Tác giả: Thảo Ngọc
Trong cuộc sống thường ngày và đặc biệt là trong học tập và công việc luôn tồn tại những vấn đề như các khó khăn, điều kiện, tình huống, rắc rối,... nôm na là những thứ con người ta không mong muốn. Đây cũng chính là yếu tố đòi hỏi con người phải trải qua để hoàn thành mục tiêu của mình một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể đặt vấn đề trong những trường hợp cần thiết mang tính cá nhân hay tập thể. Vậy đặt vấn đề là gì? Ý nghĩa và mục đích thực sự của đặt vấn đề? Bài viết này timviec365.vn sẽ cùng bạn khám phá đặt vấn đề là gì và những chia sẻ thú vị xoay quay nhé!
Hàng ngày, mỗi chúng ta có thể đối mặt và gặp phải khá nhiều vấn đề mà ta không lường trước được. Ví dụ như bạn vô tình trở thành nhân chứng cho một vụ xích mích hay ẩu đả trong lớp học, ngoài đường phố,... hay một ai đó đang hiểu nhầm mình mà trên thực tế không phải như vậy. Vậy trong những trường hợp đó bạn làm thế nào để “gỡ rối”?
Bạn đã đặt vấn đề bao giờ chưa và cách nào? Sau đây, mình sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về thế nào là đặt vấn đề bạn nhé.
Đặt vấn đề hay có thể nói là báo cáo vấn đề là một đoạn ngắn được trình bày dưới hình thức văn bản (chữ viết) nhằm giải thích cho vấn đề qua tài liệu muốn truyền tải tới người đọc. Thông thường, đặt vấn đề sẽ xuất hiện ngay phần mở đầu của biên bản đề xuất hay báo cáo.
Cụ thể như bạn muốn bày tỏ và giải thích chuyện tại sao bạn lại có ý định nghỉ việc tại chỗ làm hiện tại thì trong đơn xin nghỉ việc, bạn phải làm rõ được điều đó để cấp trên có thẩm quyền phê duyệt cho bạn. Có thể nói, việc bạn đặt vấn đề càng cụ thể, càng chi tiết thì người đọc sẽ dễ dàng tiếp thu và thấu hiểu một hay nhiều vấn đề mà bản thân muốn truyền tải.
Mỗi việc xảy ra trong cuộc sống đều có nguyên do (nguyên nhân) của chúng và một khi nó đã xảy ra rồi tức là nằm ở quá khứ. Nếu bạn muốn thay đổi, khắc phục thì chỉ có thể giải quyết chúng ở hiện tại và tương lai. Nói như vậy có nghĩa rằng bạn hoàn toàn có thể xử lý và hoàn thiện ngày một tốt hơn những điều tiêu cực trong cuộc sống. Việc gì cũng có cách giải quyết và một trong số những cách người ta hay làm là đặt vấn đề.
Không thể phủ nhận, đặt vấn đề sẽ giúp con người nhìn nhận vấn đề đã qua và sắp tới một cách thấu đáo hơn. Đây được xem như công cụ giúp con người “gỡ rối” được khá nhiều vấn đề dù to hay nhỏ. Quan trọng là cách bạn đặt vấn đề như thế nào, có phù hợp và thỏa đáng hay không sẽ là yếu tố quan trọng nhằm đóng góp vào vấn đề sắp được giải quyết. Như vậy, đặt vấn đề cho những kế hoạch, dự định trong tương lai cũng là một cách rất tốt để bạn trình bày cho mục tiêu của bản thân.
Xem thêm: Đặt vấn đền giúp phát triển kiến thưc tư duy. Với những bạn theo đuổi việc làm it kỹ năng này là không thể thiếu
Nếu bạn đang cảm thấy mông lung và băn khoăn cách đặt vấn đề ra sao thì hãy bỏ túi cho mình 9 bước sau đây:
Bước 1: Mô tả hiện trạng
Trên thực tế có khá nhiều cách để viết nhằm đặt một vấn đề. Nhiều người cho rằng nên đi thẳng trực tiếp vào vấn đề nhưng cũng có những người cho là cần cung cấp nền tảng bối cảnh trước của vấn đề và giải pháp cho chúng, từ đó dễ dàng tiếp cận hơn với người đọc. Dẫu biết sự ngắn gọn, súc tích là tiêu chí mà nhiều loại hình viết mong muốn hướng tới nhưng tuy nhiên bài viết được hiểu rành mạch, rõ ràng lại hết sức quan trọng.
Bạn nên bắt đầu bằng việc mô tả những cách thức mà sự vật, sự việc cần được vận hành. Trong trường hợp đặc biệt, bạn cũng có thể giải thích ngắn gọn rằng nếu vấn đề không xuất hiện/ tồn tại thì mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào.
Bước 2: Giải thích vấn đề
Nói đến việc giải thích vấn đề, khi vấn đề đã được bạn vạch ra chi tiết, cụ thể sẽ đồng nghĩa với việc vấn đề được giải quyết tới 50%. Được xem như mục tiêu quan trọng nhất của hầu hết cách đặt vấn đề là tính trực tiếp, rõ ràng, dễ hiểu và hơn cả là sự liên kết, logic với vấn đề mà bạn muốn gửi gắm tới người đọc.
Cô đọng vấn đề mà bản thân muốn triển khai nhằm giải quyết, cụ thể là xoáy sâu vào những thông tin cốt lõi nhất của vấn đề thì bạn cần báo cáo chúng tại nơi trên cùng và góc dễ thấy nhất của bài viết.
Bước 3: Dự trù tài chính của vấn đề
Sau khi hoàn thành khâu đặt vấn đề, dường như cả người đọc và bạn đều muốn lý giải giải pháp lớn ở đây là vì sao. Nhất là trong kinh doanh, càng không thể bỏ sót phần này. Sở dĩ vấn đề có phương pháp và cách thức sáng tạo, ưu tú đến đâu thì chung quy cũng là tính thiết thực mà nó đem lại và cụ thể chính là tối ưu hóa được thời gian, công sức, nguồn lực.
Trong lĩnh vực kinh doanh, phần lớn người ta sẽ rất quan tâm kinh phí được phân bổ như nào và giá trị tương đương sẽ là bao nhiêu. Ví dụ thực tế nhất là qua vấn đề mà bạn mang tới có loạt ảnh hưởng tài chính như: sinh lợi ít hay nhiều và rủi ro khiến thiệt hại về tài chính kinh doanh.
Bản dự trù tài chính hay còn gọi là dự trù kinh phí của bạn trước hết nên có tính khả thi, sau đó là được trình bày một cách cụ thể và chính xác những khoản tiền từ vấn đề bạn đưa ra. Điều lưu ý ở phần này là bạn có thể tính toán, từ đó nêu ra những chi phí phát sinh để người đọc nhìn nhận được rõ và rộng hơn vấn đề.
Bước 4: Hỗ trợ các khẳng định
Trong giới học thuật, việc liên hệ đến các chứng cứ hay dẫn chứng có nằm trong cách đặt vấn đề là rất cần thiết. Dù bạn có đưa ra khẳng định về loạt chi phí liên quan tới vấn đề nhưng không thể có bất kỳ dẫn chứng hỗ trợ cho khẳng định đó thì dường như trở nên vô nghĩa.
Bước 5: Đưa ra giải pháp và lợi ích kèm theo
Như đã đề cập tính súc tích ở trên thì giải pháp đưa ra rất cần sự ngắn gọn đi đôi với sự hiệu quả. Cùng là vấn đề đó nhưng mỗi người sẽ chọn cho mình những giải pháp riêng và có thể là không ai giống ai.
Bạn không thể đưa ra giải pháp rồi “bắt” người đọc tin tưởng rằng nó thích hợp và có triển vọng. Vậy để tăng tính thuyết phục, bạn chắc chắn phải cho lợi ích đi kèm với những giải pháp tương đương. Một lưu ý nhỏ nhưng là điểm cộng lớn nếu bạn nêu ra những khoản chi sẽ được bớt và khoản thu sẽ được tăng. Song song những lợi ích vô hình, bạn hoàn toàn có thể đề cập tới lợi ích vô hình.
Bước 6: Kết luận cho đặt vấn đề
Đến đây là bước gần cuối cùng để bạn kết thúc phần trình bày đặt vấn đề của mình. Ở phần này bạn không nên bỏ qua những gì tồn tại hạn chế đi đôi với giải pháp chính cho chúng. Những gì cần làm còn lại là bạn sẽ tóm tắt (chốt lại) toàn bộ phần đặt vấn đề để tiếp tục bước vào phần thân bài. Bạn nên thể hiện trong vài câu và những ý tiêu biểu, tránh dài dòng và lan man.
Mong rằng với những bước cụ thể về cách đặt vấn đề này sẽ giúp bạn tự tin và chinh phục được nhiều vấn đề hóc búa trong cuộc sống.
Trên đây là những thông tin và chia sẻ về đặt vấn đề mà bạn nên biết. Hy vọng rằng timviec365.vn đã mang tới bạn câu trả lời thỏa đáng cho “đặt vấn đề là gì”. Đừng quên theo dõi những bài viết theo của timviec365.vn để có cho mình những tin tức hay và hấp dẫn bạn nhé!
Chi phí hợp lý là gì
Là một kế toán viên, chi phí hợp lý có lẽ là một khái niệm quen thuộc. Thế nhưng, nếu như là người ngoài ngành thì chi phí hợp lý là gì? Khái niệm nay được giải thích ra sao? Có tiêu chuẩn nào để xác định chi phí là hợp lý hay không? Cùng tìm hiểu về chi phí hợp lý là gì qua bài viết dưới đây nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục