Tác giả: Phương Anh Nguyễn
Brand Executive là gì? Đóng vai trò là người điều hành, quản lý về thương hiệu cũng như các chiến dịch liên quan. Đây là vị trí không thể thiếu với những công ty, doanh nghiệp lớn hiện nay. Vậy, vị trí này được định nghĩa như thế nào? và liệu Brand Executive sẽ lựa chọn đồng hành hay xa rời với marketing cũng như điểm khác biệt của hai yếu tố này ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Brand Executive là một thuật ngữ tiếng Anh. trong đó, “brand” có ý nghĩa là “thương hiệu, nhãn hàng”, còn “executive” được hiểu là “điều hành”, “quản trị”. Giải thích tổng quát thì “brand executive” có ý nghĩa là “Giám đốc thương hiệu”.
Vậy, Giám đốc thương hiệu là gì?
Thực tế, chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với Lifebuoy, Zara, H&M, hay Starbucks,... Đây đều là những thương hiệu nổi tiếng ở nước ta hiện nay. và nhắc tới tên thôi là chúng ta hoàn toàn có thể biết được mặt hàng kinh doanh chính, công ty, hay trọn bộ những điều liên quan tới cái tên này. Và đó chính là sự nhận diện thương hiệu.
Sự nhận diện thương hiệu này chỉ có thể làm tốt nếu như bạn thực hiện được các chiến dịch truyền thông thương hiệu một cách hiệu quả nhất cũng như có được các sản phẩm, dịch vụ gắn liền với nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi ở đây chính là việc nhận diện thương hiệu được thực hiện hiệu quả nhất. Đó chính là công việc chính của Brand Executive.
Cơ bản thì bạn có thể hiểu Brand Executive chính là người chịu trách nhiệm và đảm nhận các nhiệm vụ, công việc liên quan tới quảng cáo thương hiệu cũng như truyền thông thương hiệu để khẳng định vị thế cũng như đem lại sự nhận diện thương hiệu ở công chúng mục tiêu một cách tốt nhất. Đây được xem là một vị trí quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay.
Xem thêm: Automation marketing là gì và quy trình triển khai hiệu quả nhất
Nói về ý nghĩa của Brand Executive, các bạn cần hiểu một cách sâu xa về mối liên hệ của thương hiệu với sự phát triển của công ty đó.
Thương hiệu hay nhãn hiệu không đơn giản chỉ là một cái tên mà nó còn thể hiện được sự lớn mạnh và cũng như sự ảnh hưởng của công ty đó trên thị trường, lĩnh vực mà công ty, doanh nghiệp bạn đang hoạt động.
Một cách cụ thể thì khi thương hiệu của bạn tạo được hiệu ứng ghi nhớ thì mỗi một sản phẩm mà bạn đưa ra đều sẽ có được một sự đón nhận khá tốt bởi tâm lý khách hàng về những trải nghiệm dịch vụ của họ. Để đánh giá sự hài lòng về trải nghiệm bạn có thể đo lường bằng chỉ số CSAT.
Ví dụ như tại thị trường Việt Nam, đa số mọi mặt hàng có nguồn gốc Nhật Bản đều rất được người tiêu dùng của nước ta tin tưởng lựa chọn. Bởi đa số người dùng đều có quan niệm rằng đồ của Nhật Bản rất tốt, uy tín và chất lượng. Vì thế mọi mặt hàng của Nhật đều rất được tin tưởng.
Hay nói đến việc mua xe máy chẳng hạn, đa số mọi người sẽ nghĩ ngay tới Honda, một trong những thương hiệu đến từ Nhật Bản. Điều này khẳng định bởi doanh số bán hàng của thương hiệu này luôn thuộc top trong các thương hiệu hoạt động tại Việt Nam.
Từ những ví dụ trên các bạn có thể biết được rằng một khi thương hiệu đã đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng thì những sản phẩm tiếp theo được ra mắt sẽ thừa hưởng lại những sự danh tiếng và tin tưởng đó. Đây sẽ là cách giúp cho doanh số được cải thiện và tăng lên một cách đáng kể. Những thương hiệu đó gọi là thương hiệu quốc gia, khi nó đã tổn tại lâu đời và tạo sự ảnh hưởng lớn.
Không những vậy, khi tên tuổi của nhãn hàng, thương hiệu được phủ sóng một cách rộng rãi thì sự cạnh tranh của bạn cũng sẽ được cải thiện một cách tốt hơn. Hầu hết người tiêu dùng thường thực hiện hành động mua hàng theo tâm lý. Vì thế, một khi đã là sự lựa chọn cũng như ăn sâu vào trong tiềm thức thì việc hành động lựa chọn, mua hàng sẽ được thực hiện một cách dễ dàng nhất. Khi bạn xác định mời các celeb làm đại sứ thương hiệu bạn phải các định khả năng ảnh hưởng, sự nổi tiếng cũng như đời sống ít scandal để truyền thông tích cực về sản phẩm.
Về cơ bản thì brand executive có ý nghĩa đến lợi nhuận của doanh nghiệp, sự tăng trưởng và cạnh tranh của công ty. Cùng với đó chính là việc liên kết và kết nối, vận dụng một cách tối đa các phương tiện truyền thông để đạt được các điều trên.
Chính xác hơn thì brand executive có ý nghĩa là người thực hiện việc kết nối sản phẩm, công ty với khách hàng. Làm sao để khách hàng có được sự lựa chọn sản phẩm phù hợp và công ty đem lại được lợi nhuận, sự tăng trưởng và phát triển. Nếu không có Brand executive thì việc kiểm soát hình ảnh thương hiệu sẽ là một vấn đề nan giải và khó khăn đối với khá nhiều doanh nghiệp, công ty hiện nay. Thương hiệu sẽ là hình ảnh đại diện cho công ty. Một khi thương hiệu hình ảnh này bị phá hủy thì sự phát triển là điều không bao giờ xảy ra. Vì vậy mỗi một thương hiệu nên có Brand identity để khách hàng có thể nhận diện, phân biệt chúng với những thương hiệu khác. Để xây được một bộ nhận diện đi sâu vào tâm trí khách hàng chính là một thành công lớn.
Xem thêm: Việc làm giám đốc thương hiệu tại đây!
Brand manager có lẽ là một chức danh mà các bạn đã nghe tới rất nhiều. vậy brand executive và brand manager giống hay khác nhau?
Thực tế, một cách khái quát thì hai vị trí, chức danh này tương đối giống nhau và thường được hiểu là một. Suy nghĩ này chắc chắn là điều mà rất nhiều người đã nghĩ tới. Thế nhưng, theo một cách chính xác và sâu xa nhất thì Brand Executive và Brand manager không giống nhau.
Nếu như xét tới vị trí chức danh quản lý cấp cao trong tiếng Anh thì các chức danh được sắp xếp từ cao xuống thấp như sau: Director - Executive - Manager - Leader - Supervisor.
Dựa trên bảng xếp hạng này thì Brand Executive sẽ là vị trí cao hơn so với Brand manager. Tuy nhiên, sẽ rất ít các công ty lại sử dụng cả 2 chức danh này. Thay vào đó họ sẽ sử dụng một trong hai để chỉ vị trí Giám đốc thương hiệu. Điều này xuất phát từ khá nhiều lý do.
- Thứ nhất là tùy thuộc vào quan niệm của từng quốc gia khác nhau mà việc sử dụng executive hay manager sẽ được áp dụng.
- Thứ hai đó là tùy theo các cấp quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình nào.
- Thứ ba đó là mức độ phát triển của công ty, doanh nghiệp đó ra sao.
- Thứ tư chính là tính chất, nhiệm vụ mà vị trí đó đảm nhận nhiều hay ít và liệu có kiêm nhiệm công việc gì hay không.
Mặc dù có sự phân chia cấp bậc, thế nhưng việc sử dụng brand executive hay brand manager đều sẽ được vận dụng một cách linh hoạt và dựa trên phong tục của quốc gia đó.
Có lẽ nhiều bạn sẽ cho rằng brand và marketing là một. Bởi thương hiệu sẽ phải dựa vào marketing thì mới có thể “nổi tiếng”. Thế nhưng, câu trả lời là không.
Với các chiến dịch marketing, thương hiệu có thể được quảng bá và được xuất hiện một cách nhiều hơn, dồn dập hơn.
Đó chỉ là đóng góp một phần cho thương hiệu mà thôi. Điều quan trọng đó là câu chuyện về sau của thương hiệu. Brand phải là điều mà sau khi chiến dịch marketing được thực hiện, nó vẫn tồn tại, đọng lại trong tâm trí của người tiêu dùng và sẵn sàng trở thành một khách hàng trung thành với thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Marketing chỉ đóng vai trò bề nổi của thương hiệu mà thôi. Về bản chất, thương hiệu sẽ được hình thành và tạo nên do nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số yếu tố quan trọng đó chính là những trải nghiệm, hành trình thực tế mà thương hiệu đã trải qua.
Nói đơn giản thì một chiếc xe thuộc thương hiệu Honda với việc quảng cáo về độ bền và tiết kiệm xăng. Thực tế liệu có phải như vậy? Để kiểm chứng được điều này thì người dùng sẽ phải trải nghiệm về chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng cùng những vấn đề liên quan thì mới có thể tin tưởng và lựa chọn đây là thương hiệu của cuộc đời mình.
Khái quát lại thì marketing sẽ là yếu tố tìm kiếm và thúc đẩy người mua hàng. Trong khi đó brand manager sẽ chịu trách nhiệm với nhãn hàng của mình và biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành. Và do đó, hai điều này cần nhau để có thể tạo được sự lớn mạnh của thương hiệu và công ty.
Trên đây là những thông tin chi tiết về brand executive. Mong rằng, qua những chia sẻ này, các bạn đã hiểu được brand executive là gì cũng như sự ảnh hưởng của vị trí quyền lực này.
Xem thêm: Tổng hợp về Affiliates là gì? Và kiếm tiền qua tiếp thị liên kết
Marketing assistant là gì? và cơ hội nghề nghiệp hot nhất!
Nếu sở hữu tình yêu với marketing đủ lớn và đang ươm ủ giấc mơ sự nghiệp tương lai bằng lựa chọn ngành này, chắc chắn rằng marketing assistant sẽ là một trong những vị trí công việc hấp dẫn bạn không thể chối từ. Được ví là cánh tay phải đắc lực của Marketing manager trong mọi hoạt động quản lý từ quảng cáo, kinh doanh, tiếp thị...marketing assistant nằm trong tốp những Marketer chuyên nghiệp nắm giữ mức lương cao ngất ngưởng với chính sách đãi ngộ hậu hĩnh. Vậy Marketing assistant là gì? Nhiệm vụ của một Marketing assistant có gì đặc biệt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây của timviec365.vn để có một cái nhìn đầy đủ nhất nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục