Tác giả: Nguyễn Nhung
Trong ngành hàng hải, AIS có lẽ không phải là một khái niệm xa lạ. Vậy thì AIS là gì? Hệ thống AIS có chức năng như thế nào? Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu chi tiết về AIS trong bài viết dưới đây nhé!
AIS là viết tắt của cụm từ tiếng anh Automatically Identification System. Dịch ra tiếng việt có nghĩa là hệ thống nhận dạng tự động. Đúng như tên gọi, AIS là hệ thống theo dõi vị trí tàu thuyền đi trên biển và nhận dạng các tàu khác nhau thông qua số hiệu, kích thước, thông tin chi tiết về hải trình con tàu,... AIS tiếp nhận thông tin và làm thông tin hiển thị trên bảng điện tử.
Về cấu tạo, AIS gồm có một hệ thống định vi GPS và một bộ phát tín hiệu VHF. GPS có chức năng định vị vị trí của tàu, VHF có vai trò thu thập thông tin. Các thông tin sau đó sẽ được xử lý và phát ngược trở lại cho các tàu khác gần đó. Thông tin sẽ hiện trên màn hình của tàu hoặc trên biểu đồ.
Thông thường, các tàu trong phạm vi 15-20 hải lý sẽ được nhận các thông tin liên quan về tàu xung quanh phạm vi đó. Với các trạm thu phát sóng AIS đặt trên đất liền, phạm vi phủ sóng có thể lên tới con số là 40 hải lý.
Xem thêm: Cùng mở rộng kiến thức tìm hiểu hoạt động tái xuất khẩu là gì?
Đối với ngành hàng hải, AIS thực sự là một giải pháp mang tính đột phá cao. Theo luật của Tổ chức Hàng hải Quốc tế và theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam, tất cả toàn bộ các tàu hoạt động trên tuyến đường biển quốc tế, có khối lượng là trên 300 GT, sẽ đều phải được trang bị hệ thống AIS. Hai chức năng cơ bản của AIS trong trường hợp này đó là giúp kiểm soát vị trí của tàu một cách chính xác để tránh các tàu bị va chạm vào nhau. Thứ hai, AIS có chức năng quản lý lưu lượng tàu qua lại, giúp chính quyền cảng tại nơi có tàu đi qua có thể kiểm soát tàu một cách dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều.
AIS cung cấp thông tin liên tục về tàu, cung cấp thông tin về vị trí của tàu tơi những tàu khác và tới trạm thông tin trên đất liền. Tất cả các thông tin của tàu sẽ được hiển thị, bao gồm có thông tin về số hiệu tàu, kích thước của tàu, thông tin về lịch trình di chuyển, tọa độ, vận tốc và hướng đi của tàu, các loại hàng hóa đang được vận chuyển trên tàu.
Có thể thấy, AIS giúp định hướng về hàng hải luôn đúng dù với bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Tất cả các thông tin sẽ luôn luôn được câp nhật liên tục và báo về cho người trên tàu, giúp người quản lý trên tàu có thể kịp thời phát hiện ra các sai sót trong quá trình vận hành để từ đó chỉnh sửa kịp thời.
AIS của các trạm thông tin trên đất liên còn có chức năng lưu trữ một lượng lớn dữ liệu về các tàu thuyền đi lại trong khu vực. Tất cả các thông tin chi tiết về từng tàu (số hiệu, hải trình, điểm đến, loại hàng hóa vận chuyển, tải trọng, vận đơn,...). Không chỉ vậy, những thông tin này còn có thể được kết nối trên hệ thống internet để giúp các nhà quản lý dễ dàng tra cứu khi cần thiết.
Xem thêm: Giải mã vấn đề xoay quanh Công ty xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì
Có rất nhiều các loại thiết bị AIS khác nhau. Sau đây sẽ là một số loại thiết bị AIS mà chúng ta hay gặp nhất và phổ biến nhất đang được sử dụng hiện nay trên các con tàu và các trạm thông tin trên đất liền.
Thiết bị AIS lớp A thường được sử dụng trong các tàu thuyền cỡ lớn, thường là tàu thương mại cỡ lớn, di chuyển trên các tuyến đường biển quốc tế. Các tàu sử dụng thiết bị AIS lớp A thường có trọng tải từ 300 tấn trở lên. Thiết bị AIS lớp A có bộ thu phát tín hiệu VHF 12.5W.
Bên cạnh đó còn có hệ thống thu nhận tín hiệu nâng cao, nhằm bảo đảm mọi tín hiệu AIS đều được thu nhận. Thiết bị cũng bao gồm màn hình hiện thông tin chi tiết và bảng điều khiển. Thiết bị AIS lớp A được thiết kế tính năng chống nước cũng như được bảo vệ khỏi các yếu tố gây hại xung quanh.
Thiết bị AIS lớp A có vai trò giúp tăng khả năng truyền tín hiệu bằng cách tăng phạm vi truyền và đảm bảo thu nhận tín hiệu AIS đầy đủ.
Tìm hiểu thêm: DEM DET là gì? Sự khác biệt cần biết giữa DEM và DET!
Thiết bị AIS lớp B thường được sử dụng cho các tàu nhỏ như tàu đánh cá, tàu nạo vét, tàu du lịch cỡ nhỏ, xà lan. Công suất của thiết bị AIS lớp B là 2W.
Các tàu sử dụng thiết bị AIS lớp B với mục đích đảm bảo an toàn hàng hải, cứu hộ trên biển. Kích cỡ thiết bị khá nhỏ nên có thể linh hoạt sử dụng trong nhiều những trường hợp khác nhau. Với bộ định vị GPS có khả năng nhận biết 48 kênh cùng độ chính xác đạt chuẩn IEC 61108-1, thiết bị AIS lớp B giúp xác định gần như chính xác tuyệt đối tọa độ của tàu.
Thiết bị AIS lớp B được kết nối với máy tính bằng 2 phần mềm là AMEC AIS Viewer và AMEC AIS Configuration. Có thể kết nối thiết bị với máy tính để bàn desktop hoặc máy tính xách tay laptop một cách vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.
Đúng như tên gọi, đây là thiết bị chỉ giúp nhận tín hiệu AIS sau đó hiển thị trên màn hình chứ không phát ra tín hiệu AIS. Thiết bị AIS loại này thường được đăt dọc bờ biển hoặc các con sông lớn nơi có nhiều tàu thuyền qua lại. Thiết bị AIS Receiver có vai trò như một kênh kết nối giữa tàu thuyền và trạm AIS trên đất liền.
Đừng bỏ lỡ: Việc làm Chuyên viên IT
Thiết bị AIS SART thường được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp chẳng hạn như tìm kiếm cứu nạn trên biển. Theo quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, các thiết bị AIS SART cần phải có ít nhất ở trạng thái chờ là 5 năm, ở trạng thái kích hoạt trong 96 giờ. Thiết bị này phát đi các tín hiệu về vị trí, vận tốc và hướng di chuyển của đối tượng 8 lần/phút. Bên cạnh đó, tín hiệu cũng luôn được đảm bảo phát đi xa nhất có thể.
Bên cạnh đó còn rất nhiều các loại thiết bị AIS với những tính năng và công dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung, đây là một trong những giải pháp vô cùng hợp lý mang tính đột phá trong lĩnh vực hàng hải. Thiết bị AIS giúp an toàn cho các tàu thuyền di chuyển trên mặt nước theo nhiều công dụng khác nhau. Bên cạnh đó thiết bị AIS cũng có tác dụng trong việc giúp kiểm soát lưu lượng tàu thuyền trong một khoảng thời gian nhất định tại một địa điểm cụ thể. Các nhà quản lý sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất. Có nhiều loại thiết bị AIS khác nhau. Một số loại sử dụng phức tạp nhưng cũng có một số thiết bị sử dụng rất đơn giản. Chẳng hạn như thiết bị AIS lớp B có thể sử dụng bằng cách kết nối với máy tính cá nhân là đã có thể chạy chương trình.
Như vậy, hy vọng rằng qua bài viết vừa rồi, timviec365.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin lý thú và bổ ích với những kiến thức liên quan đến hệ thống AIS. Hãy thường xuyên theo dõi website của timviec365.vn để cập nhật kịp thời những thông tin hữu ích nhé!
Bài viết tham khảo: Giải đáp đại lý hải quan là gì? Tại sao cần đại lý hải quan?
DTA là gì?
Bên cạnh những kiến thức về AIS, bạn cũng có thể tham khảo thêm về DTA trong bài viết dưới đây
Bên cạnh những kiến thức về AIS, bạn cũng có thể tham khảo thêm về DTA trong bài viết dưới đây
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục