Tác giả: Đào Thanh Hồng
Burn out là tình trạng kiệt sức do kéo dài mức căng thẳng dẫn đến sự choáng ngợp không còn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của bản thân khiến cuộc sống trở nên tẻ nhạt. Hôm nay timviec365.vn sẽ hỗ trợ bạn tìm ra nguyên nhân dẫn đến Burn out là gì và cách khắc phục sao cho hiệu quả để cuộc sống của bạn mỗi ngày trở nên ý nghĩa hơn nhé.
Burn out là cụm từ phrasal verb với sự kết hợp giữa Burn là động từ và Out là giới từ. Động từ Burn trong tiếng Anh là làm nóng, thiêu cháy, đốt cháy. Còn giới từ out lại được hiểu là ở bên ngoài, ra ngoài, hiểu khi cả 2 từ gộp lại đó là đốt hết, đốt chạy, cháy kiệt sức.
Tổ chức y tế thế giới WHO có định nghĩa về burnout là một hiện tượng hội chứng nghề nghiệp khi không quản lý tốt công việc kéo dài căng thẳng tại nơi làm việc. Vì thế WHO nhấn mạnh rằng burnout là hiện tượng xảy ra trong môi trường làm việc và cũng không nên được sử dụng để mô tả đối với các lĩnh vực khác nữa. Khi bạn cảm thấy vô cảm, quá tải và không thể đáp ứng hết tất cả những kì vọng burnout xảy ra. Nó sẽ làm bạn không còn sự hứng thú, không có khả năng động lực để tiếp tục nếu tiếp tục xảy ra tình trạng này.
Burnout sẽ làm năng lượng năng suất của bạn giảm và cạn kiệt dần, bạn càng ngày càng cảm thấy vô vọng, bất lực thô lỗ và trở nên cáu gắt vô cùng. Cuối cùng bạn lại cảm thấy rằng như mình không thể nào còn một thứ gì để cho đi. Mọi lĩnh vực của cuộc sống đều bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực của sự kiệt sức bắt đầu từ các việc nhỏ nhất trong cuộc sống gia đình cho tới những mối quan hệ đối với đời sống xã hội. Sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng mà còn thể chất cũng bị tác động nhiều nếu kiệt sức kéo dài vì thế bạn cần phải tìm cách để đối diện và mau chóng vượt qua tình trạng này.
Quá trình burn out xảy ra từ từ, khó nhận ra những dấu hiệu và triệu chứng lúc ban đầu tuy nhiên dần dần nó sẽ ngày càng trở nặng và tồi tệ hơn. Các dấu hiệu của người bị kiệt sức nghề nghiệp như:
- Chiếm phần thời gian lớn về sự mệt mỏi, sức tàn lực kiệt.
- Thường xuyên ốm đau vì bị giảm sức đề kháng.
- Hay bị đau cơ đau đầu.
- Ăn uống có sự thay đổi, ăn nhiều hơn hoặc chán ăn.
- Chất lượng kém đi nhiều trong giấc ngủ.
- Hay nghi ngờ bản thân, hay có cảm giác thua cuộc thất bại.
- Cảm thấy cả thế giới đang quay lưng với mình, cảm thấy cô độc.
- Không còn động lực để phấn đấu
- Có các suy nghĩ tiêu cực và hoài nghi với bản thân.
- Giảm đi cảm giác hoàn thành công việc và giảm sự hài lòng.
- Thường xuyên trốn tránh đi trách nhiệm.
- Cô lập bản thân mình ra khỏi người khác.
- Để hoàn thành công việc phải chần chừ và mất nhiều thời gian.
- Sử dụng rượu, thuốc, đồ ăn để đối phó.
- Trút đi sự thất bại thua cuộc của mình lên người khác.
- Đi sớm về muộn hoặc nhảy việc.
Kết quả của việc kéo dài căng thẳng là sự kiệt sức tuy nhiên nó lại khác hoàn toàn khi chịu nhiều stress. Căng thẳng nói chung liên quan tới nhiều áp lực không chỉ đối với tinh thần mà thể chất cũng vậy. Tuy vậy thì người căng thẳng sẽ cảm thấy tốt hơn khi họ vẫn nghĩ mình sẽ kiểm soát được mọi thứ.
Bên cạnh đó Burn out lại cảm thấy không đủ nghĩa là họ đang cảm thấy kiệt sức tinh thần, trống rỗng, không có sự quan tâm và động lực thêm nữa. Thường sẽ không thấy bất kỳ hy vọng hay thay đổi tích cực nào mà người bị kiệt sức thay đổi tích cực trong mỗi trường hợp. Bạn sẽ cảm thấy mình chìm ngập trong trách nhiệm nếu quá mức căng thẳng do đó kiệt sức là cảm giác trôi sạch toàn bộ trách nhiệm. Bạn sẽ không chú ý tới việc xảy ra burn out khi bạn thường ý thức được bản thân đang chịu nhiều stress.
Công việc của bạn là sự bắt nguồn cho việc kiệt sức. Ai cũng sẽ có nguy cơ bị kiệt sức nếu cảm thấy đàn bị đánh giá thấp và làm việc quá sức. Từ các nhân viên văn phòng vô cùng chăm chỉ cho tới những bà mẹ nội chợ ở nhà chăm sóc con cái. Tuy nhiên kiệt sức không chỉ do quá nhiều trách nhiệm hay công việc căng thẳng mà còn có những yếu tố khác tác động vào burn out đó là đặc điểm tính cách, lối sống hàng ngày của bạn. Những điều bạn làm và cách nhìn nhận thế giới bên ngoài thực tế của bạn sẽ đóng vai trò khá lớn dẫn đến burn out.
- Cảm giác có quá ít hay không thể kiểm soát được khối lượng công việc.
- Thiếu đi sự khen thưởng công nhận cho công việc hoàn thành tốt.
- Kỳ vọng công việc không quá khắt khe, không quá rõ ràng.
- Công việc không có tính thử thách hoặc quá đơn điệu.
- Làm việc trong một môi trường có quá nhiều yếu tố gây căng thẳng, áp lực.
- Không có nhiều thời gian để thư giãn gặp bạn bè.
- Thiếu đi những mối quan hệ nâng đỡ, gần gũi.
- không có đủ sự giúp đỡ đối với người khác và nhận quá nhiều trách nhiệm
- Thường xuyên trong tình trạng bị thiếu ngủ, mất ngủ liên tục.
- Không có gì là đủ tốt với xu hướng cầu toàn.
- Có cái nhìn tiêu cực bi quan về thế giới và bản thân.
- Cần kiểm soát toàn bộ mọi thứ và miễn cưỡng giao phó nó cho người khác.
- Đặt mục tiêu quá cao.
Nếu như công việc hiện tại làm bạn cảm thấy quá đơn điệu, làm bạn phải vội vã và không có sự thỏa mãn khiết bạn kiệt sức. Tốt nhất hãy nên từ bỏ ngay công việc đó mà thay vào đó là một công việc bạn yêu thích. Bạn cần tìm ra nhiều nhất sự chọn lựa trong công việc hiện tại còn không hay chọn một công việc mình thật sự yêu thích nhé.
Đối với nhiều người trong chúng ta tất nhiên thay đổi công việc không hẳn là một giải pháp thiết thực có thể tham khảo thêm những cách khác bởi dù thế nào nào hàng tháng bạn vẫn có các hóa đơn đang đợi chờ.
Như đã đề cập ở phía trên thì bất kỳ một công việc nào cũng sẽ có ít hay nhiều các vai trò cụ thể hay tập trung khai thác vào những khía cạnh bạn yêu thích ngay cả khi đó chỉ là trong bữa trưa ta có cơ hội trò chuyện với đồng nghiệp. Đối với công việc của bạn thì có thể thay đổi thái độ hỗ trợ bạn có các giác kiểm soát và có mục đích hơn.
Hãy tìm kiếm ý nghĩa và sự hài lòng từ đối tượng khác nếu bạn chán ghét công việc của mình chẳng hạn như bạn bè, gia đình, công việc tự nguyện hay sở thích bản thân, hãy tập trung vào những phần đó mà mang lại niềm vui trong cuộc sống.
Ở nơi làm việc có nhiều mối quan hệ sẽ làm bạn giảm đi sự đơn việc trong công việc và chống lại những tác động của burnout. Có bạn bè đồng nghiệp để đùa giỡn, trò chuyện sẽ làm bạn giảm đi sự căng thẳng. Nhất là khi bạn không thể hoàn thành được công việc khi công việc đòi hỏi cao, cải thiện hiệu suất công việc của bạn khi có bạn bè nơi làm việc.
Không thể tránh khỏi những lúc kiệt sức, điều nên làm lúc đó là nên nghỉ ngơi an toàn, sử dụng hết các ngày nghỉ ốm đi nghỉ mát hay xin nghỉ phép tạm thời hay bất cứ giải pháp nào khác để loại bạn ra khỏi tình trạng đó. Hãy tận dụng thời gian để bản thân được nạp năng lượng, tìm mọi cách để bản thân được sạc đầy pin. Thiền, yoga và thở sâu kích hoạt phản ứng thư giãn đối với cơ thể hãy chăm chỉ luyện tập.
Để giải tỏa căng thẳng kiệt sức một liều thuốc tốt và tập thể dục. Hãy đặt mục tiêu tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút hay chia ra thành những đợt động tác ngắn mỗi đợt 10 phút. Tâm trạng của bạn sẽ được cải thiện khi đi bộ trong 10 phút. Ngoài ra có thể tham gia thể dục nhịp điệu, võ thuật, bơi lội ngay cả nhảy múa cũng sẽ giúp bạn giảm căng thẳng.
Vừa rồi là những thông tin giúp mọi người tìm hiểu về khái niệm Burn out là gì và những giải pháp hiệu quả khắc phục tính trạng này. Hãy luôn làm mới bản thân dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tìm hiểu chính mình giúp cho cuộc sống ngày một hạnh phúc ý nghĩa hơn. Chúc quý độc giả luôn có nhiều sức khỏe và không quên ghé qua timviec365.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết hay và thú vị khác nhé.
Paranoia là gì? Những căn bệnh nguy hiểm bắt đầu từ chứng hoang tưởng
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin Paranoia là gì và những triệu chứng liên quan? Cùng tham khảo bài viết thú vị sau để nắm rõ hơn nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục