Tác giả: Nguyễn Thơm
Trong thời điểm nền kinh tế đang dần bão hòa, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao, đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ. Việc áp dụng các cách tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp sẽ giúp cho các sản phẩm sẽ có giá thành thấp hơn, thu hút được nhiều người tiêu dùng. Hãy cùng khám phá top 10 cách tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp nhé!
Tiết kiệm chi phí chính là cách để các doanh nghiệp có thể giảm được giá thành sản phẩm, giúp kích thích hành vi mua của khách hàng, giúp họ được mua sản phẩm với mức giá hời hơn. Đây cũng là cách để doanh nghiệp có thể gia tăng khoảng cách cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, thương hiệu khác.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được mức lợi nhuận cao hơn, thu hút các nhà đầu tư để mở rộng kinh doanh, mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường. Việc tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp không những mang lại lợi ích cho bản thân những người quản trị mà còn mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng liên quan khác.
Có rất nhiều cách tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Bài viết này sẽ bật mí cho các bạn 10 cách để tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất. Xem ngay thông tin tại phần 2.
Các doanh nghiệp cần xây dựng một bộ máy nhân sự tối giản nhất để đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc hợp nhất các phòng ban hay cắt giảm số lượng nhân viên để giảm chi phí khi trả lương nhân viên.
Tuy nhiên, cần phải xem xét phương án cụ thể mới bắt đầu thực hiện, tránh gây xáo trộn, mất ổn định trong quá trình cắt giảm nhân sự, ảnh hưởng tới tâm lý của các nhân viên trong doanh nghiệp.
Sử dụng thực tập sinh là một lựa chọn không tồi đối với các doanh nghiệp. Với mỗi bạn thực tập sinh, doanh nghiệp sẽ chỉ cần phải trả từ khoảng 1 - 5 triệu đồng một tháng. Thay vì thuê thêm một nhân viên có kinh nghiệm thì doanh nghiệp có thể tuyển dụng vài ba bạn thực tập sinh.
Đối với thực tập sinh, đây là nguồn nhân lực mới, dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng lại sở hữu nền tảng kiến thức chắc chắn. Vì còn trẻ nên các bạn rất ham học hỏi và có thể đưa ra các ý kiến sáng tạo mới mẻ và độc đáo.
Ngoài ra, nếu nhận thấy ở một số vị trí trong doanh nghiệp có số lượng đầu việc ít, không thường xuyên thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự ở vị trí đó để thuê nhân sự khi cần thiết. Nhờ đó, vừa tiết kiệm được lương hàng tháng, vừa tiết kiệm chi phí liên quan đến các chế độ đãi ngộ khác cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí duy trì văn phòng bằng cách cho nhân viên làm việc tại nhà. Mỗi một tuần, doanh nghiệp có thể cho nhân viên làm việc ở nhà một ngày thì sẽ giúp tiết kiệm được các chi phí điện nước trong văn phòng.
Với các doanh nghiệp có môi trường làm việc đặc biệt (nhà máy, công trường, xưởng sản xuất) thì cần trang bị sẵn sàng các trang phục bảo hộ cho nhân viên. Có thể ban đầu các chi phí cho việc đầu tư sẽ khá cao. Tuy nhiên, về lâu về dài, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí hoạt động, giảm được số tiền liên quan đến việc đền bù, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội,... cho nhân viên.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên tổ chức cho nhân viên khám sức khỏe định kỳ để hạn chế bệnh tật. Hành động này vừa giúp cho người lao động cảm thấy được quan tâm, họ sẽ gắn bó và cống hiến nhiều hơn; vừa giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu số lượng nhân viên nghỉ việc do các vấn đề về sức khỏe trong quá trình làm việc.
Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng cách thức trả lương theo năng lực, đặt KPI cho nhân viên và theo dõi, đánh giá các nhân viên theo KPI đã định sẵn. Nhờ đó, vừa kích thích được tinh thần làm việc của các cá nhân trong công ty, vừa giúp cho doanh nghiệp tối ưu được chi phí trả lương.
Tuy nhiên, không được quá cứng ngắc trong vấn đề trả lương, nó sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và gia tăng áp lực cho các nhân viên trong quá trình thực hiện công việc.
Doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá về mức độ cần thiết của các thiết bị, vật dụng, máy móc trong doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí.
Ví dụ: Thay vì sử dụng máy in, giấy in và mực in thì doanh nghiệp có thể thay đổi bằng các văn bản điện tử vừa nhanh gọn lại vừa tiết kiệm. Hoặc với việc lắp mạng internet, doanh nghiệp cần cân đo đong đếm số lượng nhân viên để lựa chọn gói cước có mức giá phù hợp. Có thể sử dụng mạng LAN nếu như phạm vi sử dụng rộng.
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm được áp dụng trong doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả làm việc của các nhân viên, rút ngắn thời gian thực hiện công việc. Có một số các phần mềm miễn phí nhưng sử dụng vô cùng hiệu quả, số lượng công việc giảm nên thay vì thuê nhiều nhân viên để cùng thực hiện một công việc thì bây giờ doanh nghiệp có thể cắt giảm số lượng nhân viên.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các phần mềm trả phí, các phần mềm trả phí sẽ có tính năng ưu việt hơn. So với chi phí thuê một nhân viên một tháng thì việc sử dụng các phần mềm trả phí vẫn tiết kiệm hơn nhiều.
Ví dụ: sử dụng phần mềm tính lương để tính lương cho nhân viên, sử dụng phần mềm CRM để phục vụ công tác chăm sóc khách hàng tự động, sử dụng phần mềm giao việc online để tăng hiệu quả làm việc cho các nhân viên.
Nếu như doanh nghiệp của các bạn đã sử dụng một nhà cung cấp trong một thời gian dài, mối quan hệ của doanh nghiệp và nhà cung cấp đã có sự gắn kết nhất định thì doanh nghiệp cũng có thể đàm phán chi phí với nhà cung cấp theo định kỳ để giảm được chi phí nhập nguyên liệu, hàng hóa. Vì đã nhập hàng trong thời gian dài nên chắc chắn nhà cung cấp sẽ ưu tiên và để cho doanh nghiệp mức giá phù hợp hơn.
Thay vì mua các thiết bị văn phòng mới thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thông qua việc mua thiết bị văn phòng thanh lý: bàn ghế, máy tính, camera,... Cần xem xét kỹ lưỡng chất lượng hàng hóa để không mua phải sản phẩm hỏng hóc, đã khai thác hết giá trị sử dụng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể xây dựng một quy trình quản lý doanh nghiệp rõ ràng, thống nhất ngay từ đầu, phân công công việc rõ ràng để các nhân viên làm việc với năng suất cao hơn.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp thực hiện các chương trình marketing, cần khảo sát, đánh giá mức độ thành công sau thời gian thực hiện để biết được mức độ thành công của chương trình marketing đó. Trong trường hợp, hoạt động marketing đó không hiệu quả thì cần đưa ra phương pháp điều chỉnh, không lặp lại hoạt động đó nữa.
Vừa rồi là top 10 cách tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể áp dụng linh hoạt các hình thức này phù hợp với tình hình hoạt động, lĩnh vực và văn hóa doanh nghiệp. Tiết kiệm nhưng vẫn phải đáp ứng được mong muốn, nhu cầu cơ bản của các nhân viên, không tiết kiệm quá mức gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung về cách tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể áp dụng được một vài điều cho doanh nghiệp của mình, hướng tới mục tiêu tăng lợi nhuận lâu dài.
Tổng hợp các ý tưởng cải tiến trong sản xuất hiệu quả
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin nhằm mục đích cải tiến sản xuất. Xem ngay bằng cách click vào link sau:
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục