Quay lại

Business Plan là gì, các bước lập kế hoạch kinh doanh chuẩn nhất?

Tác giả: Phạm Dịu

Business plan là gì chắc chắn là vấn đề nhiều người quan tâm khi muốn tham gia vào các hoạt động hoặc các doanh nghiệp liên quan tới kinh doanh. Vậy thực chất business plan là gì, tại sao cần lên Business plan? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời ngay dưới bài viết dưới đây!

Việc làm Nhân viên kinh doanh

1. Business plan là gì, các thành phần cơ bản trong Business plan?

1.1. Business plan là gì?

Hiểu đơn giản thì Business plan chính là bản kế hoạch kinh doanh có tổ chức gồm một hoặc nhiều ý tưởng kinh doanh cho doanh nghiệp. Business plan định hướng doanh nghiệp sẽ hoạt động theo định hướng như thế nào và làm thế nào để nó phát triển.

1.2. Strategic business plan là gì?

Strategic business plan là kế hoạch chiến lượng hoàn chỉnh. Đây là bản kế hoạch chiến lược của tổ chức doanh nghiệp được hoạch định bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ, các chiến lược tăng trưởng của nó được xác định theo từng giai đoạn.

1.3. Business Plan có độ dài bao nhiêu?

Thông thường, Business Plan sẽ không bị hạn chế về độ dài. Bản kế hoạch kinh doanh này có thể dài hay ngắn nhưng cần đảm bảo đầy đủ ý như chiến lược, chiến thuật kinh doanh, các cột mốc quan trọng, các nhiệm vụ và trách nhiệm cũng như những dự báo tài chính: dòng tiền, ngân sách, chi phí.

Business plan là kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

1.4. Các thành phần của kế hoạch chiến lược hoàn chỉnh

Kế hoạch kinh doanh tổng thể chính là phương hướng phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Thông thường, chiến lược hoàn chỉnh này sẽ bao gồm các thành phần chính sau:

- Thể hiện tuyên bố về sứ mệnh của doanh nghiệp

- Nêu lên các nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp

- Kế hoạch, định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp cho các đơn vị kinh doanh chiến lược và cho toàn doanh nghiệp.

- Kế hoạch, định hướng phân bổ nguồn lực tới các đơn vị kinh doanh chiến lược.

- Những nguyên tắc cơ bản về hoạt động cũng như các giá trị văn hoá cốt lõi mà doanh nghiệp theo đuổi trong quá trình kinh doanh.

2. Tại sao cần lập business plan?


Lập business plan chính là khâu vô cùng quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp. Nếu có bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ, chi tiết sẽ mang tới vô vàn những lợi ích cho doanh nghiệp. 

Việc làm quản trị kinh doanh tại Hồ Chí Minh

2.1. Cơ sở để doanh nghiệp đánh giá tính khả thi của ý tưởng

Ý tưởng chính là khởi nguồn cho mọi kế hoạch. Do đó khi thực hiện lập kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ đánh giá được ý tưởng kế hoạch này có khả thi không, cần thực hiện cải thiện gì không. Vì thế, việc lập kế hoạch kinh doanh giúp bạn định hướng chiến lược, đánh giá tính khả thi của ý tưởng ngay từ lúc bắt đầu.

2.2. Giúp xác định mục tiêu doanh nghiệp

Ý tưởng là khỏi đầu, mục tiêu chính là đích đến doanh nghiệp bạn sẽ nhắm tới. Khi xây dựng được business plan rõ ràng sẽ giúp bạn thực hiện mục tiêu, điều chỉnh chúng sao cho phù hợp thực tế. Khi đã có mục tiêu thì việc đưa ra con đường tới mục tiêu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

2.3. Giúp đánh giá các cơ hội phát triển doanh nghiệp

Khi phân tích business plan, bạn sẽ nắm được điểm - mạnh yếu của doanh nghiệp cũng như những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Khi đã nhận diện được đối thủ cạnh tranh dù trực diện hay tiềm ẩn sẽ có thể gặp. Từ đó, bạn sẽ có chiến lược cải thiện năng lực doanh nghiệp đồng thời hình thành nên các định hướng thích nghi với môi trường kinh doanh bên ngoài.

Business plan coa vai trò quan trọng trong doanh ngiệp

2.4. Hỗ trợ điều tiết, quản lý vận hành doanh nghiệp

Một business plan hoàn chỉnh giúp bạn hình dung được hướng phát triển sắp tới của doanh nghiệp. Đây chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp phát triển theo đúng hướng.

Bạn có thể thực hiện tối ưu hóa năng lực doanh nghiệp đồng thời đề ra những phương án phối hợp giữa các phòng ban được chính xác hơn. Thông qua đó giúp hạn chế thấp nhất các rủi ro cũng như mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Người tìm việc

2.5. Giúp thu hút vốn đầu tư

Một dự án được đầu tư, hoạch định chi tiết sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn nhiều so với các kế hoạch thiếu khả thi. Với những kế hoạch, định hướng xác định được mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn nhất định sẽ được đánh giá cao hơn. Do đó, business plan  chính là công cụ tuyệt vời giúp bạn gọi vốn cho doanh nghiệp.

3. Hướng dẫn các bước lập business plan hoàn hảo

3.1. Tìm hiểu thị trường

Trước khi hình thành business plan hiệu quả, bạn phải tìm hiểu kỹ thị trường nhất là các doanh nghiệp hay ngành bạn đang hoạt động. Bạn chắc chắn sẽ phải nghiên cứu rất nhiều vấn đề liên quan tới lĩnh vực này. Đó có thể là các thông tin liên quan tới ngành này, các xu hướng phát triển chung trong ngành hoặc thậm chí lấy ý kiến của những người trong ngành để hiểu thêm về lĩnh vực này. 

Nếu bạn đang kinh doanh dưới hình thức start-up, hãy xem xét mình kinh doanh gì, mức cạnh tranh trên thị trường như thế nào? Nếu gia nhập ngành dễ dàng thì đây là ngành có rào cản thấp với nhiều đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp không có sự khác biệt hay lợi thế cạnh tranh sẽ khó có thể tồn tại được. 

Khi đã xác định sản phẩm, nguồn hàng, hãy xác định về địa điểm kinh doanh lý tưởng. Hình thức kinh doanh là bán trực tiếp hay online, nguồn vốn là bao nhiêu, địa điểm kinh doanh là gì,...

3.2. Xác định mục tiêu của kế hoạch

Một business plan hoàn hảo sẽ thể hiện tầm nhìn doanh nghiệp trong tương lai, đưa ra các chỉ dẫn để bạn và doanh nghiệp bám sát, hoàn thiện. Thông qua đó giúp bạn thu hút được những đơn vị đầu tư tiềm năng nhất. 

Dù bạn có nguồn vốn lớn không cần đầu tư ngoài nhưng trong kinh doanh, nếu bạn không có những mục tiêu phù hợp, bản kế hoạch sẽ trở nên vô nghĩa. Nguồn vốn bạn đang có cũng sẽ nhanh chóng cạn dần. 

Do đó, bạn cần xác định mục tiêu đảm bảo cụ thể, rõ ràng. Dưới thời điểm phát triển như ngày nay, nếu bạn cứ mãi dậm chân tại chỗ, bạn sẽ nhận ra rằng cả thế giới đang đi trước bạn rất xa rồi. Mục tiêu bạn đưa ra phải rõ ràng nhất có thể để giúp bạn tránh được sự nhầm lẫn trong khi lập ra kế hoạch

Mục tiêu cần đo lường được. Nếu muốn kinh doanh bạn cần chỉ ra được doanh thu mình cần thu về là bao nhiêu, mức tăng cụ thể là bao nhiêu? Đồng thời mục tiêu cần đảm bảo tính khả thi. Bạn có thể đưa ra mục tiêu tăng doanh thu lên gấp bội phần o với năm vừa rồi. Tuy nhiên, mục tiêu này cần đảm bảo được tính khả thi. Đừng đưa ra những mục tiêu viển vông khó thực hiện hoặc những mục tiêu giới hạn bạn thực hiện dễ dàng không cần cố gắng thì chúng cũng sẽ trở nên vô nghĩa.

Mục tiêu cần thực tế và phải có kỳ hạn. Hãy đưa ra mốc thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Nếu chỉ đặt ra mục tiêu và để đó, bạn chắc chắn sẽ không bao giờ đạt được chúng trong thực tế. 

3.3. Tìm hiểu insight khách hàng

Để kinh doanh thành công và bán được nhiều sản phẩm, nhiều lợi nhuận, điều đầu tiên bạn cần xác định là khách hàng. Hãy xác định họ là ai, họ ở đâu, độ tuổi như thế nào là phù hợp, mức thu nhập của họ ra sao, đặc điểm hành vi của họ như thế nào?

Chỉ khi bạn đã hiểu được đối tượng khách hàng của mình, bạn mới nắm được nhu cầu tiềm thức của họ. Đồng thời, hãy đưa ra các chiến lược đáp ứng nhu cầu khách hàng tiềm năng một cách hoàn hảo nhất, thậm chí là cần tốt hơn cả đối thủ cạnh tranh.  Hiện việc tìm hiểu insight khách hàng này do bộ phận marketing thực hiện chủ yếu thông qua các công cụ đo lường và mạng xã hội.

Việc làm chuyên viên marketing

Business plan hoàn hảo thường sẽ trải qua nhiều bước khác nhau

3.4. Xây dựng kế hoạch marketing

Hãy xác định hình thức kinh doanh của bạn là online hay offline. Hiện nay có rất nhiều kênh bán hàng thông dụng được nhiều người lựa chọn như facebook,  youtube, blog, website, … Việc bán hàng trên các kênh online này giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí trong khi mức độ tiếp cận khách hàng là vô cùng nhanh chóng.  Nếu bạn chưa thực sự am hiểu các công cụ hỗ trợ marketing , bạn có thể dễ dàng tìm hiểu chúng trên google hoặc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để áp dụng.  

Hãy nghiên cứu rằng kế hoạch của mình sẽ sử dụng phương tiện gì để truyền thông, quảng bá những sản phẩm đó đến với khách hàng. Bạn cần xây dựng các giai đoạn cụ thể, những công việc cụ thể cho từng giai đoạn này đồng thời đảm bảo ngân sách cho từng giai đoạn thực hiện.

3.5. Tổ chức nhân sự thực hiện Business plan

Bạn cần lên kế hoạch chính xác về sơ đồ nhân sự cho doanh nghiệp, thể hiện đầy đủ nhiệm vụ của từng nhân viên. Đây là cách giúp định hướng công việc rõ ràng nhất, tránh chồng chéo hay lãng phí nguồn nhân lực. Các bộ phận thường bao gồm: bộ phận kinh doanh, bộ phận marketing, bộ phận nhân sự, bộ phận sản xuất...

Đồng thời bạn hãy lập các chỉ tiêu về KPI để đánh giá nhân lực đi kèm với chính sách khen thưởng hay xử phạt thích hợp cho từng vị trí.

Việc làm quản lý nhân sự

3.6. Lập kế hoạch kinh doanh

Hãy phác thảo Business plan của bạn và xác định những yếu tố ảnh hưởng tới công tác kinh doanh này. Thực hiện phân tích các ảnh hưởng của những yếu tố này tới hoạt động kinh doanh của bạn như thế nào. Business plan chính là lộ trình đưa doanh nghiệp tới thành công, định hướng ban đầu bạn hoạch định ra. Chúng thể hiện cho các nhà đầu tư rằng bạn đang làm gì, lý do tại sao họ nên đầu tư cho kế hoạch của bạn. 

Cấu trúc chuẩn cho một Business plan hoàn hảo thường sẽ bao gồm các phần :tóm tắt dự án, giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, kế hoạch sản xuất, kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự,  phân tính vĩ mô - vi mô, hoạch định tài chính. 

>>> Vạch ra một kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn đầu như xác định mặt bằng kinh doanh ở đâu là rất quan trọng. Bạn đọc quan tâm có thể xem ngay hợp đồng thuê nhà kinh doanh mới nhất

Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn nắm được Business plan  là gì. Hãy thực hiện lập chiến dịch Business plan ngay hôm nay và có những hoạch định chiến lược phù hợp giúp bạn đạt được những thành công trong tương lai nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-