Tác giả: Lê Mỹ Linh
Theo bạn, một mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh chuẩn sẽ bao gồm những nội dung gì? Từ lâu, hợp đồng là vấn đề được toàn bộ doanh nghiệp quan tâm khi thực hiện giao dịch và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật nhà nước. Mục đích của hợp đồng chính là để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên, tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có. Việc xây dựng hợp đồng hợp tác kinh doanh ra đời có ý nghĩa như vậy. Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn sâu hơn về việc thiết lập một hợp đồng kinh doanh.
Trước khi đến với phần hướng dẫn viết hợp đồng kinh doanh hiệu quả, ta cần phải nắm vững các thông tin quan trọng liên quan tới bản hợp đồng này gắn với quy định của pháp luật.
Rõ ràng, với sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế thị trường, các chủ đầu tư ngày càng hăng hái trong việc mở rộng hoạt động doanh nghiệp bằng cách kết nối với nhiều tổ chức khác. Giao dịch đầu tư kể từ đó cũng trở nên đa dạng hơn và được thực hiện theo nhiều hình thức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự kết hợp giữa hai bên cũng nảy sinh nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn, có thể phát sinh ra việc lợi dụng lẫn nhau để chuộc lợi hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Chính vì liên quan đến mặt tài chính, nhà nước đã thể hiện mối quan tâm sâu sắc về việc thực thi nghĩa vụ và đảm bảo quyền lợi của mỗi bên trong quá trình thực hiện giao dịch, trong đó, hệ thống pháp luật đã dùng một sợi dây uy quyền để trói buộc hai bên với nhau - đó chính là bản hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Theo quy định của Luật đầu tư năm 2014: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế”. Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh được hiểu là văn bản có hiệu lực pháp lý được ký kết bởi hai hay nhiều bên trước khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam. Trong bản hợp đồng đó bắt buộc đề cập tới quyền lợi, trách nhiệm của từng bên và phạt vi phạm đối với những cá nhân không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
Thông thường, khi thực hiện xây dựng mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh, các doanh nghiệp cần căn cứ vào các văn bản pháp luật sau:
Về hình thức làm hợp đồng:
Trên thực tế, nhà nước không quá khắt khe với hình thức làm hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các chủ đầu tư. Bởi vậy, tùy theo mối quan hệ và thiện chí giữa các bên, nhà đầu tư có thể chọn văn bản, lời nói hoặc qua hành vi cụ thể khác. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi ở mức tối đa, hợp đồng viết trên giấy tờ vẫn được ưa chuộng hơn cả. Đây cũng chính là hình thức timviec365.vn muốn đề cập trong bài viết này.
Tuy nhiên, đối với các hợp đồng hợp tác kinh doanh ký kết giữa nhà đầu tư trong nước và đối tác nước ngoài thì việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là bắt buộc. Bởi vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh ở đây bắt buộc phải lập thành văn bản.
Các hợp đồng có thể được xây dựng rất đa dạng, tùy theo nguyện vọng giữa các bên. Tuy nhiên, theo Luật đầu tư 2014 quy định, cho dù với nội dung gì, hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng phải có đủ các nội dung sau:
Tìm việc làm cộng tác viên kinh doanh
Sau khi nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách xây dựng từng mục trong bản hợp đồng này thế nào nhé. Timviec365.vn đã lấy mẫu hợp đồng theo Công ty luật Minh Khuê để làm ví dụ trong một số phần mong các bạn sẽ có hình dung rõ hơn về hình thức từng mục và hướng dẫn cách ghi trong điều lệ cụ thể.
Một số biểu mẫu ví dụ cho phần hai:
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh chuẩn: Tải xuống ngay
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai doanh nghiệp: Tải xuống ngay
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cho cá nhân: Tải xuống ngay
Đầu tiên, để bắt đầu xây dựng một hợp đồng hợp tác kinh doanh, các nhà đầu tư cần viết quốc hiệu, tiêu ngữ. Chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được viết in hoa tất cả các chữ, bên dưới là “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” in thường. Hai dòng này cần phải được căn đều giữa hai lề.
Sau khi viết quốc hiệu tiêu ngữ, người làm hợp đồng cần viết tên hợp đồng, cần ghi rõ ràng là “HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH” căn đều hai lề, cách quốc hiệu tiêu ngữ một khoảng cách vừa đủ.
Tiếp theo, trước khi bắt đầu viết hợp đồng, nhà đầu tư cần nêu rõ căn cứ xây dựng hợp đồng của hai bên và đề cập tới số hiệu hợp đồng. Như đã nói trên, cho dù ý chí của hai bên là gì thì đều phải căn cứ theo quy định của pháp luật trước.
Ví dụ về phần điền căn cứ có thể được viết như sau:
Số: …/HĐHTKD
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015;
Căn cứ theo quy định của Luật thương mại 2005;
Căn cứ vào tình hình thực tế của Hai bên;
Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các Bên;
Trước khi đi vào từng quy định cụ thể, chủ đầu tư các bên cần điền rõ thông tin cá nhân của mình trong bản hợp đồng sau dòng chữ “Chúng tôi gồm có”. Trong mục thông tin cá nhân, cả bên A và bên B cần cung cấp địa chỉ, đại diện người làm hợp đồng, chức vụ, số điện thoại, số tài khoản và ngân hàng. Đó là những thông tin cơ bản nhất, hai bên có thể cung cấp thêm thông tin cá nhân nhưng nên ưu tiên các mục trên trước.
Ví dụ cho phần này như sau:
Chúng tôi gồm có:
……………………………………………….
(Sau đây gọi tắt là Bên A)
Địa chỉ:………………………………………………………................
Đại diện : Ông …………………….. Chức vụ: ………….….....…….
Điện thoại : …………………………........................................……..
Số tài khoản : …………………………… tại: ……………........………
Và
…………………………….…………………
(Sau đây gọi tắt là Bên B)
Địa chỉ:……………………………………………………...…………..
Đại diện : Ông…………………….Chức vụ:……...……………...…
Điện thoại:................................................................
Số tài khoản:.......................................... tại:........................................
Ngay sau khi điền thông tin cá nhân giữa các bên, các doanh nghiệp bắt đầu xây dựng nội dung hợp tác kinh doanh dựa trên các điều khoản. Trong đó, mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh chính là điều khoản đầu tiên cần chú ý xây dựng.
Hãy viết thật rõ ràng: “Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh” trong một dòng và in đậm để dễ tìm thấy các chủ đầu tư nhé.
Tiếp theo đó, tùy theo hình thức phối hợp và nguyện vọng các bên, người làm hợp đồng sẽ liệt kê đầy đủ mục tiêu và phạm vi hợp tác của nhà đầu tư, hay nói cách khác là đề cập tới các bên sẽ chịu trách nhiệm trong lĩnh vực nào khi kết hợp kinh doanh. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư phân định rõ ràng nhiệm vụ của mình, tránh trường hợp chồng chéo giữa nhiệm vụ hai bên.
Thời hạn của hợp đồng là khoảng thời gian các bên ký kết từ lúc tham gia đến khi kết thúc hợp đồng. Trong thời gian của hợp đồng, người thiết lập cần nêu rõ thời gian ngày, tháng, năm cụ thể.
Hai bên cũng có thể đề cập tới việc “Gia hạn hợp đồng” trong trường hợp dự án vượt quá tiến trình đề ra hoặc vì nguyên nhân nào khác.
Đề cập tới số tiền đầu tư của hai bên đã góp vào trong giao dịch thương mại, cần nêu rõ số phần trăm góp vốn mỗi bên và tương đương với số tiền là bao nhiêu.
Trong mục phân chia kết quả kinh doanh, người làm hợp đồng cần chú ý đề cập tới: tỷ lệ phân chia lợi nhuận mỗi bên được hưởng sau khi hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, thời điểm chia lợi nhuận và nêu phương án giải quyết trong trường hợp phát sinh ra lỗ.
Các nguyên tắc tài chính giống như sợi dây ràng buộc trách nhiệm của hai bên trong quá trình giao dịch, đảm bảo công việc được thực thi đầy đủ, minh bạch nhất. Nguyên tắc tài chính thường được áp dụng chính là quy định pháp luật Việt Nam cùng với các bản kê khai, báo cáo định kỳ của hai bên.
Sự hợp tác kinh doanh bất kỳ lúc nào cũng cần một người đứng ra điều hành và theo dõi tiến độ hoạt động, chính vì vậy, các nhà đầu tư luôn cần thành lập một ban điều hành. Những người điều hành này không chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo hai bên thực thi đúng tiến độ công việc mà còn cần theo dõi sát sao để đảm bảo những công việc đó được thực hiện đúng như điều khoản trong hợp đồng.
Trong mục ban điều hành, cả bên A và bên B sẽ ghi họ và tên người đại diện, cùng với đó là hình thức biểu quyết của ban điều hành liên quan đến nội dung hợp tác quy định trong hợp đồng. Thông thường, quyết định chỉ được thông qua khi có quá bán số thành viên đồng ý và có chữ kỹ xác nhận của toàn bộ thành viên trong ban điều hành.
Trong phần này, các bên làm đơn cũng cần ghi rõ trụ sở ban điều hành đặt tại đâu.
Đây cũng có thể coi là phần quan trọng nhất của bản hợp đồng, hai bên cùng bàn luận, trao đổi kỹ lưỡng để vạch ra quyền lợi cụ thể trong giao dịch, hưởng bao nhiêu phần trăm từ lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh.
Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của họ, pháp luật không có ràng buộc cụ thể nào về vấn đề này. Nhờ quyền hạn và nghĩa vụ, các bên sẽ không thể lấn chiếm quyền lợi của nhau hoặc chối bỏ trách nhiệm khi phát sinh sự cố. Đồng thời, việc giải quyết công việc sẽ diễn ra tốt hơn khi nghĩa vụ đề cập trong hợp đồng hợp tác kinh doanh rõ ràng.
Tìm việc làm quản trị kinh doanh tổng hợp
Điều khoản chung thường đề cập tới phương án xử lý vấn đề cụ thể giữa hai bên trong và ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật Nhà nước. Trong phần điều khoản chung, một số nội dung có thể được đề cập là: cách thức thông tin giữa hai bên; điều lệ sửa đổi bổ sung hợp đồng; cách giải quyết các tranh chấp phát sinh; đền bù thiệt hại khi một bên vi phạm hợp đồng.
Quy định về thời hạn kết thúc hợp đồng kinh doanh và việc cần thực hiện ngay sau khi chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, hiệu lực hợp đồng còn đề cập tới giá trị pháp lý của hợp đồng.
Ví dụ về hiệu lực hợp đồng như sau:
Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng
9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.
9.2. Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Để kết thúc hợp đồng hợp tác kinh doanh, đại diện bên A và bên B sẽ cùng nhau ký vào hợp đồng tại hai bên.
Việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội
Ngoài việc thiết lập hợp đồng hợp tác kinh doanh theo mẫu kể trên, các nhà đầu tư còn cần chú ý một số điểm liên quan tới việc xây dựng ràng buộc như sau:
Thứ nhất, để hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực, nhất thiết hợp đồng phải được công chứng đối với những mục có ghi trong quy định của nhà nước. Ví dụ như việc sử dụng đất, mua bán phương tiện vận chuyển, bất động sản,... Nếu không có công chứng, hai bên ký kết sẽ không được pháp luật bảo vệ dù cho điều khoản đề cập và căn cứ thực hiện giao dịch chi tiết tới đâu.
Thứ hai, khi thiết lập hợp đồng hợp tác kinh doanh nhất định chủ thể giữa các bên phải tham gia giao dịch, không có bên nào được vắng mặt, ngoài ra, chủ thể ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền hoặc do người có thẩm quyền ủy quyền trách nhiệm.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng hợp đồng. Tưởng như là điều đơn giản nhưng thực chất lại vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư. Việc xem xét đối tượng chủ thể sẽ cho họ cái nhìn tổng quan nhất về người thực hiện giao dịch với mình - liệu người này có đặc điểm thế nào, đã đáp ứng điều kiện quy định pháp luật Việt Nam hay chưa.
Thứ tư, chú ý đến phạt vi phạm trong hợp đồng. Theo quy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự năm 2015 “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Bởi phạt vi phạm được tạo dựng nên bởi thỏa thuận giữa hai bên chứ không được quy định rõ ràng về mức phạt trong hệ thống pháp luật nên các bên ký kết cần phải thỏa thuận rõ ràng, chi tiết về nội dung này. Tránh việc vi phạm phát sinh như không có điều khoản để áp dụng với đối phương.
Thứ năm, hợp đồng hợp tác kinh doanh cần phải được xây dựng thật sạch sẽ, không nhàu nát, sau khi đã in ra không được chỉnh sửa bằng bút xóa hoặc bất kỳ hình thức nào khác. Nếu có chỉnh sửa phải là hai bên cùng tham dự, lưu lại bản cũ vào trong hồ sơ và thiết lập bản mới chỉn chu, đầy đủ hơn và không gạch xóa.
Trên đây là hướng dẫn viết mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh, cùng với đó là một số lưu ý cụ thể mà timviec365.vn đã nghiên cứu và tổng hợp lại theo nhiều nguồn, trong đó có quy định của nhà nước và các công ty tư vấn luật tại Việt Nam. Rất mong qua phần này, các chủ đầu tư sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về ràng buộc giao dịch để đảm bảo quyền lợi cho mình. Trên thực tế, các lưu ý dành cho việc viết hợp đồng có rất nhiều, đòi hỏi người có thẩm quyền phải nắm vững quy định pháp luật.
Nếu còn thắc mắc về các mẫu hợp đồng hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể khác, hãy ghé thăm timviec365.vn để được nghe hướng dẫn cụ thể hơn bạn nhé. Timviec365.vn với nhiều tính năng: tìm việc làm, kết nối nhà tuyển dụng với ứng cử viên, cung cấp các bản mô tả công việc, giải thích thuật ngữ, hướng dẫn cách viết hồ sơ xin việc,... chắc chắn sẽ đáp ứng đa dạng yêu cầu của các bạn đó. Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục