Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Capital Expenditure là từ ngữ không còn quá xa lạ với những người làm kinh doanh thời hiện đại. Tuy nhiên bạn vẫn chưa hiểu Capital Expenditure có nghĩa là gì? Gồm có những loại Capital Expenditure nào hiện nay? Đặc điểm của Capital Expenditure là gì? Cùng timviec365.vn tìm hiểu những thông tin về Capital Expenditure nhé!
Capital Expenditure (viết tắt là CapEx) là chi phí tài sản cố định hay chi phí vốn. Doanh nghiệp sẽ bỏ ra các chi phí tài sản cố định để mua, nâng cấp hay bảo trì các tài sản hữu hình của công ty như đất đai, xí nghiệp, nhà cửa, trang thiết bị hay công nghệ.
Bên cạnh đó, Capital Expenditure còn được công ty dùng để dùng trong dự án mới hoặc các khoản đầu tư của công ty. Chi phí về tài sản cố định sẽ bao gồm tất cả các chi phí mua một nhà xưởng mới, mua bộ phận của trang thiết bị hay thậm chí là chi phí sửa mái nhà. Capital Expenditure cũng là chi phí quan trọng sẽ được phê duyệt thông qua cuộc họp cổ đông hay hội đồng quản trị.
Chi phí tài sản cố định sẽ bao gồm: Sửa chữa các tài sản cố định giúp tuổi thọ của sản phẩm tăng lên, mua sắm các tài sản hữu hình hoặc vô hình để đem lại các nguồn thu cho công ty và nâng cấp các tài sản cố định giúp tăng các hiệu quả về năng suất làm việc. Bên cạnh đó, các nhà đầu có thể đầu tư phương tiện đi lại cho nhân viên, tài sản vô hình (giấy phép hay bằng sáng chế), đầu tư các máy móc và thiết bị mới (máy tính, điều hòa, máy in, máy lắp ráp, đóng gói,...), mua dây chuyền sản xuất mới, mua máy móc hoặc công trình,...
Ví dụ: Công ty có thể mua xe để đưa đón nhân viên đi làm hoặc mua xe để tiếp đón đối tác, số tiền đó được chi tiêu vào tài sản cố định.
Capital Expenditure được chia làm 2 loại là chi phí tài sản cố định bảo trì và chi phí tài sản cố định mở rộng.
Chi phí tài sản cố định bảo trì hay CapEx bảo trì là loại chi phí mà cố định sẽ được sử dụng cho mục đích sửa chữa, tân trang, khắc phục các tình trạng như suy giảm hay hao mòn của tài sản cố định trong công ty, doanh nghiệp.
Đây là khoản chi phí bắt buộc mà công ty cần phải thanh toán, bởi vì nếu không thanh toán chi phí này định kỳ, năng suất làm việc và máy móc trong công ty sẽ suy giảm, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Và chi phí tài sản cố định bảo trì sẽ được phân bổ một khoản tiền cố định.
Chi phí tài sản cố định mở rộng hay CapEx đầu tư là chi phí mà doanh nghiệp, công ty dùng để nâng tầm và mở rộng hoạt động của mình. Do vậy, thông thường tài sản cố định mở rộng sẽ được mua mới để tạo năng suất cao hơn và đem lại giá trị lợi nhuận cao.
Công thức tính tài sản cố định như sau:
Chi phí tài sản cố định (CapEx) = Chi phí đầu tư tài sản cố định, sự thay đổi máy móc và thiết bị + Khấu hao của hiện tại
Ví dụ: Công ty của bạn sở hữu tài sản cố định như nhà máy, thiết bị vào năm 2021 là 1000. Tuy nhiên, vào năm 2020 số tài sản máy móc và thiết bị này là 600. Trong năm 2021, khấu hao là 100. Vậy chi phí tài sản cố định sẽ áp dụng theo công thức:
CapEx = 1000 - 600 + 100 = 500.
Xem thêm: Earned media là gì? Những ưu điểm khi sử dụng của Earned media
Chi phí tài sản cố định sẽ khác với chi phí hoạt động và OPex. Chi phí để hoạt động tài sản cố định sẽ là loại chi phí trong thời gian ngắn và là các chi phí bỏ ra phục vụ và duy trì hoạt động kinh doanh của công ty. Chi phí hoạt động khác với tài sản cố định, các chi phí hoạt động tính luôn trong năm vào thuế doanh nghiệp mà chi phí này đã phát sinh. Các doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm CRM để điều chỉnh chi phí hợp lý và nâng cao khâu chăm sóc khách hàng hơn.
Các chi phí tài sản cố định sẽ dựa vào số tiền mà số lượng mà các công ty, doanh nghiệp bỏ ra để mua mới máy móc duy trì và phát triển kinh doanh hoặc đầu tư vào các tài sản cố định hiện tại. Trong ngành kế toán, chi phí được coi là tài sản cố định khi tài sản hoặc khoản đầu tư đó sẽ có thời gian sử dụng trên một năm hoặc trong trường hợp nếu các chi phí này dùng để tăng thời gian sử dụng dự kiến trong một tài khoản vốn hiện tại.
Nếu đấy là một chi phí tài sản cố định thì cần phải được vốn hóa và công ty sẽ phân bố các chi phí này theo thời gian dự kiến sử dụng sản phẩm. Tuy vậy, nếu chi phí này được sử dụng để duy trì tình trạng sử dụng của một tài sản thì cần được khấu trừ vào năm và chi phí phát sinh.
Capital Expenditure sẽ được tìm thấy ở các mục dòng tiền trong hoạt động đầu tư trong các bản lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, công ty. Capital Expenditure có thể được ghi nhận khác nhau tùy theo công ty, doanh nghiệp đó. Các nhà đầu tư hay nhà phân tích có thể thấy các chi phí Capital Expenditure được thống kê ở mua sắm bất động sản, chi phí đầu tư, máy móc, thiết bị, chi phí thâu tóm.
Tùy thuộc vào hoạt động hoặc ngành công nghiệp của công ty, giá trị chi phí quản lý tài sản cố định sẽ khác nhau. Có một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn như viễn thông, sản xuất, khai thác và sản xuất dầu mỏ, khí đốt… sẽ có mức tài sản cố định cao nhất.
Các cổ phiếu doanh nghiệp hay đầu tư chứng khoán rất quan tâm đến các dữ liệu tăng giảm của Capital Expenditure để đưa ra quyết định đầu tư. Trạng thái hoạt động duy trì của công ty tăng hoặc giảm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến công ty. Vì vậy, có thể dựa vào các chỉ số về Capital Expenditure để đầu tư an toàn, giảm thiểu rủi ro.
Các chi phí tài sản cố định sẽ tăng trong các trường hợp như: Công ty đang trên đà phát triển và muốn mở rộng thị trường và quy mô qua việc đầu tư chứng khoán, bất động sản, cổ phiếu; Các doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động cần sử dụng nhiều chi phí mua máy móc, thiết bị để vận hành; Công ty đối mặt với nhiều khoản đầu tư vô cùng lớn và liên tục; Công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng,...
Có thể doanh nghiệp phát triển thì chi phí tài sản cố định tăng nhưng không đồng nghĩa với việc là chi phí tài sản cố định giảm thì doanh nghiệp đó sẽ không phát triển ổn định. Chi phí tài sản cố định có thể giảm trong trường hợp doanh nghiệp phát triển cân bằng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được Capital Expenditure là gì và những đặc điểm của Capital Expenditure đem lại cho doanh nghiệp. Mong rằng bạn đã biết được cách thức tính tài sản cố định và cách thức vận hành doanh nghiệp để tài sản cố định tăng giảm tương ứng. Bên cạnh đó, chi phí tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp phát triển có hiệu quả, tăng năng suất vận hành của công ty.
Tài sản cố định là gì
Bạn đã hiểu về chi phí tài sản cố định, tuy vậy tài sản cố định là gì bạn đã biết hay chưa? Phân biệt các loại tài sản cố định ra sao? Có những cách phân loại tài sản cố định nào? Click bài viết dưới đây để biết thêm về tài sản cố định.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục