Quay lại

Consignee là gì? Phân biệt với một vài thuật ngữ liên quan

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Nếu làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì chắc chắn bạn đã được nghe rất nhiều về từ consignee do đó chẳng khó để hiểu consignee là gì. Nhưng những vấn đề sâu hơn nữa chưa chắc những người trong ngành đã có thể hiểu được. Để làm việc hiệu quả hơn trong ngành xuất nhập khẩu, bạn nên đọc bài viết này và tìm kiếm những thông tin hữu ích, đó có thể là những điều bạn chưa từng để ý đến cho tới khi bạn đọc được chúng và biết rằng, quả thực bạn đã bỏ qua những thông tin gần gũi, bổ ích đến như vậy.

Consignee là gì

Với nội dung được chia sẻ trong bài viết này, Bích Phượng muốn những ai đã bước vào ngành nghề phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu có thể ôn lại những kiến thức quan trọng có thể giúp bạn “hành nghề” tốt hơn, đồng thời bài viết này cũng dành cho những người đang có ý định theo đuổi ngành xuất nhập khẩu thậm chí cho tất cả mọi người đang làm việc ở lĩnh vực khác có thêm chút hiểu biết về ngành xuất nhập khẩu.

Việc làm Xuất - nhập khẩu

1. Tìm hiểu khái niệm consignee là gì và các khái niệm liên quan

1.1. Consignee là gì?

Consignee còn được viết tắt là cnee, là từ chỉ người nhận hàng hóa, đồng thời cũng là người mua hàng hóa (buyer) ở trong vận đơn đích danh. Có nghĩa là họ xuất hiện trên vận đơn có ghi rõ ràng tên, địa chỉ của người nhận hàng hóa, người vận chuyển sẽ chỉ giao hàng hóa cho người được ghi tên ở trên vận đơn hàng hóa đó. Vận đơn này tuân thủ theo quy định chặt chẽ của pháp luật và không được chuyển nhượng tự do

Consignee không phải là người mua hàng theo vận đơn vô danh. Đây là loại vận đơn không ghi rõ tên tuổi, địa chỉ người nhận, chỉ cần ai cầm vận đơn thì đều có thể nhận được hàng hóa giao tới từ người vận chuyển. Đồng thời vận đơn vô danh cũng không phải ký hậu vận đơn, tuân thủ các điều khoản thương mai (incoterms) hay tuân thủ các quy định của pháp luật, có thể chuyển nhượng, trao tay một cách bình thường.

Giải đáp Consignee là gì

Nói ngắn gọn thì khi nhắc tới khái niệm consignee chúng ta hiểu đó chính là người nhận hàng thực của đơn hàng, lô hàng. Các công ty vận chuyển Forwarder thường hỏi khách hàng nhận hàng (consignee) là cá nhân hay công ty. Điều này chứng tỏ rằng vai trò của người nhận hàng thực cũng khá quan trọng, ít nhất là trong một vài trường hợp nào đó. Nói về người nhận hàng thực sự thì đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi real consignee là gì.

1.2. Một số khái niệm liên quan đến Consignee

Ultimate consignee là gì?là câu hỏi tiếp theo chúng ta có thể tìm hiểu. Đây cũng là một cụm từ chỉ về đối tượng nhận hàng tuy nhiên, đó là người nhận cuối cùng của một lô hàng, không phải là đại lý. Nếu có người nhận hàng cuối cùng thì ắt phải có người nhận hàng trung gian. Ý nghĩa này chính là câu trả lời cho câu hỏi intermediate consignee là gì.

Same as consignee là gì cũng là một khái niệm có thể tìm hiểu, nó thể hiện đại ý miêu tả một ai đó giống như người nhận hàng. Việc hiểu một vài ngôn từ như vậy tuy không thực sự quan trọng thế nhưng nó vẫn cần thiết để giúp chúng ta phân biệt được một vài khái niệm được nhắc tới nhiều, phân định rõ các phạm trù ý nghĩa cần nắm bắt.

Xem thêm: Khu phi thuế quan là gì? Đặc điểm của khu phi thuế quan

2. Học cách phân biệt nhanh shipper consignee là gì và Seller – Buyer

Các khái niệm thường đi kèm cùng nhau trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu như Shipper – Consignee, Seller – Buyer khiến cho mọi người trong quá trình sử dụng dễ bị nhầm lẫn, khó phân biệt. Chúng ta cần hiểu rõ bản chất để biết cách sử dụng từng thuật ngữ cho đúng chức năng, hoàn cảnh nếu không sẽ gây ra khó khăn trong quá trình làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu là một người hay nhầm lẫn, hoặc chỉ cần “phòng” trường hợp đó xảy ra thôi, đọc ngay bài viết này và coi như một lần bạn tự mình ôn lại một chút về kiến thức chuyên ngành và sau đó có thể làm việc tốt hơn.

Bạn có biết 4 thuật ngữ trên thường xuất hiện khi nào?

Ở trong hợp đồng ngoại thương đều thể hiện rất rõ ràng hai chủ thể là Seller và Buyer. Thế nhưng trên vận đơn lại chỉ đưa shipper – consignee vào trong chứng từ. Nếu có những trường hợp đã rõ ràng, cụ thể thì khi nhìn vào người ta dễ hiểu được đúng bản chất về cách dùng của các thuật ngữ nhưng hầu như trong các hợp đồng đó, chỉ có 80% nội dung được thể hiện đúng như thuật ngữ biểu thị, còn lại bản chất giao dịch thực sự thì không thể hiện chính xác các bên mua và bán.

Phân biệt consignee với thuật ngữ liên quan

Để nhận ra được các bản giao dịch có đang thể hiện đúng giá trị của các bên tham gia và nội dung giao dịch hay không, bạn cần phải hiểu bản chất của Seller, Buyer, shipper và Consignee. Vậy bản chất của họ là gì?

Hoạt động mua bán xuất nhập khẩu mang bản chất của sự trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán. Ở những nghiệp vụ khác nhau với các loại chứng từ không giống nhau thì người mua, người bán sẽ có cách gọi tên khác nhau. Cụ thể, trong hợp đồng mua bán thì người bán sẽ được gọi theo thuật ngữ Seller hoặc Export – nhà xuất khẩu.

Trong trường hợp phát hành LC thanh toán ở ngân hàng, những người bán không còn là seller nữa mà được gọi với cái tên thuật ngữ khác là người thụ hưởng – Beneficiary còn người mua được gọi là người thanh toán hoặc người trả tiền và được gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là Remitter.

Còn trong trường hợp phát hành vận đơn Bill of Lading của quá trình vận chuyển hàng hóa thì người bán được gọi là shipper, tương đương với nó, người mua được gọi là consignee.

Vậy là chỉ một vai trò là người mua hoặc người bán mà ở những hoàn cảnh khác nhau sẽ có cách gọi khác nhau. Thế nhưng không phải lúc nào người bán cũng có đủ chức năng của nhà xuất khẩu vì doanh nghiệp xuất hàng hóa ra để buôn bán chỉ có chức năng xuất khẩu khi ở các trường hợp nhất định:

- Đã thành lập đăng ký kinh doanh

- Có đăng ký mục hàng cần xuất khẩu

- Có chức năng xuất khẩu

- Có kiến thức nghiệp vụ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu để triển khai một cách trực tiếp các lô hàng xuất ra

- Xin đầy đủ các giấy phép cần thiết đủ để chứng minh về chất lượng, cấu tạo, các thành phần và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Consignee và ngành xuất nhập khẩu

Nếu như doanh nghiệp đã tìm được đối tác nhập khẩu hàng hóa, đương nhiên họ mong muốn được nhanh chóng xuất hàng cho bên mua thế nhưng chưa thể hoàn thiện ngay thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Cách giải quyết trong trường hợp này đó là doanh nghiệp sẽ nhờ một bên thứ 3 làm dịch vụ gửi hàng, có thể thuê dịch vụ ủy thác hoặc vận tải, cước.

Đây chính là lúc bên xuất khẩu hàng phải nhận định rõ vai trò thực của các bên: ai là người bán, ai là người mua thực sự nếu không quá trình giao dịch sẽ xảy ra rắc rối khó tháo gỡ như hiện trạng gửi nhầm hàng hóa đến một người nhận nào đó hoặc gửi debitnote sai người,… kéo theo nhiều hệ lụy vô cùng.

Nhiều trường hợp người gửi hàng hay lúc này gọi đích danh là shipper chỉ đóng vai trò trung gian đứng ra mua hàng và shipper sẽ bán lại cho phía nhà nhập khẩu. Tương tự vậy, bên người mua mong muốn có thể đơn giản hóa thủ tục, chi phí thì họ sẽ nhờ tới các công ty FWD đứng ra nhận hàng.

Như vậy, shipper – Seller, Consignee – Buyer sẽ mang những đặc thù, nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau. Nhiệm vụ khác nhau đó thể hiện ra sao?

Xem thêm: Bàn về các vấn đề xoay quanh kim ngạch nhập khẩu là gì?

3. Buyer – consignee ở trên chứng từ có vai trò là gì?

Buyer là người nhập khẩu, đồng thời cũng là doanh nghiệp cuối cùng sẽ đảm đương việc nhận hàng. Họ chịu trách nhiệm đứng tên ở trong bản hợp đồng mua bán do đó cũng chính họ là người thanh toán lo hàng. Khi buyer đứng tên và chịu trách nhiệm nhập hàng hóa khi giao dịch với bên vận tải, trong bill off lading buyer, họ cũng sẽ đứng tên trong ô Consignee. Khi đó người bán chính là người nhận hàng.

Vai trò của consignee

Còn consignee chính là người nhận hàng từ bên bộ phận shipper hoặc nhận hàng từ người bán. Trong thực tế, nhiều buyer không thể hiện chức năng nhập khẩu hoặc nếu có cũng chỉ thể hiện một phần vì họ không đảm nhận hết được những nghiệp vụ của quá trình làm hàng nhập. Consignee luôn muốn thủ tục giao cho bên thứ ba làm được đơn giản hóa. Khi đó, consignee chính là bên thứ ba. Khi nhận hàng xong thì họ mới giao lại hàng hóa cho người nhập khẩu (Buyer).

Vậy trường hợp này Consignee chính là forwarder đầu nhập có áp dụng thuê dịch vụ, thuê nhập ủy thác. Qua những lý giải trên, chúng ta có một số kết luận như sau:

Trong hợp đồng ngoại thương thì Seller – Buyer chính là những đổi tượng sở hữu hàng thực sự, thể hiện trách nhiệm trả phí mua hàng. Còn ở trên bộ chứng từ để làm thủ tục khai báo bộ phận hải quan, chúng ta vẫn cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể thực tế để biết rõ ai chính là người bán, ai là bên mua.

Việc xác định rõ ràng, chính xác vai trò của các bên có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa như cách chúng ta đang tìm hiểu bản chất consignee là gì, shipper là gì,… mang ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp chúng ta có thể tránh được các lỗi phát sinh có thể gây ra sức ảnh hưởng lớn tới việc nhận và giao hàng cũng như thanh toán.

Lý do rất đơn giản, nó giống như việc không phải lúc nào shipper cũng là người bán mà đơn thuần shipper chỉ đảm đương nhiệm vụ đi gửi hàng. Hoặc buyer không phải luôn ở trong vai trò là người trực tiếp nhận hàng, đôi khi sẽ do bên thứ ba consignee đảm nhận.

Cơ hội việc làm trong ngành xuất nhập khẩu

Như vậy, bài viết này xoay quanh vấn đề lý giải consignee là gì và giúp người đọc nhận diện được một số khái niệm liên quan ở phương diện nhìn nhận bản chất của nó. Phượng mong rằng, thông qua bài viết này, bạn sẽ có được những thông tin kiến thức thực sự hữu ích để phục vụ cho quá trình hành nghề trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hãy hiểu consignee là gì như thể chúng ta hiểu rõ bản chất của nghề vậy. Chúc các bạn thành công!

Bài viết tham khảo: Nhân viên chứng từ trong tiếng Anh - Những hiểu biết cần khám phá

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-