Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Hiện nay, có rất nhiều phương thức vận tải khác nhau, trong đó có vận tải đường bộ được ưa chuộng và nhiều người lựa chọn bởi tính tiện lợi, thời gian vô cùng linh hoạt. Nếu bạn là người mới kinh doanh thì nên nắm rõ cách tính giá cược vận tải đường bộ để có phương án dự tính hợp lý, đưa ra kế hoạch phù hợp cho kinh doanh và xác định chi phí vận chuyển hàng hóa dễ dàng. Khám phá ngay cách tính giá cước vận tải đường bộ trong bài viết dưới đây nhé!
Ở Việt Nam hiện nay, vận tải đường bộ là hình thức vận chuyển phổ biến và phân bố rộng rãi bởi đem lại nhiều lợi ích nhất định. Đầu tiên phải kể đến thời gian vận chuyển hàng hóa so với phương thức vận tải khác vô cùng linh hoạt. Bạn hoàn toàn có thể thuê xe chở hàng, xe container bất cứ lúc nào bạn muốn và có thể yêu cầu thời gian nhận hàng, giao hàng phù hợp.
Thứ hai, lộ trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ vô cùng đa dạng vì hệ thống giao thông đường bộ nước ta ngày càng được nâng cấp và cải tiến, giúp hàng hóa được vận chuyển khắp các khu vực, tỉnh thành. Khi lựa chọn phương thức này, bạn sẽ không phải mất thêm thời gian vận chuyển hàng hóa đến sân bay, ga tàu…
Thứ ba, hàng hóa được đảm bảo chất lượng an toàn. Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau như hàng xuất nhập khẩu, hàng đông lạnh, hàng quá khổ hay quá tải… Đồng thời, mỗi loại hàng hóa sẽ được chuyên chở bằng các xe chuyên dụng khác nhau và có thể vận chuyển hàng hóa khối lượng nặng, từ vài chục, vài trăm kilogam đến vài chục tấn. Tùy theo nhu cầu vận chuyển, bạn có thể lựa chọn hình thức thuê xe nguyên tuyến hoặc ghép hàng.
Để tính cước vận chuyển hàng hóa, bạn cần căn cứ chủ yếu vào hai yếu tố là quãng đường vận chuyển và khối lượng hàng hóa, cụ thể:
- Trọng lượng bao gồm toàn bộ cả bao bì tính theo tấn (T) gọi là trọng lượng hàng hóa được tính theo cước vận chuyển.
- Khoảng cách vận chuyển hàng hóa thực tế tính theo kilomet (km) là khoảng cách tính cước.
- Khoảng cách để áp dụng tính cước tối thiểu nằm trong 1km.
Từ đó, đơn vị vận tải đường bộ sẽ thực hiện cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa đối với hàng hóa nhẹ cân dựa vào khối lượng thực hoặc tính hàng hóa cồng kềnh theo công thức quy đổi. Khi đã xác định được khối lượng cụ thể của hàng hóa, giá cước sẽ được tính theo đúng công thức: Khối lượng thực x Đơn giá tính theo vùng trả hàng.
Đơn giá của mỗi công ty sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng như: Loại xe, thời gian giao hàng, dịch vụ kèm theo ví dụ như chuyển phát nhanh trong ngày… Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ đặc biệt của khu vực nhận hàng hoặc gửi hàng mà cách tính cước vận chuyển cũng thay đổi như vùng sâu vùng xa, vùng núi, khu vực giao thông không thuận lợi…
Như đã nói ở trên, cước phí vận chuyển hàng hóa sẽ bị chi phối bởi vùng trả hàng và khối lượng hàng hóa, cách tính giá cước vận tải đường bộ áp dụng theo 2 cách. Cách đầu tiên là với hàng hóa nhẹ cân, tính khối lượng thực của hàng hóa bằng cách công ty vận tải cân số lượng hàng hóa đó. Cách thứ hai đối với hàng hóa cồng kềnh, nặng thì áp dụng công thức sau: (Chiều rộng x chiều cao x chiều dài) x 3/10.000. Khi đã xác định được khối lượng hàng hóa, đơn vị vận chuyển sẽ tùy theo vùng trả hàng cùng với nơi gửi hàng để tính giá cước.
Những hàng hóa phổ thông và nhẹ dưới 3kg như giấy tờ, thư từ, quà lưu niệm… Đơn vị vận chuyển sẽ tính cước dựa theo trọng lượng thức với công thức:
Cước vận chuyển hàng hóa = Trọng lượng thực (Đơn vị: gam) x Đơn giá vận chuyển.
Tuy hàng hóa cồng kềnh không nặng nhưng diện tích của nó khá lớn, khiến quá trình đóng gói và vận chuyển mặt hàng này đều khó khăn. Tùy theo từng đơn vị vận chuyển hàng hóa mà sẽ có cách tính giá cước khác nhau tùy theo số lượng cồng kềnh.
Ví dụ: Với hàng hóa có trọng lượng lớn hơn hoặc bằng 80kg và có chiều rộng, chiều dài, chiều cao nhân với nhau lớn hơn 200cm hoặc hàng hóa có kích thước một chiều hơn 120cm sẽ được tính là hàng hóa cồng kềnh. Cước vận chuyển hàng hóa sẽ tính theo giá thông thường nhân thêm phụ phí tùy theo đơn vị vận chuyển.
Trọng lượng quy đổi và trọng lượng thực tế của hàng hóa cồng kềnh sẽ được so sánh với nhau và kết quả của trọng lượng nào cao hơn sẽ dùng để tính giá cước vận chuyển hàng hóa cồng kềnh. Công thức tính trọng lượng hàng hóa cồng kềnh là:
Số (Kg) hàng hóa = (Dài x Rộng x Cao) / 5000
Những mặt hàng được gửi theo số lượng lớn hay mặt hàng có kích thước lớn sẽ được xếp vào hàng cồng kềnh như: Các loại cây và hoa, đồ nội thất, túi xách dạng hộp, phụ tùng ô tô, xe máy, bánh kẹo…
Các công ty vận tải hiện nay thường áp dụng đồng thời cả hai cách tính vận chuyển hàng hóa theo trọng lượng quy đổi và trọng lượng thực. Bởi có nhiều mặt hàng tùy khối lượng không nặng nhưng lại chiếm một khoảng không gian vô cùng lớn, khó để xác định khối lượng theo cách thông thường. Khi áp dụng cách tính cước vận tải đường bộ theo trong lượng quy đổi cần đảm bảo các bên đều có quyền lợi và thống nhất việc áp dụng giá cước vận chuyển hàng hóa đúng với loại hàng.
Công thức tính như sau:
Trọng lượng quy đổi hàng hóa (kg) = (Rộng x dài x cao) / 5000
Với những mặt hàng hình ống, hình khối đa giác hay một số hình dạng khác để tính trọng lượng quy đổi cần quy về hình chữ nhật. Bởi vì những mặt hàng này khiến không gian vận tải có những không gian trống không thể sắp xếp.
Những hàng hóa siêu trường là những mặt hàng không thể tháo rời ra, có kích thước lớn với chiều rộng hơn 2,5 mét, chiều dài hơn 20 mét và chiều cao lớn hơn 4,2 mét tính đến điểm cao nhất tại đường xe vận tải chạy. Còn hàng siêu trọng là những mặt hàng không thể chia nhỏ hay tháo rời khi vận chuyển vá có trọng tải lớn hơn 30 tấn.
Những mặt hàng được xếp vào hàng siêu trọng, siêu cường trong vận tải đường bộ có thể kể đến như: Máy móc, thiết bị công nghiệp, thép tấm, thép cuộn, dầm cầu, kết cầu bê tông, các loại xe cơ giới…
Để tính giá cước vận chuyển cho hàng hóa siêu trọng và siêu trường, sẽ dựa vào trọng lượng quy đổi hàng hóa nhân với đơn giá theo quy định của đơn vị vận chuyển. Để tính trọng lượng quy đổi của các mặt hàng này, ta tính theo cách sau:
- Áp dụng cách quy đổi thông thường với những hàng hóa có thể tích dưới 1,5 mét.
Số hàng hóa (Kg) = (Rộng x Dài x Cao) / Hằng số tương ứng với dịch vụ giao hàng của đơn vị vận chuyển
- Tỷ lệ quy đổi hàng hóa có thể tích lớn hơn 1,5 mét khối sẽ được tính theo 1,5 mét khối = 1 tấn.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc tính toán giá cước vận tải đường bộ, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý vận tải, ví dụ như phần mềm quản lý vận tải 365. Đây sẽ là công cụ giúp bạn tính toán khối lượng vận chuyển và quản lý hàng hóa, đơn hàng dễ dàng, tiết kiệm.
Như vậy, có rất nhiều cách tính giá cước vận tải đường bộ khác nhau. Tùy theo kích thước, khối lượng và khoảng cách vận chuyển hàng hóa mà giá cước sẽ khác nhau. Đồng thời, mỗi đơn vị vận chuyển sẽ có tỷ lệ quy đổi khác nhau. Vì vậy, bạn nên lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, an toàn và có giá cả phù hợp để đảm bảo hàng hóa vận chuyển nhanh chóng, chất lượng.
Các hãng vận chuyển quốc tế
Bạn muốn vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài và đang tìm kiếm các hãng vận chuyển quốc tế uy tín? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được các hãng vận chuyển quốc tế hiện nay nhé!
Bạn muốn vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài và đang tìm kiếm các hãng vận chuyển quốc tế uy tín? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được các hãng vận chuyển quốc tế hiện nay nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục