Tác giả: Vũ Bích Phượng
Tìm hiểu về cải cách giáo dục ở Việt Nam sẽ giúp cho các nhà quản lý giáo dục dễ dàng định hướng con đường đi đúng đắn phù hợp hơn cho một nền tảng giáo dục nước nhà, từ đó làm cho dường cột này thêm phần phát triển nhanh và mạnh. Vậy những thông tin nào liên quan tới cải cách giáo dục Việt Nam mà con người cần nắm? Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về vấn đề đáng lưu ý này nhé.
Cải cách giáo dục chính là nói về những sự thay đổi lớn đối với hệ thống giáo dục của Việt Nam ta ở bậc phổ thông và đại học. Hoạt động có ý nghĩa quốc gia này được triển khai rộng rãi bắt đầu tư năm 1976 và gồm sự thay đổi như: chương trình đào tạo giáo dục, cách thức tổ chức và thi cử kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, cách thức tuyển sinh đại học, phương pháp dạy học, nội dung của sách giáo khoa.
Kể từ thời điểm bắt đầu cho tới nay đã hơn 40 năm trôi qua, Bộ Giáo dục đã có nhiều đợt ban hành, sửa đổi Luật Giáo dục, cụ thể là trải qua 3 lần vào các năm 1998, 2005 và 2009 qua đó có rất nhiều điều thay đổi trong hình thức và cơ chế thực hiện giáo dục. Đến nay, hoạt động này có đặc điểm là không dựa vào bất kỳ một hệ thống triết lý nào của giáo dục, cũng chẳng hề áp dụng bất cứ lý luận nào rõ ràng, hầu hết, toàn bộ sự cải cách đều chỉ có tính chất thử nghiệm từ mọi điều học hỏi, tiếp thu được từ nền giáo dục đến từ các quốc gia phát triển.
Gợi ý: Top việc làm giáo dục hấp dẫn tại đây!
Tính từ năm 1976 đến nay cả nền giáo dục Việt Nam có 3 cuộc cải cách lớn nhưng không có nghĩa là cả lịch sử của nền giáo dục Việt chỉ có 3 cuộc cải cách đó. Hơn hết, đi dọc chiều dài lịch sử phát triển của đất nước có thể thấy rất nhiều cuộc cải cách về giáo dục được thực hiện. Chúng ta cùng điểm qua các lần cải cách có ý nghĩa to lớn này nhé.
- Cuộc cải cách đầu tiên của đất nước được diễn ra vào năm 1950. Đây là cuộc cải cách đưa hệ thống giáo dục nước nhà chuyển đổi từ hình thức cũ là phân ban tú tài cũ chuyển thành một hệ thống giáo dục phổ thông kéo dài 9 năm học. H thống giáo dục của thuộc địa vốn là 12 năm chuyển về chế độ giáo dục 9 năm.
- Năm 1956 tiếp tục cải cách và áp dụng thực hiện đến năm 1976. Nội dung của cuộc cải cách này cho hay, theo Nghị định số 596, tại khu vực miền Bắc, những ngôi trường phổ thông được tổ chức hoạt động theo hệ 10 năm chia làm 3 cấp bậc rõ ràng như sau:
+ Cấp 1: học 4 năm, từ lớp 1 cho đến lớp 4
+ Cấp 2: học 3 năm, học từ lớp 5 đến lớp 7
+ Cấp 3: học 3 năm, từ lớp 8 cho tới lóp 10.
Mỗi năm học kéo dài trong khoảng thời gian 9 tháng, được chia ra 4 học kỳ có sự phân ngày cụ thể. Theo đó:
+ Học kỳ 1: 2 tháng, từ 1/9 đến 30/10
+ Học kỳ 2: 2 tháng, từ 2/11 đến 31/12
+ Học kỳ 3: 2 tháng, từ 4/1 đến 2/3
+ Học kỳ 4: 3 tháng, từ 4/3 đến 31/5.
Nội dung của sách giáo khoa trong lần cải cách thứ hai này chủ yếu sẽ được sao chép lại từ nội dung học tập, đào tạo của các nước xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế mà gây ra những bất cập sớm đó là quá tải nội dung chương trình.
- Năm 1976 là thời điểm đất nước thống nhất 2 miền Bắc – Nam kéo theo khuôn mẫu giáo dục tại khu vực miền Bắc nước ta đã tiếp cận được với hệ thống giáo dục ở miền Nam với một học trình kéo dài 10 năm cho hệ tiểu học, trung học cần tương đương, phù hợp với học trình kéo dài 12 năm được tổ chức áp dụng tại miền Nam. Hai hệ thống 10 năm và 12 năm này sẽ song song nhau. Hai miền giữ hệ thống giáo dục như vậy từ 1976 đến 1981.
- Năm 1981, nền giáo dục tiếp tục thay đổi bằng dấu mốc áp dụng hệ đào tạo 11 năm ở khu vực miền Bắc.
- Năm 1992 – 1993, từ hệ 11 năm đã được đổi sang thành hệ 12 năm. Đến ngày nay, tất cả hệ thống giáo dục đang áp dụng 12 năm học cho hệ trung học phổ thông.
- Từ năm 2000, việc cải cách thực hiện đối với nội dung giáo dục, đi kèm theo đó chính là việc thay đổi toàn bộ sách giáo khoa, đồng thời cuốn chiếu từ khối lớp 1 tới lớp 6. Tính từ thời điểm sau cuộc Cách mạng tháng 8 thì cuộc cải cách này được cho là “bài bản nhất”.
Bắt đầu từ niên khóa 2018 – 2019 thì tiếp tục có cuộc cải cách mới. Một số điểm cải cách nổi bật như giảm môn bắt buộc và tăng cường bộ môn tự chọn. Môn địa lý và lịch sử có định hướng tích hợp với nhau và khiến cho nhiều ý kiến tranh cãi được đưa ra. Tuy nhiên, từ 2015, Quốc hội đưa ra quyết định không cho phép bỏ Môn Lịch sử trong nhà trường.
Từ thời điểm tháng 4/1975 đến 1986, các trường Tư thục không được phép hoạt động, dù là các hình thức tổ chức từ bậc Tiểu học, Trung học cho đến bậc Đại học. Từ năm 1986, việc đổi mới nền giáo dục được thực hiện như sau, chuyển từ giáo dục được miễn phí chuyển sang giáo dục tư thục thu phí, nên các trường tư thục được phép hoạt động.
Tìm hiểu thêm: Việc làm giáo dục tại Hồ Chí Minh. Đừng bỏ lỡ!
2006 – 2010 là giai đoạn mà nền giáo dục Việt Nam tiếp tục áp dụng chương trình đại trà phân ban. Năm 2006 là thời điểm tiến hành triển khai phân ban khối trung học phổ thông. Chương trình phân ban thí điểm ở gần 50 trường học thuộc 11 tỉnh vào năm 2003 – 2004 gồm có 2 ban là Khoa học xã hội và khoa học tự nhiên và được đào tạo chương trình nâng cao. Ban B được phân ban vào thời điểm năm 2006 – 2007, không áp dụng học nâng cao môn nào.
Theo đó học sinh dường như chỉ học ban B và có bổ sung thêm chương trình học nâng cao của các môn đi đại học.
Các em học sinh lớp 12 thì được đào tạo 2 chương trình là phân ban và không phân ban, học theo 2 bộ sách giáo khoa. Lần đầu tiên khối học sinh lớp 12 trong toàn quốc tham gia vào kì thi tốt nghiệp, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng vào năm 2009 theo chương trình phân ban đại trà nhưng do có nhiều bất cập cho nên đến năm 2014 thì hoạt động này đã chính thức chấm dứt hoàn toàn.
Còn khá nhiều tin tức liên quan đến hoạt động cải cách giáo dục trong toàn quốc mà có thể Phượng sẽ tiếp tục chia sẻ trong những bài viết khác cùng Series. Chỉ cần bạn là độc giả thân thiết của tôi, chắc chắn giá trị thông tin tôi trao cho bạn là hoàn toàn hữu ích. Tạm gác lại vấn đề ở đây, chúng ta đã có được một vài kiến thức thú vị liên quan đến sự cải cách trong giáo dục. Nếu bạn là một hiền tài, hãy cố gắng học tập và đóng góp những kế hoạch mới mẻ, phù hợp để đem về những điều tích cực để phát triển giáo dục Việt Nam nhé. Hãy cổ định tinh thần cho mình bằng việc cảm thụ một vài câu thơ vui dưới đây nhé:
Cải cách giáo dục quốc gia
Từ năm 76 nước ta bắt đầu
Áp theo hệ thống toàn cầu
Nhiều lần cải cách dần dần đổi thay
Tìm ra những điều thật hay
Làm cho cải cách mỗi ngày tốt lên
Kiếm tìm bất cập mang tên
"Sâu mọt, lãng phí" phủi đi tức thì
Trải qua năm tháng trường kì
Gắng công đem lại những gì đẹp tươi
Giáo dục đại học là gì?
Bạn có hiểu rõ về giáo dục đại học hay không? Tìm hiểu điều này sẽ giúp bạn có thể lựa chọn nghề nghiệp của mình một cách hiệu quả vì ngày nay có rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan tới giáo dục đại học. Trong đó có những quan điểm cho rằng con đường đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giáo dục đại học nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục