Quay lại

Khám phá bộ câu hỏi phỏng vấn Tiếng Nhật cực chi tiết và dễ hiểu

Tác giả: Timviec365.vn

Phỏng vấn với người Nhật là một trong những bước khó khăn đối với những ứng viên có nhu cầu tìm kiếm việc làm tại các công ty Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được những nguyên tắc và cách trả lời khi phỏng vấn thì việc được làm việc tại công ty Nhật Bản sẽ không quá khó khăn. Nếu muốn có buổi phỏng vấn với người Nhật thành công mời các bạn dành thời gian thời gian tham khảo thêm bộ câu hỏi phỏng vấn Tiếng Nhật cực chi tiết và dễ hiểu dưới đây.

 

1. Những điều mà ứng viên cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn với người Nhật

Những điều ứng viên cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn 

Nhận được lời mời phỏng vấn là một niềm vui lớn báo hiệu cho bước khởi đầu mới trong sự nghiệp của bạn. Vì thế dù có bận rộn đến cỡ nào bạn cũng đừng bỏ qua khâu chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Tiếng Nhật. Những câu hỏi khi đi phỏng vấn Tiếng Nhật thường mang ý nghĩa rất đặc biệt và thể hiện tính cách của nhà tuyển dụng nước ngoài. Bạn sẽ không biết được sự chuẩn bị có giá trị như thế nào đâu nếu như không đọc được những thông tin này.  Nhất định phải chú trọng một số điều sắp được chia sẻ ngay sau đây.

1.1. Xác nhận chắc chắn thông tin về buổi phỏng vấn

Sự cẩn thận chưa bao giờ là thừa. Dù nhà tuyển dụng đã gửi tới cho bạn đầy đủ thông tin về địa điểm, thời gian cũng như người phụ trách phỏng vấn thì cũng nên thực hiện một bước xác nhận thông tin bạn nhé. Có thể gọi điện cho nhà tuyển dụng, điều này chắc hẳn không quá khó thực hiện phải không? Tốt nhất bạn nên chắc chắn nhận được hai hình thức thông báo: nhận cuộc gọi từ nhà tuyển dụng và nhận thư mời phỏng vấn để đảm bảo mọi thứ chắc chắn và không bỏ lỡ mất thời gian phỏng vấn quý giá này.

1.2. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tất cả các giấy tờ, tài liệu mà nhà tuyển dụng đã yêu cầu theo tin tuyển dụng và thông báo : Khi đi nhớ mang theo... Hãy đảm bảo rằng chúng trông thật sự sạch sẽ, tươm tất và ngay ngắn. Sự cẩn thận, chu đáo này sẽ mang tới cho nhà tuyển dụng sự hài lòng bởi vì bản chất tính tình của người Nhật là như vậy. Bạn hãy giữ ngăn nắp vì điều đó sẽ được đánh giá cao trong mắt họ.

1.3. Ngoại hình cũng rất quan trọng

Ngoại hình cũng rất quan trọng

Do tính cách chỉn chu về vẻ bên ngoài cho nên người Nhật sẽ không thích nhìn thấy ứng viên của mình ăn mặc xuề xòa trong buổi phỏng vấn. Bạn nên chú trọng vào việc chuẩn bị trang phục sao cho thật tươm tất, gọn gàng và toát lên vẻ lịch sự để chiếm được cảm tình “hiếm hoi” của người Nhật. Vậy nên lựa chọn trang phục như thế nào cho phù hợp với tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng.

Hãy lấy phong cách thời trang công sở để làm hình mẫu lý tưởng, cộng thêm một vài mẹo nho nhỏ thì chắc chắn người phỏng vấn không chỉ ấn tượng với bạn mà còn tỏ ra quý mến, trân trọng giá trị của bạn từ sự chú trọng vẻ bề ngoài. Bạn hãy chọn lựa một bộ đồ với tông màu  nhạt, thiên hướng xanh, ghi, xám. Nhớ ưu tiên áo sơ mi nhé. Bởi vì áo sơ mi sẽ mang lại cho bạn diện mạo thanh lịch, tinh tế và ngăn nắp. Có những lưu ý riêng biệt dành cho nam và nữ.

Đối với nữ giới, thông thường các bạn vẫn thường rất thích được diện những bộ đầm thật lộng lẫy. Bởi trong bộ đầm đó, bạn cảm thấy mình tỏa sáng và tự tin hơn rất nhiều.Ngoài ra, thói quen và sở thích sơn móng tay, trang điểm đậm, đeo bông tai to bản sẽ tăng lên vẻ quyến rũ, hiện đại và nổi bật cho phái nữ. Thế nhưng, mới chỉ hình dung ra thôi chúng ta cũng thấy nó giống với sự chuẩn bị cho một buổi dạ hội, một bữa tiệc vui mà không phải là buổi phỏng vấn. Trong khi đó, người Nhật lại tôn trọng sự phù hợp và vẻ đẹp lịch sự, phù hợp. 

