Tác giả: Hoàng Hiền - 17/04/2021
Phỏng vấn qua điện thoại đang trở nên thịnh hàng. Nhà tuyển dụng sẽ đặt những câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại cho các ứng viên. Việc này giúp tiết kiệm thời gian của cả đôi bên. Vậy nhà tuyển dụng nên đặt những câu hỏi như thế nào? Và ứng viên cần biết những câu hỏi gì để có sự chuẩn bị tốt nhất? Tham khảo ngay câu hỏi trong bài viết của timviec365.vn nhé.
Nhà tuyển dụng cũng như ứng viên đều cần xem xét và chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại. Phỏng vấn qua điện thoại bao gồm phỏng vấn qua cuộc nói chuyện và phỏng vấn qua video call. Các bạn có thể đọc những câu hỏi phỏng vấn hay nhất để chuẩn bị trước những tình huống bất ngờ.
Khi phỏng vấn qua cuộc nói chuyện mà không nhìn mặt, nhà tuyển dụng cần lưu ý một số chi tiết để đặt câu hỏi cho phù hợp. Lúc đó, hãy đặt hồ sơ của ứng viên lên trước mặt để xác định thông tin. Bạn sẽ không thể nhìn mặt ứng viên do đó bạn cần chắc chắn rằng không gọi nhầm sang ứng viên khác.
Phỏng vấn qua video call được khuyến khích hơn. Vì qua đó, bạn vẫn có thể quan sát cách trả lời, ứng xử và thái độ của ứng viên. Việc xác minh thông tin cũng không cần quá khó khăn. Những câu hỏi phỏng vấn qua trường hợp này cũng có sự khác biệt so với những câu hỏi trong trường hợp còn lại. Hiện nay nhiều nhà tuyển dụng thường phỏng vấn qua skype, các bạn ứng viên có thể tham khảo kinh nghiệm phỏng vấn qua skype.
Mặt khác, phỏng vấn qua điện thoại giúp đôi bên đều tiết kiệm thời gian di chuyển, có thể linh động hơn. Tuy nhiên vẫn cần chuẩn bị các câu hỏi để sàng lọc ứng viên một cách tốt nhất.
Vậy nhà tuyển dụng cần chuẩn bị và đặt cho ứng viên những câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại nào? Ứng viên cần chuẩn bị một số câu hỏi phỏng vấn để tránh bỡ ngỡ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những câu hỏi ngay dưới đây.
Xem thêm: Chức năng và nhiệm vụ của phòng nhân sự trong doanh nghiệp
Các câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại về cơ bản không khác biệt quá nhiều khi phỏng vấn trực tiếp. Khi phỏng vấn qua điện thoại nhà tuyển dụng cần chú ý lắng nghe hơn để có đánh giá khách quan nhất.
Giới thiệu bản thân là một câu hỏi phỏng vấn “kinh điển” qua điện thoại. Việc này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác minh được thông tin của ứng viên. Đối với ứng viên, hãy trả lời câu hỏi này thật ngắn gọn nhưng đầy đủ. Thời gian phỏng vấn qua điện thoại thường ngắn hơn thời gian phỏng vấn trực tiếp. Do đó hãy chuẩn bị cho mình câu trả lời thật tốt. Trả lời rõ ràng, mạch lạc vì bạn sẽ không thể đảm bảo đường dây luôn ổn định hay nhà tuyển dụng nghe rõ ràng những lời bạn nói. Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì? Bạn có thể giới thiệu ngắn cho nhà tuyển dụng.
Xem ngay: Kinh nghiệm trình bày bài giới thiệu bản thân theo mẫu
Câu hỏi thứ hai về kinh nghiệm làm việc. Đây được coi là câu hỏi không thể thiếu trong mỗi cuộc phỏng vấn dù là trực tiếp hay thông qua điện thoại. Theo thông thường, nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một phần qua những kinh nghiệm mà ứng viên đã trải qua. Họ sẽ đánh giá bạn qua khung năng lực, xem bạn có phù hợp với công ty hay không.
Nếu bạn nghĩ bạn có thể phóng đại qua điện thoại thì bạn đã lầm to. Nhà tuyển dụng hoàn toàn xác minh và cảm nhận được thông tin, sự thật qua giọng điệu và lời nói của bạn.
Hãy trả lời thành thật về kinh nghiệm mà bạn đã từng trải qua, nói thêm một chút về kỹ năng hay những gì bạn học hỏi được qua công việc đó. Điều này chắc chắn sẽ làm hài lòng nhà tuyển dụng và cơ hội ứng tuyển thành công cũng cao hơn.
Đừng bỏ qua: Lợi ích của việc tham dự buổi phỏng vấn dù bạn không thích
So với việc gặp mặt trực tiếp hay video call, những cuộc điện thoại thông thường sẽ làm nhà tuyển dụng phải tập trung lắng nghe hơn. Đối với câu hỏi này, bạn cần trả lời một cách khôn khéo và thông minh. Việc bạn có tìm hiểu về công ty hay không cũng thể hiện qua câu trả lời cho câu hỏi này.
Hãy đưa ra câu trả lời hợp lý chẳng hạn như bạn ứng tuyển vì mong muốn được trải nghiệm ở môi trường năng động hay bạn muốn cải thiện mức lương của mình,...
Thay vì câu hỏi này hay đi kèm với nó, nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm tại sao bạn lại nghỉ làm công việc cũ? Câu hỏi này sẽ khiến nhiều ứng viên phải ngập ngừng nếu ứng viên nghỉ việc do những lý do như bị sa thải, bị cho thôi việc, gây ra lỗi lớn,... Nếu trả lời không tốt, bạn sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp. Một lời khuyên cho câu trả lời cho câu hỏi phỏng vấn này, hãy tích cực và nội dung câu trả lời không nên đề cập quá sâu vấn đề mà hãy nói tới công việc bạn sắp ứng tuyển hơn.
Xem thêm: Có nên ứng tuyển lại công ty đã từng từ chối bạn? Tìm hiểu ngay
Câu hỏi về thế mạnh hay điểm yếu tương đương với câu hỏi “Lý do nào để công ty tuyển bạn mà không phải ai khác?”. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần nêu điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Có thể bạn nghĩ nó không quan trọng nhưng nhà tuyển dụng thì không nghĩ như vậy.
Chẳng hạn như bạn nói rằng thế mạnh của bạn là giao tiếp tiếng Anh tốt nhưng khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi tiếng Anh bạn lại trả lời ấp úng và không tự tin. Sự không tự tin và không chắc chắn đó hoàn toàn thể hiện được qua giọng điệu cũng như cách trả lời của bạn qua điện thoại. Vì vậy khi phỏng vấn tiếng Anh bạn phải chắc chắn trình độ của mình ổn và có thể đáp ứng yêu cầu cơ bản.
Ngoài ra hãy nêu lên điểm yếu của mình để nhà tuyển dụng có đánh giá khách quan hơn.
Một câu hỏi để đánh giá thời gian làm việc và định hướng của ứng viên. Câu hỏi này không thể thiếu khi phỏng vấn qua điện thoại. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn nhân viên của mình gắn bó lâu dài với công ty vì vậy họ cần sàng lọc thật tốt. Và câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng làm điều đó.
Nếu bạn có ý định làm việc lâu dài, hãy nói định hướng và mục tiêu bạn sẽ phấn đấu trong những năm tới.
Nếu chỉ có ý định làm thêm bán thời gian, hãy nói rõ với nhà tuyển dụng. Tùy từng trường hợp hay nhu cầu, nhà tuyển dụng sẽ quyết định tuyển bạn hay không.
Xem thêm: Có nên nhảy việc vì lương? Bí quyết giúp bạn có lựa chọn đúng
Sau khi đặt ra một vài câu hỏi phỏng vấn, lúc này nhà tuyển dụng đã đánh giá sơ bộ được kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên. Từ đó định hình được mức lương cho ứng viên. Hãy đưa ra mức lương bạn thấy phù hợp với năng lực mình nhất. Đừng sợ bất kỳ điều gì vì nhà tuyển dụng cũng chỉ muốn tham khảo ý kiến hay đề xuất của ứng viên mà thôi. Không có nhà tuyển dụng nào trả lương cao cho một ứng viên không tự đánh giá được năng lực của mình. Hãy chuẩn bị để trả lời câu hỏi này tốt nhất. Nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra lời đề nghị lương cho bạn, nếu bạn thấy phù hợp hãy đồng tình.
Đây cũng là một câu hỏi phổ biến và nó cũng được đưa vào danh sách những câu hỏi nên phỏng vấn qua điện thoại. Câu hỏi này đánh giá sự hiểu biết của ứng viên về công ty cũng như vị trí đang ứng tuyển. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ mô tả lại công việc mà ứng viên cần phải làm. Nếu không chú ý lắng nghe, ứng viên có thể sẽ đánh mất cơ hội để thắc mắc hay tìm hiểu thêm thông tin về công ty. Một số thông tin như quyền lợi, mức phạt, thưởng hay chế độ nghỉ phép, các lớp đào tạo chuyên sâu,... Nếu chưa chắc chắn về điều gì hãy mạnh dạn hỏi lại nhà tuyển dụng. Việc này cũng được nhà tuyển dụng đánh giá cao nữa đó.
Ngoài những câu hỏi trên đây, còn rất nhiều câu hỏi khác nhà tuyển dụng cũng như ứng viên cần chuẩn bị như môi trường làm việc ứng viên mong muốn là gì, ứng viên nghĩ gì về công việc, bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty chúng tôi,... Nhà tuyển dụng cần linh hoạt trong việc đặt câu hỏi với từng ứng viên vì không phải ứng viên nào cũng có kỹ năng, kinh nghiệm giống nhau.
Trên đây là bài viết tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại của timviec365.vn. Nhà tuyển dụng và ứng viên nên tham khảo và chọn lọc ra những câu hỏi phù hợp, cần thiết cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Mẹo về cách xin nghỉ việc qua điện thoại không phải ai cũng biết
Xin nghỉ việc qua điện thoại không là một ý tưởng hay để thể thể hiện sự chuyên nghiệp và lịch sự. Hãy áp dụng vài mẹo về cách xin nghỉ việc qua điện thoại sau đây nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục