Tác giả: Phương Anh Nguyễn
Khảo sát địa hình được biết đến là một công việc quan trọng và cần thiết trước khi một công trình hay dự án nào đó tiến hành xây dựng. Với sự quan trọng của công việc này mà người đảm nhận việc khảo sát địa hành cần có cho mình chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. Vậy, bạn biết gì về chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình? Sở hữu chứng chỉ này như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho mình nhé!
Chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình được biết đến là một trong những chứng chỉ thuộc lĩnh vực xây dựng. Theo đó, người thực hiện việc khảo sát địa hình cho các dự án hay công trình sẽ được triển khai xây dựng trong tương lai cần sở hữu cho mình loại chứng chỉ này. Thế nhưng hiện nay, thông tin về chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng vẫn còn khá mơ hồ với nhiều người. Vai trò và ý nghĩa của chứng chỉ này như thế nào? Và tại sao cần phải có chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình? Những căn cứ pháp lý nào đại diện và đảm bảo được độ tin cậy của loại chứng chỉ này?
Thực tế thì không phải tự nhiên mà chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình là điều bắt buộc mà người đảm nhận việc này hay còn gọi là các kỹ sư cần phải sở hữu. Khảo sát địa hình là việc cần phải làm đầu tiên để đánh giá được mức khả thi, sự phù hợp của dạng địa hình đó với công trình sắp tới có thực sự đảm bảo hay không. Qua đó, việc quyết định tiến hành thi công có những căn cứ, cơ sở thông tin chính xác để đưa ra quyết định cuối cùng.
Có thể nói, với chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình sẽ có vai trò cụ thể như sau:
- Là cơ sở, căn cứ pháp lý đảm bảo được chuyên môn của người thực hiện việc khảo sát địa hình.
- Là căn cứ để xác định người đảm nhận việc khảo sát có đủ tư cách thực hiện việc khảo sát địa hình.
- Là cơ sở để chứng minh người thực hiện việc khảo sát có đủ những giấy tờ cần thiết cho công việc của mình.
- Là căn cứ để kiểm tra khi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
Nhìn chung, chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình có vai trò đảm bảo cho người thực hiện việc khảo sát có đủ cơ sở pháp lý cũng như năng lực chuyên môn để thực hiện công việc của mình.
Chứng chỉ khảo sát hành nghề là chứng chỉ mà người tham gia trong việc khảo sát địa hình các công trình xây dựng cần phải có. Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất, việc khảo sát địa hình không phải là công việc đơn giản. Người thực hiện việc khảo sát cần có sự đánh giá một cách chính xác về địa hình đó, do vậy, họ phải có nền tảng kiến thức phong phú, chắc chắn. Có thể kể đến như: kiến thức về đất đai, khí hậu, vật lý, hóa học, toán học,....
Thứ hai, việc khảo sát địa hình cần có sự đánh giá chính xác. Vì thế, người đảm nhận việc này cần có sự đảm bảo về mặt uy tín để có thể đưa ra những đánh giá mang tính quyết định và có khả năng chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.
Thứ ba, khảo sát địa hình cần được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận. Không phải ai cũng có đủ năng lực để thực hiện việc này. Người đảm nhận phải là người có đủ tư cách hoạt động trong nghề.
Là một loại chứng chỉ được cấp để cho người đảm nhận việc này có đủ cơ sở để thực hiện công việc. Vậy, những căn cứ pháp lý nào đảm bảo được cho chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình?
Chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình được đảm bảo bởi những căn cứ pháp lý sau:
- Dựa vào Luật xây dựng ở năm 2014.
- Dựa vào Điều 16 của Thông tư 17/2016/TT-BXD.
- Dựa trên Điều 46 của Nghị định số 59/2016/NĐ-CP.
Đây là những điều luật, căn cứ đảm bảo tính pháp lý của chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. Với những điều luật này thì việc sở hữu chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình sẽ là rất cần thiết nếu như bạn muốn hoạt động công việc này trong lĩnh vực xây dựng. Nếu không có trong tay chứng chỉ này thì sẽ rất khó để bạn có thể đảm nhận việc khảo sát một cách hiệu quả nhất.
Vậy, làm sao để có thể sở hữu chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình?
Chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hiện nay gồm 3 loại. Đó là chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hạng 1, chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hạng 2 và chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hạng 3. Nhìn chung, với chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình thì điều kiện để có thể cấp chứng chỉ này sẽ tùy thuộc vào từng loại chứng chỉ cụ thể. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những điều kiện chung đối với cả 3 loại chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình.
Với điều kiện chung của chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình sẽ có những yêu cầu chung về tính chuyên môn của người đảm nhận việc khảo sát địa hình.
Với trình độ chuyên môn thì để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình, người muốn xin cấp chứng chỉ phải có chuyên môn được đào tạo các chuyên ngành như địa hình, chuyên ngành địa chất, chuyên ngành trắc địa hay chuyên ngành xây dựng,... Nói chung sẽ là những chuyên ngành có liên quan tới địa hình để có thể có kiến thức chuyên môn trong việc đánh giá địa hình.
Thêm vào đó, các cá nhân thực hiện công việc này cần có thời gian đảm bảo về kinh nghiệm trong việc đánh giá, khảo sát thực tế địa hình đã được quy định trong Điều 46 của Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì sẽ có được điều kiện để xét cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình.
Tuy nhiên, đây chỉ là các điều kiện chung cơ bản mà các cá nhân cần có. Với mỗi loại chứng chỉ cụ thể sẽ có những yêu cầu đưa ra mà cá nhân cần thỏa mãn.
Đây là chứng chỉ có hạng cao nhất trong 3 loại chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. Vì thế mà các yêu cầu đặt ra với loại chứng chỉ này cũng sẽ cao hơn và khó hơn so với 2 loại chứng chỉ còn lại.
Cụ thể các điều kiện mà cá nhân cần thỏa mãn như sau:
- Về bằng cấp và trình độ chuyên môn: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học trở lên với các chuyên ngành liên quan đến địa chất, xây dựng,... Điều này để đảm bảo được rằng bạn có đủ cơ sở và có sự phù hợp với nội dung để có thể đề nghị việc cấp chứng chỉ hành nghề với thời gian là từ 7 năm trở lên. (Trước đây sẽ là chứng chỉ hành nghề khảo sát còn hạn và chứng chỉ hành nghề khảo sát hết hạn).
- Về kinh nghiệm: Cá nhân cần có kinh nghiệm với vị trí chủ nhiệm trong việc khảo sát địa hình xây dựng phù hợp với đề nghị cấp chứng chỉ liên quan. Số lượng dự án được quy định sẽ là 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B trở lên. Cũng có thể là 2 công trình thuộc cấp I trở lên hoặc 3 công trình thuộc cấp II trở lên.
- Vượt qua cũng như đạt được các yêu cầu về bài thi sát hạch do chính Cục quản lý hoạt động xây dựng của Bộ xây dựng tổ chức.
Tuyển dụng kỹ sư địa chất công trình
Hạng 2 được coi là hạng trung bình của chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. Để có được chứng chỉ loại này thì bạn cần:
- Về trình độ chuyên môn: Cần phải tốt nghiệp Cử nhân đại học trở lên với các chuyên ngành liên quan như xây dựng hay chuyên ngành về địa chất. Điều này nhằm đảm bảo được sự phù hợp với nội dung việc cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát từ 4 năm trở lên.
- Về kinh nghiệm: Cá nhân cần đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm khảo sát với số lượng các dự án như sau: từ 1 dự án thuộc nhóm B trở lên hoặc từ 2 dự án thuộc nhóm C trở lên hoặc ít nhất là có 2 công trình thuộc cấp II hoặc là 3 công trình thuộc cấp III.
- Thỏa mãn được các yêu cầu trong bài thi sát hạch của Sở xây dựng hay các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này tổ chức.
Hạng 3 là hạng thấp nhất của chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. Vì vậy, các điều kiện để đạt được chứng chỉ hạng này sẽ dễ dàng hơn cho các cá nhân.
Các điều kiện cụ thể bao gồm:
- Về trình độ: Cá nhân cần tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng trở lên với các chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ. Yêu cầu sẽ là có trình độ từ 2 năm với hệ Đại học, 3 năm trở lên với Cao đẳng và trung cấp.
- Về kinh nghiệm làm việc: Cá nhân đã từng tham gia trực tiếp vào việc đánh giá, khảo sát địa hình các dự án công trình. Số lượng tương ứng sẽ là 2 dự án thuộc nhóm C trở lên hoặc là 2 dự án có báo cáo về kinh tế, kỹ thuật. Cũng có thể là có từ 2 công trình thuộc cấp III hoặc 3 công trình thuộc cấp IV trở lên.
- Vượt qua được bài thi Sát hạch do chính Sở xây dựng hoặc các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đứng ra tổ chức.
Đây là những yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể đối với mỗi loại chứng chỉ hành nghề xây dựng hiện nay. Tùy thuộc vào sự lựa chọn chứng chỉ hành nghề mà bạn sẽ cần thỏa mãn, đáp ứng được các yêu cầu tương ứng với loại chứng chỉ đó.
Để có thể nhận được chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình thì bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ như thế nào? Và những cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình?
Đây là bộ hồ sơ dành cho những cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hay nâng hạng chứng chỉ này lần đầu tiên. Các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ gồm có:
- 1 tờ đơn xin đề nghị cấp chứng chỉ được in và điền theo mẫu quy định sẵn.
- 2 ảnh thẻ chân dung kích thước 4x6cm với phông nền màu trắng của cá nhân thực hiện việc đề nghị cấp chứng chỉ.
- Bằng thể hiện trình độ chuyên môn của bản thân. Nếu là văn bằng nước ngoài thì cần được dịch sang tiếng Việt và được công chứng đầy đủ.
- Trong trường hợp nâng hạng chứng chỉ thì cần có chứng chỉ hành nghề cũ liên quan.
- Các giấy tờ liên quan đến việc phân công công việc đảm nhận trong từng dự án cụ thể mà cá nhân đã thực hiện. Cần có chữ ký xác nhận của người chịu trách nhiệm chính của dự án để đảm bảo sự chính xác với các thông tin được đưa ra.
- Các giấy tờ chứng minh việc cư trú và lao động một cách hợp pháp đối với các cá nhân là người nước ngoài.
- Giấy chứng nhận kết quả của bài thi sát hạch được kiểm tra trước đó nếu như thi trước. Còn không bạn có thể nộp sau khi có kết quả.
- Các văn bản, tài liệu khác là bản sao cần phải được công chứng hoặc đem theo bản gốc để đối chiếu và so sánh.
Đối với chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình thì những cơ quan, tổ chức có đủ thẩm quyền thực hiện việc này có thể kể đến như:
- Chứng chỉ hạng 1: Được cấp do Cục quản lý hoạt động Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng đảm nhận.
- Chứng chỉ hạng II, hạng III sẽ được cấp bởi những cơ quan và tổ chức sau:
+ Do Sở Xây dựng trực tiếp cấp chứng chỉ. Việc cấp chứng chỉ này sẽ được cấp cho các đối tượng là những cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng ở các tổ chức có trụ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp của địa phương hoặc là có hộ khẩu thường trú hay đăng ký cư trú tại địa phương.
+ Các tổ chức xã hội có hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn cả nước thì có đủ thẩm quyền để cấp chứng chỉ cho các cá nhân là thành viên của tổ chức mình.
Trên đây là những thông tin chi tiết về chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. Mong rằng, qua những điều được chia sẻ trong bài viết này thì các bạn đã hiểu hơn về loại chứng chỉ này để có thể chuẩn bị một cách tốt nhất cho việc xin cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình cho mình.
Những thông tin cần biết về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Xây dựng là một ngành liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt trong số đó là vấn đề an toàn lao động. Vì vậy, với các cá nhân khi hoạt động với vai trò giám sát, chủ nhiệm hay chỉ huy trưởng công trình thì việc có giấy chứng nhận hành nghề xây dựng là rất quan trọng. Đây được coi là cơ sở để thực hiện các công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật đề ra. Vậy, làm thế nào để có chứng chỉ hành nghề xây dựng? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục