Tác giả: Hoàng Thanh Hằng
Nếu bạn không phải chuyên ngành kế toán bạn sẽ không hiểu được Chief Accountant là gì? Các vấn đề bạn nên quan tâm khi nói về Chief Accountant trong doanh nghiệp? Lựa chọn nào cho bạn về trường học đào tạo chuyên ngành kế toán uy tín và hàng đầu hiện nay? Bạn sẽ có cơ hội việc làm như thế nào khi lựa chọn ngành học kế toán cho bản thân? Hãy cùng timvie365.vn đi tìm hiểu vấn đề này.
Chief Accountant là gì? Chắc chắn nếu bạn không phải làm việc trong ngành bạn sẽ không hiểu được từ ngữ chuyên ngành này. Trong tiếng Việt thì đây là từ tiếng anh chuyên ngành kế toán, cụm từ tiếng Anh này dùng để nói đến vị trí “kế toán trưởng” trong doanh nghiệp, người đứng đầu bộ phần kế toán – tài chính trong một doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hay doanh nghiệp nước ngoài.
Chief Accountant - kế toán trưởng là người được cấp giấy phép cho việc trở thành kế toán trưởng bởi bộ tài chính. Là người đứng đầu chịu trách nhiệm phụ trách và chỉ đạo các hoạt động về tài chính của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp. Chief Accountant – kế toán trường có thể là người đứng đầu một bộ phận trong một doanh nghiệp lớn hoặc đứng đầu một nhóm trong các doanh nghiệp nhỏ. Là người dưới quyền của giám đốc tài chính – CFO trong doanh nghiệp.
Khi bạn là một kế toán trưởng và được bổ nhiệm chức vụ là kế toán trưởng, ngoài việc tính toán tài chính của doanh nghiệp và tính thuế của doanh nghiệp cho chính xác. Khi bạn ở vị trí kế toán trường thì quyền hạn, trách nhiệm của bạn sẽ cao hơn vị trí là nhân viên kế toán trong doanh nghiệp cùng với đó thì mức lương của bạn cũng cao hơn.
Khi bạn là một Chief Accountant trong doanh nghiệp bạn sẽ cần làm những nhiệm vụ của mình với vị trí là một kế toán trưởng trong doanh nghiệp. Các nhiệm vụ cần làm hàng ngày của kế toán trưởng bao gồm những công việc cụ thể như sau:
Thứ nhất, quản lý hoạt động của bộ phận kế toán khi là người đứng đầu bộ phận, bạn sẽ đóng vai trò người quản lý. Quản lý hoạt động của bộ phận kế toán để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và giảm các chi phí tối đa cho doanh nghiệp. Chief Accountant cần đảm bảo giao việc phù hợp cho tất cả các nhân viên kế toán dưới quyền mình để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Không chỉ vậy kế toán trưởng chính là người thầy để chỉ dạy cho nhân viên dưới quyền mình tại bộ phận kế toán. Là người đứng ra thực hiện các giao dịch với ngân hàng, làm báo cáo về tài chính lên cấp trên để có các xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động để giải quyết hiệu quả. Chief Accountant – kế toán trưởng là người biết cách áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào công việc để tăng hiệu suất công việc, giảm thời gian làm việc và giảm các chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp để đảm bảo tài chính của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Thứ hai, Chief Accountant là người chịu trách nhiệm giám sát việc quyết toán của doanh nghiệp. Giám sát các khoản thu chi của doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động về kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, và kiểm kê các dòng tiền của doanh nghiệp làm báo cáo tài chính và cuối năm. Khi được lệnh của các quản lý cấp cao trong doanh nghiệp về yêu cầu quyết toán thì bạn luôn sẵn sàng trong bất kỳ thời gian nào. Là người đứng ra để trình bày vào báo cáo về kết quả tài chính với ban điều hành doanh nghiệp, đứng ra để bàn về tài chính với các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, nhiệm vụ của Chief Accountant đảm nhiệm là đảm bảo tính hợp pháp của số sách kế toán trong doanh nghiệp. Luôn đảm bảo tính chính xác, tính kịp thời và tính hợp pháp của các tài liệu về tài chính doanh nghiệp, về các số sách kế toán cũng cần hợp pháp, tất cả các giấy tờ thành toàn, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các bảng kê danh sách vật liệu mua bán, bảo hiểm, công nợ với ngân hàng và công nợ với khách hàng và cả chủ đầu tư cũng cần phải rõ ràng, rành mạch trước pháp luật. Kế toán trưởng chính là người chịu trách nhiệm với các tài liệu, số sách, chứng từ khi giao cho bên kiểm toán kiểm toán tài chính của doanh nghiệp.
Thứ tư, nhiệm vụ không thể thiếu của Chief Accountant – kế toán trưởng là lập báo cáo tài chính với quản lý cấp cao. Kế toán trưởng là người phải tham gia vào việc lập các báo cáo về tài chính của doanh nghiệp khi được yêu cầu, hoặc theo 1 khoảng thời gian nhất định được lãnh đạo quy định. Báo cáo có thể do các nhân viên trong nhóm, trong bộ phận kế toán làm ra hoặc do kế toán trưởng tự mình lập ra từ các tài liệu được cung cấp của nhân viên kế toán.
Thứ năm, nhiệm vụ của Chief Accountant – kế toán trưởng là phân tích các dữ liệu tài chính và đưa ra các dự báo với quản lý. Khi là kế toán trưởng bạn không chỉ là việc tính toán các con số mà họ còn là người đảm nhiệm phân tích chúng và đưa ra được các dự báo về nguồn tài chính doanh nghiệp, đưa ra cách giải quyết để thu hút nguồn tài chính từ bên ngoài vào doanh nghiệp. Đưa các cách rủi ro về tài chính mà cách nhà lãnh đạo có thể gặp phải, và đưa ra các cảnh báo về tài chính như thế nào là sai phạm và bị phạm quy định của pháp luật.
Ngoài ra các kế toán trưởng còn làm những công việc do cấp trên giao liên quan đến kế toán, thuế, và các công việc về tài chính của doanh nghiệp.
Xem thêm: Mẫu bảng cân đối kế toán ngân hàng mới nhất hiện nay
Thứ nhất về quyền hạn bạn nhận được khi ở vị trí Chief Accountant – kế toán trưởng là quyền khi bạn là được lên tiếng hoặc nói nên quan điểm của bản thân về tài chính của doanh nghiệp, chỉ ra những sai phẩm của doanh nghiệp đang gặp phải và đưa tài chính doanh nghiệp đi đúng hướng.
Thứ hai, trách nhiệm của bạn là quản lý và tổ chức các hoạt động tài chính kế toán cho bộ phận kế toán của doanh nghiệp. Bạn là người sẽ phân việc cho nhân viên kế toán trong nhóm hoặc trong bộ phận kế toán mà bạn quản lý. Là người kiểm tra sổ sách, và đảm bảo số liệu thống kê là hợp pháp trước pháp luật.
Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo về kế toán. Sau đâu sẽ là một số gợi ý cho bạn về trường hàng đầu nước ta có đào tạo chuyên ngành kế toán để bạn lựa chọn và tìm hiểu cho mình một ngôi trường phù hợp để theo học và có cơ hội học tập, phát triển tốt nhất cho bản thân.
* Các trường đại học tại Hà Nội đào tạo ngành kế toán hàng đầu, uy tín và chất lượng
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Hà Nội
- Trường Đại học Ngoại Thương
- Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Học viện Ngân Hàng
- Trường Học viện Tài Chính
- Trường Đại học Thương Mại
- Trường Đại học Thủy Lợi
- Trường Đại học Công Đoàn
- Trường Đại học Giao thông Vận tải
- Trường Viện Đại học Mở Hà Nội
- Trường Đại học Thăng Long
* Các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh đào tạo ngành kế toán hàng đầu và uy tín
- Trường Đại học Ngoại Thương
- Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
- Trường Đại học Tài chính Marketing
- Trường Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh
* Các trường đại học miền Trung đào tạo ngành kế toán uy tín và chất lượng cho lựa chọn của bạn như sau:
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
- Trường Đại học Nha Trang
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Bạn hãy lựa chọn cho mình một trường học phù hợp và chất lượng để theo đuổi đam mê với những con số của mình.
Xem thêm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp và những thông tin bạn cần biết
Khi bạn học ngành kế toán ra trường sẽ không lo vấn đề việc làm. Hiện này có rất nhiều các cơ quan và doanh nghiệp khác nhau được đưa vào thành lập và hoạt động ở các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Bất kể một doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu được bộ phận kế toán. Hiện nay nước ta có gần 500 nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau đang hoạt động, mỗi năm có thêm khoảng 1000 các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Mỗi doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau sẽ cần từ 2 – 6 nhân viên kế toán, đây chính là cơ hội việc làm cho bạn trong ngành kế toán với vị trí là kế toán viên trong doanh nghiệp.
Bạn có thể lựa chọn và làm việc với ngành kế toán ở những vị trí công việc cụ thể sau:
- Làm việc với vị trí kế toán bán hàng, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ trong doanh nghiệp, kế toán thuế, kế toán trong doanh nghiệp xây dựng,..
- Làm việc với vị trí là nhân viên môi giới chứng khoán của doanh nghiệp với các nhà đầu tư, bạn có thể trở thành một nhân viên quản lý dự án, nhân viên kế toán trong phòng giao dịch và ngân quỹ của doanh nghiệp.
- Làm việc với công việc của chuyên viên phụ trách kế toán thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm sát viên, kiểm toán, thủ quỹ của một doanh nghiệp nào đó, nhân viên tư vấn tài chính cho ngân hàng.
- Bạn có thể lựa chọn việc làm ở vị trí kế toán trưởng, quản lý tài chính, trưởng phòng kế toán,...
- Khi bạn có năng lực và kinh nghiệm trong nghề kế toán – kiểm toán bạn có thể lựa chọn trở thành một thanh tra về kinh tế, nghiên cứu về tài chính trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, trở thành một giảng viên giảng dạy ngành kế toán tại các trường đại học, cao đẳng là một lựa chọn không tồi chút nào.
Với các vị trí công việc này bạn có thể làm việc tại cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, các trường đại học, trung tâm đào tạo. Hãy lựa chọn cho mình một vị trí làm việc tốt nhất và mội môi trường làm việc để bản thân bạn có thể phát triển với ngành kế toán. Bạn cũng có thể tìm kiếm việc làm ngành kế toán cho mình trên timviec365.vn, bạn sẽ tìm thấy nhiều lựa chọn cho mình và một môi trường trường phù hợp cũng như mức lương mà mình mong muốn cho vị trí công việc liên quan đến ngành kế toán.
Cơ hội thăng tiến với ngành kế toán của bạn trong doanh nghiệp sẽ đi theo tiến trình như sau: Đâu tiền là nhân viên kế toán, đến kế toán trường, quản lý tài chính cao cấp của doanh nghiệp và bạn có thể lên vị trí là giám đốc tài chính của doanh nghiệp khi bạn có đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo để đứng đầu một bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp.
Qua những chia sẻ về Chief Accountant là gì, bạn đã có thêm kiến thức cho mình về kế toán trưởng trong doanh nghiệp. Các vấn đề liên quan đến kế toán trưởng bạn cần biết. Không chỉ vậy bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về trường học đào tạo ngành kế toán cho bạn yêu thích ngành kế toán và những con số. Tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm để vững chắc hơn với ngành mà bạn đã lựa.
Xem thêm: Phương pháp tính giá xuất kho là gì? Cách tính như thế nào
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục