Quay lại

CTO là gì? Những điều siêu thú vị sẽ được hé lộ về CTO

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết

Công nghệ thông tin đang là lĩnh vực có sức hút trong thời đại ngày nay. Trong các doanh nghiệp hoạt động thuộc lĩnh vực này vị trí CTO được đánh giá là “đỉnh cao” nghề nghiệp mà bất cứ nhân viên phát triển nào cũng đặt mục tiêu hướng tới. Nhưng vị trí chỉ có một, người xứng đáng sẽ là người phải đáp ứng được yêu cầu công việc và có đầy đủ tố chất của CTO trong tương lai. Vậy CTO là gì, bạn biết chưa? Để vươn tới vị trí này bạn cần tố chất nào? Vai trò và trách nhiệm mà CTO phải đảm nhận để phát triển Công ty là gì? Độc giả cùng tìm hiểu về CTO với Timviec365.vn qua bài viết dưới đây nhé!

Việc làm Kỹ thuật

1. CTO là gì?

VỊ trí CTO được đánh giá là “đỉnh cao” nghề nghiệp

CTO là những chữ cái đầu tiên của cụm từ “Chief Technology Officer” – một vị trí cấp cao trong doanh nghiệp hoạt động thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo nghĩa tiếng Việt vị trí này được hiểu là Giám đốc công nghệ hay Giám đốc kỹ thuật phụ trách các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật, đồng thời điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển. Các quyết định liên quan nhằm phục vụ thiết kế, thực hiện các chiến lược đổi mới công nghệ nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đã đề ra đều được đưa ra bởi CTO. Công việc của CTO thường được trao đổi và làm việc trực tiếp với CEO trong tổ chức/ doanh nghiệp. 

Cách đây hơn 10 năm khi CTO còn chưa xuất hiện CIO - Chief Information Office (Giám đốc công nghệ thông tin) là người sẽ đảm đương luôn phần công việc của CTO bây giờ. Và đó chỉ là câu chuyện của 10 năm trước đây, khi xã hội không ngừng phát triển, nhu cầu con người không ngừng đòi hỏi theo chiều hướng hiện đại hợp thời, hợp thế đặc biệt là phải đáp ứng được mong muốn không điểm dừng của họ. Thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghệ và bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 3 – kỷ nguyên máy tính và tự động hóa khối lượng công việc, cũng như là số lượng itwork dành cho lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng nhiều, CIO không thể một minh kham hết và từ đó CTO được tách riêng với vai trò của CIO. Chưa kể đến, hiện nay con người đang sống trong thời đại công nghệ mới hiện đại hơn – kỷ nguyên vạn vật được kết nối bởi Internet. Ước tính sẽ có tới 50 tỷ vật thể được kết nối Internet trên toàn cầu. Việc tách riêng CTO và CIO lại càng là một hướng đi đúng đắn nhất mọi thời đại. 

Công việc chủ yếu của CTO liên quan đến các vấn đề về công nghệ. Trong đó để tăng hiệu quả kỹ thuật, CTO còn có thể phát triển các chính sác, thủ tục và triển khai công nghệ phù hợp với từng thời điểm, thời kỳ. Mục đích của việc này là để nâng cao chất lượng sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ - tập trung vào khách hàng của công ty qua đó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao theo từng giai đoạn phát triển của khách hàng. Ngoài ra, CTO cũng nghiên cứu các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện phân tích chi phí – lợi ích và lợi tức đầu tư.  

Xem thêm: Django là gì? Kiến thức về Django cho chuyên gia phát triển web

2. CTO có trách nhiệm gì trong doanh nghiệp 

Vị trí CTO giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp 

Khi công nghệ thông tin phát triển, hai nhiệm vụ này luôn gắn liền với công nghệ. Cũng vì vậy đối với các công ty kinh doanh chủ yếu sản phẩm khoa học, công nghệ và điện tử, vị trí CTO giữ vai trò ngày càng quan trọng. Họ thường tuyển dụng các CTO có kinh nghiệm trong ngành để chịu trách nhiệm giám sát sở hữu trí tuệ.

Tùy thuộc vào từng nhu cầu phát triển của công ty, công việc của CTO có thể được chia ra cụ thể như sau:

- CTO cơ sở hạ tầng: Giám sát cơ sở dữ liệu, bảo mật và bảo trì hệ thống thông tin công ty. Ngoài ra, họ có thể sẽ đảm đương luôn nhiệm vụ lập chiến lược kỹ thuật, quản lý lộ trình công nghệ của công ty 

- CTO kế hoạch: Đảm nhận trách nhiệm đề ra chiến lược kỹ thuật, đồng thời lên kế hoạch chi tiết cho lộ trình triển khai công nghệ trong công ty và theo dõi sát sao quá trình đó để đảm bảo triển khai thành công.

- CTO quan hệ khách hàng: Với vị trí này CTO sẽ là người đảm nhận vai trò liên lạc với khách hàng từ đó tạo mối quan hệ gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp. Hoạt động này giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của thị trường mục tiêu nhằm đề ra các dự án công nghệ thông tin mới 

- CTO tư tưởng: Chịu trách nhiệm hoạch định và xây dựng chiến lược hoạt động công nghệ trong công ty. Đồng thời giám sát cơ sở hạ tầng công nghệ của công ty, tiến hành các phân tích thị trường để xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp. Công việc đòi hỏi thường xuyên phải bàn bạc với ban lãnh đạo công ty và các thành viên khác trong ban quản trị cấp cao có quan hệ để đưa ra hướng chiến lược tốt nhất cho sự phát triển của Công ty. 

Xem thêm: Phần mềm dịch tiếng anh chuyên ngành công nghệ thông tin online

3. Thực hiện giấc mơ trở thành CTO cần những tố chất gì?  

Thực hiện giấc mơ trở thành CTO cần những tố chất gì?  

- Tố chất đầu tiên quan trọng nhất để trở thành CTO là kỹ năng về Code. Bởi hầu hết các CTO hiện tại đều có điểm xuất phát từ Code và đều từng là một Software Engineer hay Software Architect. Càng tiếp xúc với nhiều loại Code càng tạo cho bạn lợi thế cạnh tranh để được thăng tiến trong công việc. Tiêu chí đánh giá một CTO giỏi là phải biết về code từ đó mới có thể xây dựng nên nhiều sản phẩm mới, phù hợp với xu thế với thời đại công nghệ 4.0

- CTO phải biết làm việc với con người đó là nhân viên hoặc khách hàng và xây dựng một đội nhóm thật mạnh: Đối với CTO việc tìm đúng đội nhóm là vô cùng quan trọng và tất nhiên là phải khai thác được tối đa tiềm năng của từng cá nhân trong nhóm. Phải biết cách nhìn người để chiêu mộ người thích hợp vào team nhưng cũng đừng lơ là trong việc hướng dẫn họ. Bên cạnh đó để đánh giá năng lực làm việc của từng cá nhân CTO cũng cần phải hiểu rõ quy trình phát triển sản phẩm để biết được ai mới là người phù hợp với môi trường công việc. 

- Trong suốt quá trình làm sát phẩm CTO không được vắng mặt mà phải luôn theo sát đồng thời phải là người hiểu rõ nhất quy trình đó. Bởi để tạo ra được một sản phẩm tốt cần phải làm rất nhiều thứ và CTO là người đưa cho nhân viên hướng xây dựng sản phẩm đúng và thích hợp với đội ngũ nhân viên mình đang có. 

- Chịu khó học hỏi kiến thức mới để tìm ra những công nghệ mới đem vào ứng dụng cho công ty. Trong cái thời đại mà công nghệ không bao giờ được đánh giá là “hiện đại nhất” theo năm tháng này, CTO với vai trò là “đầu tàu” mảng công nghệ trong doanh nghiệp phải liên tục cập nhật thông tin công nghệ mới hữu ích hữu ích hỗ trợ team làm việc năng suất hơn, giảm chi phí và công lao động. 

Việc làm giám đốc công nghệ

4. Triển vọng việc làm của CTO 

Cơ hội việc làm cho CTO dự kiến sẽ tạo ra cuộc chuyển biến lớn

Tại sao trong thế giới người người đang sử dụng công nghệ, nhà nhà sắm máy tính, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại càng không thể thiếu đi sự hỗ trợ của công cụ đắc lực này bạn lại không tận dụng cơ hội để học chuyên môn ngành để tương lai vươn tới vị trí CTO “đỉnh cao”. Theo số liệu thống kê trong vòng 10 năm từ năm 2012 – 2022 cơ hội việc làm cho CTO dự kiến sẽ tạo ra cuộc chuyển biến lớn. Có hai nguyên nhân chủ yếu:

- Thứ nhất nhu cầu áp dụng công nghệ trong các doanh nghiệp tăng nhanh chóng mặt. Đó là một điều tất yếu để doanh nghiệp tiếp tục phát triển, đứng vững trên thị trường khi nhu cầu phát triển của xã hội ngày một tăng cao. Một điều chắc chắn rằng nếu sản xuất với công nghệ hiện đại sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra sẽ có chất lượng tốt hơn so với việc sử dụng công nghệ cũ. 

- Thứ hai là do những tiến bộ trong các giải pháp kinh doanh và sự tăng trưởng trong việc sử dụng thiết bị di động, sử dụng công nghệ điện toán đám mây để bảo mật thông tin.   

Nhờ sự phát triển của công nghệ mà việc lưu trữ thông tin, dữ liệu, tài sản trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp không cần tốn kém chi phí cho việc bảo quản, thuê kho bãi để lưu trữ tài sản hữu hình mà thay vào đó mọi thứ có thể chuyển đổi thành dữ liệu, lưu trữ trên hệ thống máy tính, trong bộ nhớ. 

Qua việc tìm hiểu CTO là gì? Hy vọng Timviec365.vn đã cung cấp tới độc giả nhiều nguồn thông tin, kiến thức mới bổ ích. Đồng thời lại thêm một gợi ý việc làm hấp dẫn không thể chối từ cho những ai đang đứng trước bước ngoặt lớn của cuộc đời. Mong rằng may mắn sẽ mỉm cười với bạn trên con đường sự nghiệp và Timviec365.vn sẽ luôn là người bạn đồng hành hỗ trợ mọi ứng viên tìm kiếm thông tin tuyển dụng việc làm uy tín, chất lượng trên thị trường tìm việc trực tuyến hiện nay.

Tham khảo bài viết: Devops là gì? Devops engineer –Vị trí việc làm đầy tiềm năng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-