Tác giả: Hồng Nguyễn
“Crowdfunding” là thuật ngữ có lẽ đã rất quen thuộc và được nhắc đến khá nhiều trên một số trang tin khởi nghiệp hiện nay. Tuy nhiên chưa phải ai cũng hiểu rõ Crowdfunding là gì và cách thức hoạt động của nó ra sao? Vậy thì hãy cùng Timviec365.vn phân tích và giải đáp tất cả những vấn đề có liên quan đến crowdfunding trong bài viết dưới đây nhé!
“Crowdfunding” hiểu theo cách đơn giản nhất chính là một hình thức để kêu gọi những sự giúp đỡ của cộng đồng đối với các chủ doanh nghiệp, dự án hay những cá nhân có ý tưởng cho các dự án, sản phẩm nhưng lại chưa đủ nguồn ngân sách để thực hiện. Cụ thể đó là khi bạn có ý tưởng mới lạ hay một giải pháp nào đó có thể đem lại những lợi ích cho cộng đồng nhưng lại chưa có vốn để thực hiện thì có thể gặp gỡ, trao đổi với các nhà tài trợ, nhờ sự hỗ trợ từ cộng đồng để có thể hoàn thành được ý tưởng của mình. Ngoài ra, hình thức kêu gọi gây quỹ cộng đồng này còn có thể được sử dụng trong việc giải quyết một số vấn đề của cá nhân như xảy ra hỏa hoạn, bệnh nặng,... và cần sự quyên góp, giúp đỡ từ mọi người. Đa số con người sẽ có xu hướng cảm thông với những trường hợp cụ thể hơn là những tổ chức từ thiện và số tiền mà họ đóng góp sẽ thích hợp hơn so với các tình huống.
Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, quỹ tương hỗ (mutual fund) là nơi để các doanh nghiệp vay vốn duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp khởi nghiệp, nguồn vốn gần như không có, tài sản thế chấp cũng không, trong khi nhu cầu sử dụng vốn lại rất cao. Lúc này, gọi vốn thông qua crowfunding là một giải pháp hữu hiệu. Cách thức kêu gọi vốn đầu tư này giúp làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần cũng như quyền sở hữu.
Không giống như cách kêu gọi vón bằng việc niêm yết trên sàn chứng khoán, hình thức kêu gọi vốn và xây dựng quỹ cộng đồng được ghi nhận trên thế giới lần đầu tiên vào năm 1997 khi một ban nhạc rock ra đời nhưng họ nhận ra mình chưa đủ khả năng về kinh tế để phát hành các album và có thể phải đối mặt với việc tan rã. Do đó, họ đã áp dụng việc kêu gọi vốn từ cộng đồng thông qua một số trang web gây quỹ để nhận tài trợ từ cộng đồng cho việc phát hành các album tiếp theo của nhóm nhạc. Và từ đó, thuật ngữ crowdfunding đã được hình thành. Và từ năm 2003 trở đi, khi công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhất là Internet thì các trang web gây quỹ cộng đồng ngày càng lớn mạnh hơn nữa và phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhìn một cách tổng quan nhất thì hầu hết các mô hình crowdfunding hiện nay đều có cách thức hoạt động giống nhau. Theo đó, những cá nhân, tổ chức khởi xướng hay chủ một dự án nào đó sẽ tiến hành đăng tải thông tin về dự án của mình lên website và kêu gọi sự đầu tư từ cộng đồng. Các nhà đầu tư (investor) sẽ xem xét và nếu thấy phù hợp với mình, dự án có tiềm năng phát triển thì sẽ quyết định lựa chọn và đồng ý đầu tư, góp vốn cho dự án đó.
Thông thường thì các cá nhân, tổ chức, chủ dự án sẽ đưa ra rất nhiều những gói kêu gọi đầu tư, sự ủng hộ từ cộng đồng. Ví dụ như bạn bắt đầu khởi nghiệp với một sản phẩm về vật lý thì người dùng ủng hộ ở từng mức độ khác nhau sẽ được sở hữu các loại sản phẩm với giá ưu đãi khác nhau sau khi hoàn thành. Thậm chí họ có thể được tặng miễn phí hay được nhận những phiên bản đặt biệt nhất của các sản phẩm đó nếu như dự án, sản phẩm được ủng hộ cao.
Việc làm nhân viên tư vấn đầu tư
- Lợi ích đối với những startup: Không giống với cách kêu gọi vốn truyền thống như tự bỏ tiền hay huy động vốn từ người thân, bạn bè, ngân hàng,... thì hiện nay việc kêu gọi vốn thông qua crowdfunding đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Các cá nhân, tổ chức thông qua việc giới thiệu sản phẩm, dự án và tương tác với các nhà đầu tư, những startup có thể nghiên cứu và khảo sát được thị trường một cách dễ dàng nhờ có sự ủng hộ của các nhà đầu tư. Ngoài ra hình thức crowdfunding còn giúp cho các startup có thể nhanh chóng tạo dựng được những mối quan hệ với khách hàng qua các bước kêu gọi vốn và crowdfunding cũng được xem là một công cụ để thúc đẩy hoạt động Marketing, PR cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Lợi ích đối với các nhà đầu tư: Với hình thức crowdfunding thì bất cứ ai cũng có thể tham gia đầu tư. Dù bạn là ai, sinh viên đại học với số vốn vài trăm nghìn hay một nhà đầu tư lớn sẵn sàng đầu tư hàng trăm, hàng triệu USD,... đều có thể tham gia vào các dự án, sản phẩm cộng đồng. Việc tham gia vào crowdfunding cũng giúp các nhà đầu tư có thể nhận được rất nhiều những lợi ích khác nhau như quà tặng, sản phẩm, cổ phần,... tùy theo từng mức độ đầu tư, góp vốn.
Quyên góp vốn dựa trên cộng đồng là một hình thức quyên góp mà trong đó các chiến dịch, dự án của các cá nhân, tổ chức nhận được tài trợ và có thể sẽ ít hoặc không mang lại giá trị như lợi tức đối với những người quyên góp. Với hình thức quyên góp và gây quỹ cộng đồng này thì mọi người có thể hỗ trợ bằng tiền mặt hay hiện vật, cũng có thể là giúp đỡ về các chiến dịch, lan tỏa về truyền thông hoặc là ủng về về chính sách nào đó. Đây được xem là những chiến dịch mang tính nhân văn, những dự án vì cộng đồng và các tổ chức từ thiện, hoạt động vì môi trường,...
Đây là hình thức mà trong đó những cá nhân, tổ chức quyên góp, hỗ trợ có thể sẽ mong muốn một phần thưởng, món nào đó từ việc quyên góp tùy theo số tiền hay hiện vật mà họ đã ủng hộ. Ví dụ như ủng hộ, quyên góp để sản xuất ra một sản phẩm album, truyện, phim ảnh,... hoặc một sản phẩm nào đó cho cộng đồng thì những người quyên góp sẽ có cơ hội nhận được các sản phẩm miễn phí từ các dự án đó.
Hình thức này đã ra đời từ khá lâu và đang ngày càng phổ biến trong thời đại ngày nay không chỉ với những lợi ích nó mang lại cho cộng đồng mà còn là một giải pháp tối ưu cho các chiến dịch quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ, thực tế thì nó đã mang lại được rất nhiều thành tựu tốt cho các cá nhân, tổ chức gây quỹ.
Quyên góp có hoàn trả nghĩa là việc gây quỹ cộng đồng dựa trên những số nợ mà các tổ chức, cá nhân sẽ phải chi trả trong một hoàn cảnh nhất định nào đó với cam kết chắc chắn sẽ hoàn trả lại theo đúng mức đã thỏa thuận cũng như mức mà mọi người đã quyên góp.
Hình thức gây quỹ này rất phổ biến đối với những người cần tiền để chi trả cho các khoản liên quan đến học tập hay viện phí mà không thể đến vay tại các ngân hàng hay là các công ty muốn cố gắng giữ lại quyền sở hữu, nhất là những công ty khởi nghiệp hiện nay. Có thể thấy đây là những khoản đầu tư khá mạo hiểm bởi cơ hội để được hoàn trả lại dường như rất ít.
Đây là hình thức góp vốn dựa trên nguồn vốn đã có của các chủ sở hữu dự án hay một công ty, cá nhân nhất định. Hình thức này được áp dụng ở một số trường hợp công ty, tổ chức muốn bán bớt cổ phần hay quyền sở hữu của mình cho các thành viên quyên góp theo một tỉ lệ nhất định. Nếu như công ty đang hoạt động ổn định thì những thành viên quyên góp sẽ nhận được những lợi ích trong việc phát triển dưới dạng lợi nhuận và cổ tức. Và những thành viên đóng góp vốn sẽ có quyền bán lại những cổ phần mà mình đã mua bất cứ thời điểm nào. Hình thức này là giải pháp khá tốt cho các công ty còn non nớt, giúp họ có thể ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường, thậm chí là vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Trang web Indiegogo được ra mắt vào năm 2007 và trở thành trang web gây quỹ thành công với hơn 1 tỷ USD cho hơn 150.000 chiến dịch lớn nhỏ khác nhau trên thế giới.
- Mục đích ra đời và hoạt động của trang web này khá phù hợp với những dự án sáng tạo và hướng đến những lợi ích cộng đồng, ví dụ như từ thiện, nhân đạo hoặc bảo vệ môi trường.
- Cũng giống như trang web Kickstarter, Indiegogo sẽ giữ 5% số tiền quyên góp, ủng hộ từ các cá nhân, tổ chức để sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo, đáp ứng những mục tiêu nhà tài trợ đưa ra. Bên cạnh đó, các chi phí liên quan khác sẽ là 3% + 0,03$.
- Trang web Kickstarter xuất hiện từ năm 2009 và trở thành trang web gây quỹ thành công cho hơn 2 tỷ USD với các chiến dịch lớn được quảng bá rộng rãi trên khắp thế giới.
- Đây là một trang web phù hợp với rất nhiều chiến dịch gây quỹ cho hoạt động nghệ thuật, phim ảnh, trò chơi, giải trí,... hướng đến mục tiêu là xuất bản và tạo nên bước đột phá mới, mang đến thành quả tốt cho công chúng.
- Trang web Kickstarter sẽ giữ khoảng 5% số tiền quyên góp, ủng hộ để sử dụng cho các hoạt động, chiến dịch quảng cáo, đáp ứng được tối đa nhu cầu và mục tiêu tài trợ cũng như các chi phí liên quan khác.
- Đây là một trang web ra đời dành cho những tổ chức, cá nhân, những đối tượng cần phải trang trải cho các chi phí cho cá nhân và cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của cộng đồng.
- Trang web GoFundMe hướng tới mục tiêu là hình thành một mạng lưới cho các cư dân trong cùng khu vực, từ đó mọi người có thể chung tay và góp sức giúp đỡ lẫn nhau, tìm hiểu và biết đến những trường hợp cụ thể cần có sự giúp đỡ.
- GoFundMe cũng sẽ giữ lại 5% số tiền quyên góp để sử dụng cho các dịch vụ quảng cáo, thêm vào đó là 3% dành cho những chi phí liên quan.
Thông qua bài viết trên đây của Timviec365.vn, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về crowdfunding là gì và những thông tin liên quan đến crowdfunding. Từ đó có thể xác định được các hoạt động, hình thức gây quỹ cộng đồng và quyết định có nên tham gia hay không, đồng thời định hướng cho việc làm của mình trong tương lai.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục