Tác giả: Nguyễn Loan
Thành công là khi tôi hoàn thành một mục tiêu nào đó, thành công là khi tôi hạnh phúc,…định nghĩa về sự thành công của mỗi chúng ta là hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng bạn có biết cái giá của sự thành công là gì? Bạn có biết để có được thành công chúng ta sẽ phải “trả giá”. Hôm nay, vào cái thời tiết giao mùa, vẫn thoảng mùi hoa sữa xen lẫn cái se lạnh của mùa đông, thật thích hợp để chúng ta “đi tìm cái giá của thành công!”.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng một người thành công, đang đứng ở trên đỉnh cao của danh vọng, tiền bạc, sự nghiệp thì họ có những điều rất khó nói. Tin chắc rằng chúng ta chỉ đang nhìn nhận họ với một cảm quan rằng người này thật hách dịch, thật khó ưa và đôi khi thật đáng ghét. Thế nhưng chúng ta lại không biết rằng, họ sẽ chẳng bao giờ tâm sự với nhân viên về việc khủng hoảng kinh tế công ty, lo lắng về việc trả lương, không thể nói với vợ, với bố mẹ họ rằng dự án vừa rồi đã thất bại, tiền thuế họ phải đóng nhiều hơn vài lần con số mà họ kiếm ra,…còn rất rất nhiều điều mà “người thành công” không thể tâm sự với ai.
Có phải cái giá của sự thành công chỉ dừng lại ở đó?
Thành công là điều mà hầu hết chúng ta ai cũng muốn có nó, thậm chí là trong những việc nhỏ nhặt nhất. Tuy nhiên thành công không phải lúc nào cũng mỉm cười với bạn. Trong phần này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm cái giá của thành công xem nó đắt ở mức độ như thế nào? Và liệu rằng bạn có đủ “chi phí” để “trả” cho sự thành công đó hay không?
Chắc hẳn bạn chưa thể quên được nhà tỷ phú thế giới Bill Gates, ông đã từng chia sẻ với rất nhiều người rằng: Ngủ ít hơn, làm việc nhiều hơn để có được thành công. Điều này phần nào chứng minh được sự cống hiến hết mình của các bạn trẻ, sự nhiệt huyết trong công việc là cái giá khi muốn có được thành công. Khi tham vọng thành công của bạn càng lớn thì bạn lại càng phải cống hiến hết mình. Dường như bạn sẽ phải lao vào guồng quay của công việc. Sự cống hiến này của bạn sẽ được đong đếm bằng thời gian, bằng niềm tin của mình với sự thành công. Đương nhiên khi cống hiến hết mình cho công việc, thời gian ngủ của bạn sẽ ít đi, thời gian suy nghĩ cho những thú vui, nhu cầu cá nhân là không có. Đôi khi chính sự cống hiến này sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi khi có quá nhiều thứ cần phải giải quyết.
Đã từng đôi lần bạn nghe ai đó nói rằng xung quanh núi cao sẽ là vực sâu, xung quanh đồng bằng sẽ là những đồng bằng khác. Chia sẻ này cho chúng ta thấy được sự cô đơn của những người thành công khi không có ai bên cạnh.
Nếu bạn đang suy nghĩ đến những cuộc vui bar bủng, sàn nhảy giữa đêm khuya, hay những chuyến du lịch xả stress,…tất cả những thứ đó đã kết thúc từ 10 năm trước rồi, thực tại sẽ không còn xuất hiện đâu. Bạn phải tập làm quen với sự cô đơn, tập làm quen với việc không thể chia sẻ cùng với bất kỳ ai, cho dù đó là người vợ cận kề bên bạn.
Riêng đối với người thành công, họ luôn có cảm giác cô đơn, không một ai có thể chia sẻ và thấu hiểu cảm giác đó. Một phần cũng chính do ánh hào quang xung quanh người thành công khiến cho người khác không thể tiến lại gần để chia sẻ. Họ nghĩ rằng mình và người thành công không cùng “đẳng cấp”, không cùng chung suy nghĩ, cho nên có chia sẻ thì cũng sẽ chẳng hiểu nhau.
Đặc biệt hơn, để đi đến được thành công như hiện tại thì chính bạn sẽ phải xây dựng và tạo ra rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong cuộc sống và công việc. Tuy nhiên lại chẳng ai khẳng định được những mối quan hệ tỏ ra thân thiết ruột thịt đó có thật lòng hay không? Thương trường như chiến trường, có thể họ chỉ mỉm cười trước mặt với bạn nhưng tận sâu bên trong đó là cả một âm mưu kinh doanh khác. Chính vì thế mà khi đứng giữa hàng trăm mối quan hệ khác nhau, người thành công vẫn luôn có cảm giác cô đơn bao trùm. Nếu như bạn muốn trở thành người thành công, hãy cố gắng vượt qua cảm giác cô đơn đó, bởi trước sau thì nó vẫn sẽ đến mà thôi.
Trong cuộc sống, chúng ta ai sẽ là người chịu được cô đơn? Đôi khi chỉ vì người yêu không quan tâm, bạn liền cảm thấy cô đơn. Còn với người thành công, cho dù các mối quan hệ rất tốt nhưng họ vẫn thấy cô đơn, đó mới là cái khiến cho ta cảm thấy khó chịu, cái giá vô cùng đắt đỏ của thành công là như vậy.
Xem thêm: Định nghĩa thành công: Đi tìm câu trả lời cho sự thành công
Sẽ chẳng có ai tự tin rằng con đường đi đến thành công của họ trải thảm đỏ hoa hồng, cũng chẳng mấy ai khẳng định rằng để thành công họ chưa từng gặp thất bại. Bạn cần phải biết rằng, thành công – thất bại luôn luôn song hành với nhau trong cuộc sống này và nó có thể đến bất cứ lúc nào.
Bạn sẽ chưa quên được sự thất bại 1009 lần của ông chủ gà KFC đúng không nào? Để có được một thương hiệu gà nổi tiếng và trở thành tỷ phú ở tuổi 88 thì ông đã trải qua đến hơn 1000 lần thất bại, bị từ chối rất nhiều lần, nhưng ông không hề bỏ cuộc. Đúng vậy, với người thành công thì họ luôn biết cách đón nhận những thất bại để lấy kinh nghiệm cho thành công.
Nếu trong suy nghĩ của người thất bại thì thất bại là hoàn toàn thất bại, còn với những người thành công, thất bại chỉ là ở thời điểm đó họ chưa thành công mà thôi. Đương nhiên khi thất bại sẽ đi liền với bị từ chối nhiều lần và điều quan trọng sau mỗi lần bị từ chối đó là bạn biết rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp chia sẻ rằng khi mới bắt đầu họ gặp phải vô vàn khó khăn, có thể nói khó khăn này nối tiếp khó khăn khác, nó cứ như sóng biển mà chẳng bao giờ ngừng. Thậm chí họ còn gặp phải sự phản đối, từ chối của chính người thân. Tuy nhiên, cánh cửa này khép lại thì cánh cửa khác lại mở ra. Nếu như bạn muốn thành công, đừng cố gắng với một cánh cửa đã khép mà hãy biết bắt đầu với cơ hội mới nhé.
Tham khảo ngay: Cẩm nang khởi nghiệp
Cái giá tiếp theo mà bạn phải trả để có thành công chính là cảm giác mình lạc lõng, đi ngược với thế giới, bị cả thế giới nhìn mình với một con mắt khác, nghiêm trọng hơn là sự bàn tán của mọi người.
Thông thường chúng ta đều luôn mong muốn tìm kiếm những sự an toàn trong cuộc sống và công việc thông qua làm việc nhóm, tập thể, nghe theo ý kiến của số đông. Thế nhưng với người thành công thì lại khác, họ luôn có suy nghĩ, hành động đi ngược lại số đông. Là một người lãnh đạo, đôi khi bạn phải từ bỏ những suy nghĩ theo số đông và tự mình phá vỡ khuôn mẫu cuộc sống. Lúc này người thành công thường gặp phải sự chỉ trích từ người thân, gia đình, bạn bè, họ thường không ủng hộ suy nghĩ và quan điểm của bạn. Có lẽ đây cũng là một trong những cái giá đắt đỏ để đổi lấy thành công.
Bạn quá bận bịu với công việc trên công ty, đúng như trong phần trên chúng đã nhắc đến người thành công sẽ vướng phải guồng quay của công việc mà có thể bạn sẽ không thoát ra được. Khi bắt đầu một công việc kinh doanh mới, bạn sẽ phải lên ý tưởng, thực hiện và theo đuổi mục tiêu của dự án mới, điều này sẽ khiến cho bạn mất đi những mối quan hệ thân quen trước đây. Có thể là cuộc họp gia đình bạn không thể tham gia, có thể là dịp về thăm nhà này cũng phải hoãn lại, có thể những tin nhắn của người thân phải gác lại để ưu tiên cho tin nhắn từ khách hàng, tối tác, hay cũng có thể là bạn không thể chứng kiến cảnh thiêng liêng khi con mình vừa chào đời,…chính sự theo đuổi thành công sẽ khiến bạn đánh mất đi những mối quan hệ thân thuộc hàng ngày mà vốn dĩ bạn phải nắm lấy. Thành công mà, chẳng ai sẽ cho không ai cái gì cả, đúng không nào?
Công việc đang được chất cao như núi chờ bạn giải quyết từng việc. Ở cương vị một người lãnh đạo, bạn cần phải đảm nhận công việc gấp đôi, gấp 3 thậm chí gấp rất nhiều lần so với nhân viên bình thường. Nếu như nhân viên có ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần thì với bạn điều đó sẽ không đến đâu nhé. Một năm có 365 ngày thì bạn sẽ phải dành trọn thời gian đó cho công việc của mình. Có người ví vo rằng, công việc của những người thành công giống như cái niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết.
Cái giá khá lớn mà người thành công phải trả đó dường như là sự nghi ngờ, nghi hoặc chính bản thân mình. Đương nhiên cũng sẽ chẳng có ai mạnh mẽ cả, cũng có những phút giây nào đó họ cảm thấy yếu lòng và gục ngã trước những thất bại. Sẽ chẳng dưới một lần bạn cảm thấy hoang mang trên chính con đường mà mình đã chọn. Bạn tự đặt ra cho mình câu hỏi “liệu có đúng hay không?”, “mình có thật sự đủ năng lực?”,…những câu hỏi nghi ngờ chính bản thân mình.
Thành công với bạn là gì?
Là khi ước mơ thành hiện thực
Là kiến tạo thế giới tốt đẹp hơn
Là mỉm cười sống cuộc đời hạnh phúc
…
Thành công với mỗi người mỗi khác
Ở tuổi trẻ chưa hẳn là tiền bạc, danh vọng hay tiếng tăm
Cuộc đời bạn là bức tranh bạn vẽ ra
Khi nhìn lại ta thấy những mảng màu sáng tối
Định nghĩa thành công của các bạn trẻ rất khác nhau, có người cho rằng thành công là khi bạn hạnh phúc, có người cho rằng thành công là khi mục tiêu được hoàn thành, hay cũng có người cho rằng thành công chính là đứng trên đỉnh danh vọng,…cho dù định nghĩa thành công của bạn như thế nào đi nữa thì hãy cứ mạnh dạn đi tìm “thành công” của chính mình.
Các bạn trẻ ạ, trên đời này chẳng ai cho không ai cái gì? Để có được thành công đương nhiên sẽ phải trả giá, thậm chí nó còn là những cái giá vô cùng đắt. Thế nhưng hãy cứ mạnh dạn theo đuổi đam mê của mình và cân bằng cuộc sống. Bởi khi bạn thành công, cũng là cách bạn chứng minh cho người khác thấy lựa chọn của mình là không sai.
Vậy đó, cái giá của sự thành công sẽ khá đắt đỏ, hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm hiểu biết, thêm động lực trong công việc.
Ở tuổi đôi mươi bạn thành công và thất bại trong cuộc sống
Ở độ tuổi nào chúng ta cũng sẽ đều gặp thành công và thất bại, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đối mặt với vấn đề, hãy cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây để có thông tin hữu ích nhé.
Thành công và thất bại trong cuộc sống
Ở độ tuổi nào chúng ta cũng sẽ đều gặp thành công và thất bại, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đối mặt với vấn đề, hãy cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây để có thông tin hữu ích nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục