Tác giả: Timviec365.vn
Rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng thừa nhận rằng: thử việc là giai đoạn tồi tệ nhất trong hành trình tìm việc làm của rất nhiều ứng viên...Vậy, bạn cần lưu ý những điều gì trong quá trình thử việc đầy gian nan này?
Trừ khi bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, bằng không bất cứ ai đi tìm kiếm cơ hội với những thông tin hỗ trợ như tim viec lam Vung Tau,... cũng đều cần phải trải qua giai đoạn thử việc đầy oan trái này. Ngay cả những việc làm bán thời gian đôi khi cũng mất 1 đến 2 ngày để thử việc. Điều này quả thật chứa đựng rất nhiều rủi ro đối với các ứng viên, bởi bạn có thể bị cho nghỉ bất cứ lúc nào mà không cần lý do, cũng chẳng cần báo trước. Lương trong giai đoạn này hiển nhiên là thấp và đãi ngộ thì có thể xem như bằng không. May mắn thay là giai đoạn này thường chỉ kéo dài 2 tháng, sau đó, tùy vào những gì bạn thể hiện, bạn sẽ được giữ lại và có thể được đàm phán một mức lương mới, hay những quyền lợi mới xứng đáng với những gì bạn đã, đang và sẽ đóng góp cho công ty.
Trường hợp tệ hơn thì bạn phải deal lại lương để có thể tiếp tục làm việc, hoặc dứt áo ra đi, tìm việc làm mới phù hợp hơn với mình để tiếp tục duy trì cuộc sống. Phần lớn thì bằng năng lực và chính kỹ năng của bản thân, bạn có thể vượt qua được giai đoạn này. Tuy nhiên, vẫn có một số mẹo vặt giúp các bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đi thử việc.
Tìm hiểu ngay: Mẫu báo cáo thử việc
Đừng bao giờ duy trì ý nghĩ rằng mình chỉ đang đi tìm việc làm. Các nhà tuyển dụng đều muốn kí hợp đồng với một nhân viên có trách nhiệm và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy nên, thử việc không hoàn toàn là quãng thời gian để bạn học hỏi và chờ được đào tạo. Tất nhiên, bạn vẫn phải học, học rất nhiều là đằng khác, để có thể thích nghi với môi trường làm việc mới. Nhưng đừng quên rằng bạn cũng đang được trả lương. Hãy cống hiến nhiệt tình, chủ động trong công việc và ngay lập tức áp dụng luôn những kiến thức vừa mới học để làm việc.
Bạn cũng đừng lo sợ sếp sẽ không nhận ra cố gắng của bạn. Trừ khi bạn đi tìm việc làm những giai đoạn đặc biệt, còn lại thì các tuyển dụng viên luôn dành nhiều sự quan tâm đến năng lực và thái độ của những nhân viên mới. Dồn sức trong giai đoạn này thường được coi là một nước cờ khôn ngoan, đặc biệt là với những người trẻ. Bởi biết đâu, chỉ một thời gian ngắn nữa, bạn sẽ có được cơ hội thăng tiến không ngờ hoặc ít ra cũng là một đồng lương dư dả hơn, để bạn tự an ủi và xả hơi trong những ngày vất vả vừa qua.
Dù rằng đây là giai đoạn quyền lợi của bạn bị bóp nghẹt, tuy nhiên, bạn cũng nên quan tâm đến luật lao động và những giới hạn của bản thân và nhà tuyển dụng khi đi thử việc.
Khoản 1 Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 đã nêu rõ: Nhà tuyển dụng và người lao động có thể thương lượng về giai đoạn thử việc, trách nhiệm và quyền lợi của đôi bên trong thời gian thử việc. Nếu đạt được thỏa thuận về việc làm thử thì các bên liên quan có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Bên cạnh đó, Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 cũng có một số quy định về thu lao trong giai đoạn thử việc: Tiền lương thử việc của người đang đi tìm việc làm trong thời gian thử việc do hai bên thương lượng nhưng tối thiểu phải tương đương với 85% mức lương của công việc đó.
Việc kết chấm dứt giai đoạn thử việc được quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 như sau:
- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải chịu trách nhiệm gì nếu quá trình thử việc không đạt được yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Thông tin bạn có thể tham khảo thêm:
Dù bạn chỉ là nhân viên thử việc thì bạn cũng cần tránh làm những việc sau để doanh nghiệp không từ chối nhận bạn vào làm chính thức:
- Nghỉ phép vô tổ chức: Trừ phi bạn gặp phải những tình huống khẩn cấp như vấn đề về sức khỏe hoặc có việc liên quan đến gia đình thì không nên nghỉ. Việc nghỉ phép vô tổ chức sẽ khiến bạn bị đánh giá là người thiếu chăm chỉ và có sức chịu đựng kém.
- Đi muộn về sớm: Việc tuân thủ giờ làm việc nơi công sở là vô cùng quan trọng nên nếu bạn chểnh mảng giờ giấc thì cơ hội bạn được nhận vào làm chính thức sẽ gần như bằng 0.
- Tranh cãi với khách hàng và đồng nghiệp: Bạn là người mới vào và còn rất nhiều thiếu sót nên hãy tránh việc tranh cãi với khách hàng và đồng nghiệp mà thay vào đó, hãy tìm cách trao đổi, thảo luận với mọi người thật lịch sự, nhẹ nhàng, như vậy thì ý kiến của bạn sẽ được lắng nghe và bạn cũng học hỏi được nhiều hơn.
- Thể hiện thái độ tiêu cực: Nếu bạn bộc lộ thái độ tiêu cực trong công việc như hay than thở hoặc viện cớ trốn tránh công việc thì doanh nghiệp sẽ cho rằng bạn là người thiếu tinh thần trách nhiệm và không thể trụ lại công ty được lâu.
- Nói xấu công ty và đồng nghiệp cũ: Cho dù công ty và đồng nghiệp cũ có khiến bạn bất mãn chừng nào thì nói xấu họ là điều không nên. Nếu bạn không muốn nhận lấy cái nhìn thiếu thiện cảm từ cấp trên và đồng nghiệp mới hay tạo vết trên lý lịch của mình thì tốt nhất là không nên nói xấu công ty và đồng nghiệp cũ.
Bài viết trên đây đã mang đến độc giả những điều cần lưu ý trong thời gian thử việc, hy vọng với những gợi ý trên đây, bạn có thể trải qua quãng thời gian thử việc suôn sẻ, thuận lợi và tự tin bước vào công việc với tư cách là nhân viên chính thức. Ngoài ra, mong rằng với những thông tin này bạn có thể tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân một cách hiệu quả.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục