thống thông gió để làm thoáng mát không gian làm việc. Đồng thời chỉ nên sử dụng đúng liều lượng cần thiết. Những hóa chất đã qua sử dụng cần được xử lý đúng cách.

Trong trường hợp bạn đang mắc bệnh tiểu đường, bạn cần uống thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Hơn nữa, bạn cũng cần phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và trao đổi với bác sĩ về những triệu chứng bất thường trong cơ thể.

Như vậy, bạn đã biết được Acetone là gì và những nguy cơ tiềm ẩn khi bạn sử dụng Acetone. Hãy thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi tiếp xúc hoặc bắt buộc phải làm việc với loại hóa chất này. Acetone dễ bắt gặp nhất là trong khói thuốc lá. Bởi vậy, bạn không nên hút thuốc lá. Nếu đang có một vài thói quen khiến bản thân dễ bị nhiễm độc Acetone thì bạn nên bỏ đi ngay lập tức.

Americano là gì?

Americano là gì? Bạn biết những gì về Americano? Tìm hiểu về các cách pha chế Americano qua bài viết sau đây nhé!

Americano là gì?

Americano là gì? Bạn biết những gì về Americano? Tìm hiểu về các cách pha chế Americano qua bài viết sau đây nhé!

Americano là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-