Quay lại

Các vị trí trong phòng bán hàng không thể bỏ lỡ trong sự nghiệp

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Nhắc tới nhân viên bán hàng người ta sẽ cho rằng ai cũng có thể làm được, có lẽ cũng bởi nghề này đã quá quen thuộc, phổ biến. Tuy nhiên, đi sâu hơn bạn sẽ biết một phòng bán hàng có rất nhiều vị trí khác nhau có tính chất và độ khó dễ thực hiện khác nhau mà không phải ai cũng thích hợp để đứng vào tất cả các vị trí. Vậy nên việc tìm hiểu các vị trí trong phòng bán hàng được cho là nhiệm vụ quan trọng để giúp bạn chọn đúng nghề, làm đúng vị trí phù hợp với bản thân.

Việc làm bán hàng

1. Vị trí việc làm nhân viên bán hàng trong phòng bán hàng

Nhiều người chỉ biết đơn thuần bán hàng là việc buôn bán sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ nào đó cho nên chắc chắn sẽ khó băn khoăn trước thuật ngữ nhân viên bán hàng chỉ một vị trí trong phòng bán hàng. Về bản chất, nhân viên bán hàng là một trong số các vị trí trong phòng bán hàng phổ biến nhất mà ai cũng biết, đó là công việc nhân viên bán hàng. 

Tìm hiểu các vị trí trong phòng bán hàng

Không khó để hiểu về việc làm nhân viên bán hàng vì có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của họ tại bất cứ nơi đâu, trong một quán tạp hóa nhỏ, đến các cửa hàng tiện ích và thậm chí ở những cửa hàng có quy mô rộng lớn, sang trọng trong các trung tâm thương mại cũng nườm nượp đội ngũ nhân viên bán hàng làm nhiệm vụ. Vị trí nhân viên bán hàng rất đa dạng về lĩnh vực, bạn có thể trở thành một người bán hàng cho sản phẩm thời trang, nhân viên bán hàng trang sức, nhân viên bán hàng lưu niệm,... nói chung tất cả những sản phẩm hàng hóa hay đến cả các dịch vụ đều có đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên biệt. 

Không chỉ xuất hiện trực tiếp tại các cơ sở có sản phẩm bày bán mà nhân viên bán hàng còn có thể xuất hiện thông qua hình thức gián tiếp khi họ là người bán hàng online. Họ có thể giao dịch, trao đổi với khách hàng thông qua các phương thức liên hệ trực tuyến để hỗ trợ giải đáp thắc mắc hay tư vấn sản phẩm. Họ có thể ngồi làm việc cùng phòng với đội ngũ chăm sóc và tìm kiếm khách hàng, hay còn gọi là nhân viên telesales.

Tuy nhiên những người làm tại vị trí này thường khi sẽ tiếp xúc trực tiếp với các “thượng đế” - khách hàng nhiều hơn. Họ làm các nhiệm vụ để việc bán hàng có hiệu quả như liên hệ với khách, tư vấn cho khách nắm bắt được sản phẩm của công ty cung cấp. Mục đích chính là để giúp khách hàng đi từ hiểu cho đến việc dễ dàng chọn lựa được những dịch vụ hay sản phẩm phù hợp, ưng ý. 

Việc làm nhân viên bán hàng

Gọi là nhân viên bán hàng nhưng ngoài nhiệm vụ bán hàng thì họ còn thực hiện công việc giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng đối với sản phẩm, với dịch vụ để có thể qua đó tạo cho khách cảm giác hài lòng và thúc đẩy doanh thu cho công ty.

Trong tất cả các vị trí của phòng bán hàng thì nhân viên bán hàng được đánh giá có chức năng, vai trò quan trọng, đặc biệt có tác động lớn đối với những doanh nghiệp hoạt động thiên về bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Với một đội ngũ bán hàng giỏi thì đương nhiên sẽ thu hút hiệu quả những tập khách hàng tiềm năng để từ đó giúp cho doanh nghiệp mỗi ngày một phát triển. 

2. Vị trí việc làm đại diện bán hàng trong phòng bán hàng

Nhân viên đại diện bán hàng trong phòng bán hàng

Đại diện bán hàng là vị trí có chức danh cao hơn một bậc so với nhân viên bán hàng, nó tương tự với vị trí việc làm nhân viên sale admin. Thuật ngữ tiếng Anh này có nghĩa nói về những người không trực tiếp bán sản phẩm mà đảm đương ở những nhiệm vụ “phía sau cánh gà”. Vậy thực chất nhân viên giám sát bàn hàng làm gì trong phòng bán hàng?

Tại vị trí này, họ cũng có những công việc tương tự với công việc của người nhân viên bán hàng nhưng tương xứng với sự cao hơn ở một cấp cho nên việc làm của người giám sát cũng có vài phần phức tạp hơn. Cụ thể là phức tạp hơn trong khâu làm thủ tục, giấy tờ, trong các nhiệm vụ chăm sóc khách hàng, tiếp nhận các đơn hàng từ khách hàng và đối tác, đồng thời còn có nhiệm vụ tìm hiểu phương thức hoạt động của đối thủ để triển khai các chiến lược phù hợp hơn, tốt hơn cho công việc bán hàng. 

Người đại diện bán hàng làm công việc gì?

Một trong những công việc mà có phối hợp mật thiết với nhân viên bán hàng đó chính là xây dưng các chiến lược quan trọng trong việc mở rộng thêm mạng lưới các nhà phân phối và đại lý và giao lại cho bộ phận bán hàng. 

Trên cấp của người nhân viên đứng bán hàng bên ngoài các cửa hàng, địa điểm kinh doanh nhưng dưới quyền Supervisor và vị trí Director cho nên giám sát bán hàng sẽ nằm trong vùng quản lý của hai bộ phận này, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tổ chức được hai bộ phận này ở trong phòng bán hàng.

Tuyển đại diện bán hàng

3. Việc làm nhân viên quản lý bán hàng

Người nhân viên quản lý bán hàng có nhiệm vụ quan trọng trong vai trò của một nhà quản lý khi họ phải điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phòng bán hàng, triển khai tất cả những công việc liên quan đến bán hàng dựa trên kế hoạch chung mà công ty đưa ra. Người nhân viên quản lý bán hàng sẽ đưa ý kiến để trực tiếp chỉ đạo cấp dưới của mình, xây dựng chiến lược, lập kế hoạch cho hoạt động bán hàng để đảm bảo có hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn.

Việc làm nhân viên quản lý bán hàng

Thêm vào đó, người quản lý bán hàng còn phải quản lý chặt chẽ mọi hoạt động, sự thực thi nhiệm vụ của nhân viên cấp dưới và thực hiện các công tác chỉ đạo của Manager hay Director nếu như ở doanh nghiệp đó có tổ chức hai vị trí này.

Theo đó, với tất cả nhiệm vụ và tình hình thực hiện nhiệm vụ của nhân sự cấp dưới, người nhân viên quản lý bán hàng sẽ phải làm báo cáo chi tiết gửi lên cấp trên nắm được.

Tuyển quản lý bán hàng

4. Các vị trí trong phòng bán hàng không thể thiếu việc làm giám sát bán hàng

Với vị trí công việc giám sát bán hàng người đảm nhận sẽ phải chịu mọi trách nhiệm trong hoạt động giám sát việc bán hàng, giám sát cả việc kinh doanh. Đồng thời nhận nhiệm vụ đào tạo, hướng dẫn nhân lực chưa có kinh nghiệm trong nghề bán hàng một cách chi tiết để họ biết cách bán hàng hiệu quả hơn.

Sở dĩ doanh nghiệp cần nhân lực cho vị trí giám sát bán hàng bởi lẽ đội ngũ nhân viên bán hàng quá đông. Một doanh nghiệp có thể có nhiều chi nhánh, nhiều điểm bán hàng và cứ mỗi một điểm lại có nhiều nhân viên bán hàng tại cửa hàng. Không những thế, còn rất nhiều bộ phận thực hiện công việc liên quan trực tiếp để phục vụ và hỗ trợ công tác bán hàng, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. 

Giám sát bán hàng

Với một số lượng đông và một cơ cấu không hề đơn giản như vậy thì chắc chắn rồi, một đôi tay không thể thâu tóm được toàn bộ để quản lý tốt. Chính vì thế mà các lãnh đạo của doanh nghiệp cần có những đôi mắt đáng tin cậy thay họ giám sát thật chặt chẽ từng khâu, từng nhiệm vụ cho tới từng nhân lực. 

Điều đó cho thấy rằng, một nhân viên giám sát bán hàng chính là đôi mắt, là cánh tay đắc lực của ban lãnh đạo công ty, thay mặt cho họ quan sát mọi việc để đảm bảo mọi thứ diễn ra thuận lợi và suôn sẻ nhất. Ở vị trí này, khi bạn làm tốt công việc của mình thì sẽ được cất nhắc lên vị trí cao hơn, có thể là vị trí trưởng phòng bán hàng 

Nói tới đây, hãy cùng Phượng tìm hiểu để biết trưởng phòng bán hàng làm gì và con đường phát triển của vị trí này cụ thể ra sao nhé.

CV

5. Vị trí việc làm Trưởng phòng bán hàng trong phòng bán hàng

Trưởng phòng bán hàng là một thuật ngữ chuyên ngành chỉ người quản lý bán hàng. Dường như toàn bộ mọi hoạt động liên quan đến nhiệm vụ bán hàng của doanh nghiệp đều do người trưởng phòng thâu tóm, nắm bắt. Lúc này, tất cả các kết quả bán hàng, thực trạng phát triển của hoạt động bán hàng và hoạt động, việc thực hiện các công tác, nhiệm vụ của phòng bán hàng đều do người trưởng phòng bán hàng báo cáo trực tiếp lên cấp lãnh đạo. 

Quản lý bán hàng trong phòng bán hàng

Quản lý bán hàng cũng được gọi là Sales Admin sẽ làm những công việc cụ thể nào trong nghiệp vụ quản lý của mình? 

Với tư cách là trưởng phòng bán hàng, họ sẽ quản lý toàn bộ đội ngũ nhân lực của phòng bán hàng bao gồm cả nhân viên bán hàng, các vị trí nhân viên giám sát bán hàng, người điều hành hoạt động bán hàng hay người đại diện bán hàng. Ngoài nhận báo cáo của các bộ phận này thì để nâng cao trách nhiệm với công việc, đúng với trách nhiệm được giao phó ở vị trí này thì chắc chắn họ còn phải chủ động, trực tiếp hiểu từng người, nắm từng vị trí và biết rõ ai làm công việc gì và làm như thế nào. 

Những vị trí quan trọng của phòng bán hàng

Ngoài những nhiệm vụ trên thì trưởng phòng bán hàng còn làm các công tác như quản trị về mặt hành chính của phòng bán hàng, đưa ra những mục tiêu cho chương trình hành động bán hàng, nghiên cứu thị trường cạnh tranh và thị trường bán hàng tiềm năng để đưa ra các phương án hiệu quả.

Tìm việc làm

Như vậy, qua bài viết này, Phượng mong bạn đã nắm được các vị trí trong phòng bán hàng. Từ đây, việc xác định một vị trí phù hợp nhất với bạn cũng sẽ dễ dàng hơn đấy nhé.

Các vị trí trong phòng kinh doanh

Hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp được cho là nòng cốt giúp doanh nghiệp duy trì tất cả các hoạt động. Chính vì thế mà dường như đơn vị nào cũng chú trọng tuyển dụng cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, với người tìm việc, không giống như những gì bạn đã nghĩ về hoạt động kinh doanh chỉ có một vị trí quan trọng và chiếm đông đảo nhấn sự là nhân viên kinh doanh, mà có rất nhiều vị trí khác nhau phù hợp với từng đặc thù chuyên môn. Vậy thực chất có những vị trí nào trong phòng kinh doanh mà bạn cần nắm bắt được? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây bạn sẽ thực sự hiểu về các vị trí trong phòng kinh doanh.

Các vị trí trong phòng kinh doanh
 

Hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp được cho là nòng cốt giúp doanh nghiệp duy trì tất cả các hoạt động. Chính vì thế mà dường như đơn vị nào cũng chú trọng tuyển dụng cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, với người tìm việc, không giống như những gì bạn đã nghĩ về hoạt động kinh doanh chỉ có một vị trí quan trọng và chiếm đông đảo nhấn sự là nhân viên kinh doanh, mà có rất nhiều vị trí khác nhau phù hợp với từng đặc thù chuyên môn. Vậy thực chất có những vị trí nào trong phòng kinh doanh mà bạn cần nắm bắt được? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây bạn sẽ thực sự hiểu về các vị trí trong phòng kinh doanh.

Các vị trí trong phòng kinh doanh
 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-