Hãy lấy phong cách thời trang công sở để làm hình mẫu lý tưởng

Vậy cho nên, chúng ta không thể nào diện một bộ cánh lộng lẫy như thế đứng trước mặt nhà tuyển dụng. Hãy đơn giản thôi nhưng đảm bảo bạn sẽ tỏa sáng hơn bất cứ khi nào với một chiếc áo sơ mi màu nền nã kết hợp với chân váy hoặc quần âu. Đi một đôi giày đen hoặc giày lười. Hãy chọn các chi tiết nhỏ như bông tai nhỏ, một sợi dây chuyền, một chiếc vòng tay,... để làm nổi bật nét thanh lịch. Cùng với đó, bạn nên trang điểm nhẹ nhàng và cột gọn gàng tóc ra đằng sau , để lộ rõ khuôn mặt sáng sủa. Vâng, đây chính là vẻ đẹp tỏa sáng nhất của bạn để góp phần cho buổi phỏng vấn thành công.

Đối với nam giới, có vẻ không quá cầu kỳ vì việc chọn lựa trang phục cũng rất nhanh gọn, lại chẳng cần makeup. Tuy nhiên, cũng đừng xuề xòa nhé. Bộ trang phục phù hợp nhất dành cho đấng mày râu chính là chiếc áo sơ mi kết hợp với quần tây. Hoặc có thể lựa chọn một bộ vest vừa vặn. Trông bạn sẽ rất lịch lãm. Ngoài ra, hãy cắt gọn mái tóc và cạo râu quai nón để khuôn mặt của các bạn  trông tươi sáng hơn. Chớ đi dép lê đến buổi phỏng vấn vì trông nó bất lịch sự và còn đối nghịch với bộ trang phục của bạn mặc nữa.

Xem ngay: Việc làm Tiếng Nhật N1

2. Những câu hỏi mà người Nhật thường hỏi khi phỏng vấn

Sau đây là những câu hỏi phỏng vấn Tiếng Nhật mà bạn thường hay gặp và một số lời khuyên để bạn có phần thể hiện bản thân tốt nhất.

2.1. Bạn hãy giới thiệu thật ngắn gọn về bản thân mình?

Bạn hãy giới thiệu thật ngắn gọn về bản thân mình?

Đây có thể nói là một trong những câu hỏi phổ biến nhất của người Nhật, tuy nhiên nó sẽ có một vai trò quan trọng đối với bạn. Nếu không trả lời tốt bạn sẽ rất dễ mắc phải những câu hỏi luẩn quẩn ở phần trả lời phía sau. Thông qua câu hỏi này nhà tuyển dụng cũng sẽ đoán biết được tính cách, trình độ để đưa ra những câu hỏi phía sau đó.

Lời khuyên: Người Nhật rất quan tâm đến sắc thái khuôn mặt của bạn. Thể hiện sự tự tin của bạn và trả lời nó một cách thoải mái. Nhưng cũng nên tránh việc tự tin thái quá gây cho nhà tuyển dụng sự phản cảm. Thay vào đó, luôn luôn mỉm cười và nhìn thẳng vào mắt họ. Đưa ra một câu trả lời dứt khoát và không dành quá nhiều thời gian để giải thích. Thể hiện bản thân là một ứng viên cẩn thận trong công việc, trung thực và luôn biết cách lắng nghe. Đây sẽ là những phẩm chất được người Nhật đánh giá cao.

Bạn có thể giới thiệu những thông tin như: Họ tên, tốt nghiệp chuyên ngành và trường gì, điểm mạnh của bản thân, lý do chọn công ty và mong muốn ở vị trí này. Hãy liệt kê những điều này chỉ qua vài ba câu và đừng nói quá 1 phút nhé. Những phần hay nhất sẽ để dành cho câu hỏi phía sau cơ mà.

2.2. Bạn đã làm việc ở đâu và tại sao bạn bỏ công việc của mình?

Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện sự chăm chỉ của chính mình, phấn đấu vươn lên trong công việc của chính mình. Bạn nên tránh trả lời những điều sau đây: công việc trước đây rất nhàm chán; áp lực hoặc quá nhiều công việc; Ông chủ khó tính,...

Bạn đã làm việc ở đâu và tại sao bạn bỏ công việc của mình?

Lời khuyên cho bạn khi trả lời: Người Nhật coi trọng lòng trung thành cũng như cố gắng hết mình trong công việc. Hãy trả lời những điều sau đây: “Tôi muốn tìm một công việc phù hợp để có thể phát triển hơn nữa bản thân mình; Bởi vì tôi muốn ở gần nhà; Tôi muốn làm việc trong các công ty Nhật Bản bởi vì tôi muốn học cách làm việc của Nhật Bản; tôi thích phong cách làm việc của người nhật; tôi không phù hợp với môi trường làm việc ở công ty cũ; hoặc lương trong công ty cũ chưa đáp ứng đủ mong muốn và trình độ, khả năng của tôi” cũng có thể được chấp nhận;…

2.3. Điểm mạnh của bạn là gì?

Đây là một trong những những câu hỏi trong phỏng vấn Tiếng Nhật thể hiện sự hiểu biết của bạn về công việc. Câu hỏi này cũng là một trong số những cơ hội tốt để ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng. Nói những gì bạn biết và cố gắng nói sao cho thật chuyên sâu về công việc này là hành động được khuyến khích.

Lời khuyên: Bạn nên tránh việc nói lan man. Bởi điều đó sẽ chỉ khiến bạn mất thời gian và biết đâu động tới đúng chỗ chuyên sâu của nhà tuyển dụng khiến họ càng hỏi bạn thêm gay gắt. Nếu bạn chưa tìm hiểu tới nơi tới chốn về một vấn đề, nhà tuyển dụng sẽ rất dễ nhận ra bạn đang nói dối hoặc kiến thức chưa đủ tốt. Bí quyết mà các nhà tuyển dụng hay đưa ra để nhận diện ứng viên đang nói dối là: hỏi dồn dập. Khi bạn không thể xử lý kịp những câu hỏi này, bạn sẽ lộ ra một số điểm yếu. Nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được ngay điểm yếu đó thông qua nét mặt, giọng nói, cử chỉ của bạn. Vì công việc của họ vốn là đánh giá và nhận xét, nắm bắt tâm lý và chọn lọc ứng viên mà. 

Điểm mạnh của bạn là gì?

Do đó, chỉ nói về điểm mạnh nếu bạn cảm thấy đủ tự tin và đã tìm hiểu thật kỹ về vấn đề đó. Bạn nên nói điểm mạnh của mình là: biết nhận ra thiếu sót và kịp thời sửa chữa, sáng tạo trong công việc, khả năng giao tiếp tốt, biết ưu tiên công việc của chung ... Tốt nhất hãy nói những điểm mạnh liên quan đến kỹ năng mềm nếu như bạn chưa kịp chuẩn bị kiến thức chuyên môn sâu rộng.

2.4. Những nhược điểm của bạn là gì?

Đây là một trong số các câu phỏng vấn Tiếng Nhật khá khó “xơi”. Nếu như bạn không có sự chuẩn bị cẩn thận, bạn sẽ rất dễ bị mất điểm.

Lời khuyên: Trả lời các điểm mà nếu như bạn dính hay mắc phải thì cũng sẽ không bị ảnh hưởng đến chất lượng công việc như: Công việc giải quyết còn chậm hay là chưa nắm rõ về một lĩnh vực gì đó, dễ mất tập trung. Nhưng song song với đó là các biện pháp mà bạn đang cố gắng áp dụng để đẩy lùi nhược điểm đó.

2.5. Tại sao bạn lại nộp đơn xin việc làm vào công ty của chúng tôi?

Đây là một câu hỏi khi phỏng vấn Tiếng Nhật sẽ thường xuyên được sử dụng, nhằm chứng tỏ sự cẩn thận của bạn. Cho thấy rằng bạn đang tìm kiếm một công việc và đã dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ về công việc này.

Lời khuyến: Nói tất tần tật những hiểu biết mà bạn có được về công ty tuyển dụng, nếu được nhận vào làm việc tại đây bạn chắc chắn sẽ gắn bó và làm việc lâu dài.

2.6. Bạn cần mức lương bao nhiêu?

Đây có lẽ là một câu hỏi khó và nhạy cảm đối với nhiều người tìm việc. Nó cũng là một phần quyết định của nhà tuyển dụng xem có lựa chọn bạn hay không? Đồng thời, câu hỏi này được xét vào top các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Tiếng Nhật.

Bạn cần mức lương bao nhiêu?

Lời khuyên: Hầu hết các công ty Nhật Bản đều có mức lương sàn cho những người mới tham gia. Bạn nên chú ý không hỏi quá cao. Câu trả lời thấp hơn mức sàn vẫn sẽ được chấp nhận  bởi vì nếu bạn đưa ra mức thấp thì khi được nhận vào làm việc bạn vẫn sẽ nhận được mức lương cao bằng với mức sàn. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý thì hãy đề xuất ra một mức lương thích hợp nhất với mình nhé.

3. Tác phong trả lời phỏng vấn với người Nhật hiệu quả nhất

Người Nhật là những cư dân có chỉ số đời sống cao top đầu trên thế giới bởi vậy họ thích sự gọn gàng sạch sẽ và phong cách thẳng thắn thành thật vậy nên khi đi phỏng vấn bạn nên ăn mặt đơn giản nhất với những gam màu sáng và nhìn thật gọn gàng không nên mặc quá cầu kỳ và trang điểm đậm. Khi quan sát trạng thái cảm xúc của ứng viên, người Nhật rất tinh tế thế nên hãy tự tin và trả lời thật thoải mái không nên quá căng thẳng hãy thả lỏng bản thân để lưu lại ấn tượng tốt nhất.

Khi bắt đầu vào phỏng vấn thì câu hỏi đầu tiên mà các bạn được hỏi thường là giới thiệu ngắn gọn về bản thân nếu bạn biết tiếng nhật thì đây sẽ là lợi thế cho bạn nhưng nếu không đừng hoảng hãy tự tin nói bằng vốn tiếng anh của mình. Việc cười thật nhẹ nhàng và nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng để trả lời sẽ là điểm cộng cho ứng viên lịch sự, cẩn thận đây là yếu tố được đánh giá cao trong các doanh nghiệp của xứ sở mặt trời mọc.

Tác phong trả lời phỏng vấn với người Nhật hiệu quả nhất

Trong những câu hỏi về kinh nghiệm làm việc và khả năng nổi bật bạn nên trả lời đúng trọng tâm không nên kể liên miên đây là phần dễ gây ấn tượng nhưng cũng có khả năng làm bạn mất điểm hoàn toàn trong mắt nhà tuyển dụng đấy. Hãy suy nghĩ trước khi trả lời những cũng đừng khiến nhà tuyển dụng phải đợi bạn quá lâu chỉ cần mang hết những điều mình có thể hiện và sử dụng cách trình bày dí dỏm tự nhiên để kéo thêm điểm cộng cho mình. Đôi khi bạn cũng sẽ bị hỏi về các điểm yếu của mình, lúc này hãy đưa ra vài nhược điểm không ảnh hưởng tới công việc ứng tuyển như khẳng hòa đồng chưa tốt hay chưa nắm rõ về khoản chuyên môn nào. Bạn không nên nói mình không có khuyết điểm nào bởi như vậy sẽ khiến người khác nghĩ bạn kiêu căng và khó uốn nắn.

Nếu đã phỏng vấn xong cũng hãy giữ thông tin liên lạc cần tuyển dụng và gửi thư cảm ơn họ đã dành thời gian để nghe bạn giới thiệu qua đó cũng một lần nữa nhấn mạnh mong muốn được làm việc cùng doanh nghiệp đó. Bằng việc gửi email cảm ơn bạn sẽ nhận được câu trả lời về ngày trả kết quả hoặc một lời nhắn nào đó. Trong thời gian nhận kết quả mà nhà tuyển dụng đã thông báo bạn không nên nóng vội gọi điện trước mà hãy bình tĩnh gửi mail cảm ơn về cuộc phỏng vấn và sự chu đáo của nhà tuyển dụng.

4. Những điều cần lưu ý trong buổi phỏng vấn với người Nhật

Tốt nhất, bạn hãy đến trước buổi phỏng vấn ít nhất 10 phút. Người Nhật thường đến sớm hơn giờ hẹn thông thường. Biết đâu, trên đường đi tới buổi phỏng vấn, bạn sẽ gặp một vấn đề gì đó thì sao. Hoặc là gặp ngay vấn đề tắc đường chẳng hạn. Thà đến sớm còn hơn là đến muộn để không làm xấu hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế nhé.

Những điều cần lưu ý trong buổi phỏng vấn với người Nhật

Đến sớm, chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn thực sự rất nghiêm túc đối với vị trí công việc này và cũng chứng tỏ một điều rằng bạn đã sẵn sàng chuẩn bị tất cả mọi thứ để bước vào cuộc phỏng vấn. Đồng thời, chứng tỏ bạn tôn trọng nhà tuyển dụng vì thời gian của mỗi người đều là vàng, là bạc.

4.1. Hãy nói chuyện

Thông thường các câu hỏi khi phỏng vấn Tiếng Nhật đều chỉ gồm một người hỏi và một người trả lời. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với người Nhật,  họ sẽ hay đặt ra câu hỏi: "Bạn có gì để hỏi không?"

Ý nghĩa của câu hỏi là xem cách bạn thể hiện bản thân. Do đó, mạnh dạn trả lời "Có" để biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc trò chuyện vui vẻ và mang tính thông tin cho cả hai bên là điều nên làm. Hình thức câu hỏi ngược này dần dần trở nên phổ biến ở trong các cuộc phỏng vấn của công ty người Nhật. Trước kia, những câu hỏi này thường bắt nguồn từ bên phương Tây.

Bạn có thể hỏi về mức lương, chế độ đãi ngộ của công ty đó một cách chi tiết, cụ thể hơn. Hoặc bạn hãy tận dụng cơ hội này để tìm hiểu thêm về văn hóa công ty, vị trí mà bạn đang làm việc ở công ty đó có gì khác so với những vị trí tương tự ở các công ty còn lại.

4.2. Hãy thật thà

Người Nhật luôn ghét sự dối trá và đề cao việc thành thật hơn tất cả mọi thứ. Đừng cố vẽ những hình ảnh không có trong bản chất của bạn, bởi khi vào làm việc tại công ty khuôn mặt thật của bạn sẽ xuất hiện.

Hãy thật thà

Với các công ty Nhật Bản, các ứng cử viên có kinh nghiệm, kỹ năng không phải là một lợi thế, đôi khi bạn làm trái ngành, nhưng luôn có tinh thần học tập, và cầu tiến thì cũng sẽ rất dễ lọt được vào mắt xanh của những nhà tuyển dụng.

Vì vậy, đừng ngại nói điều gì đó mà bạn biết hoặc không biết, quan trọng là bạn chỉ cần thể hiện khao khát học giỏi là được.

4.3. Tạo ấn tượng

Nhớ lấy! Bạn không phải là người duy nhất tham gia cuộc phỏng vấn này, cũng không phải là ứng viên mà sếp đặc biệt yêu thích đâu.

Bị ấn tượng bởi người phỏng vấn là một lợi thế lớn, đặc biệt là khi "tỷ lệ chọi giữa các ứng viên" cao. Sẽ không có lý do gì để người tuyển dụng Nhật chọn lựa một ứng viên nhạt nhòa trong khi các ứng viên tốt và sáng giá khác vẫn đang ngồi đợi ngoài kia.

Lời cảm ơn trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn

Dừng suy nghĩ tới việc xem bạn có vượt qua cuộc phỏng vấn lần này hay không. Đầu tiên hãy để người phỏng vấn biết rằng bạn là một người hiểu lễ nghĩa và lấy lời cảm ơn chân thành của bạn là một cái kết thật đẹp cho cuộc phỏng vấn

4.4. Sau cuộc phỏng vấn

- Giữ tên của người phỏng vấn và danh thiếp của họ

- Vui lòng gửi thư cảm ơn đến người đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn

- Nhấn mạnh lại lần nữa về động cơ cũng như mong muốn được tuyển dụng của bạn.

Sau cuộc phỏng vấn

Bên cạnh đó, để hiểu thêm những câu hỏi khi phỏng vấn Tiếng Nhật, các bạn có thể ghé qua trang web vieclam88.vn để tham khảo những mẫu câu hỏi tuyển dụng có thể phục vụ cho việc phỏng vấn và học hỏi những bí quyết trả lời hay nhất. Với bộ câu hỏi đã được tổng hợp cực kỳ chi tiết, bạn sẽ cảm thấy được thỏa mãn về khối lượng kiến thức mà vieclam88.vn cung cấp.

Trên đây chính là những lời khuyên hữu ích để trả lời đầy đủ những câu phỏng vấn Tiếng Nhật, dành riêng cho các ứng viên có ý định xin việc ở các công ty Nhật. Nếu bạn đã và đang có ý định xin vào công ty Nhật thì hãy đọc thật kỹ bài chia sẻ trên để tích lũy được cho chính mình thật nhiều kinh nghiệm hay khi tham gia buổi phỏng vấn tìm việc. Mong rằng bài viết cung cấp cho bạn được nhiều thông tin hữu ích và cần thiết nhất. Đừng quên ghé thăm chuyên mục thường xuyên để có thể cập nhật được nhiều thông tin việc làm cùng trang tuyển dụng nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-