Doanh nhân Ngô Chí Dũng, từ tay buôn mỳ tôm đến đại gia ngân hàng
Ngành ngân hàng là một sân chơi muôn màu muôn vẻ và không ai có thể đoán trước được điều gì. Những ông lớn hiện đang có tầm ảnh hưởng khá cao ở đây cũng đều có xuất thân và những câu chuyện lập nghiệp đầy thú vị. Hôm nay timviec365 sẽ giới thiệu cho bạn về chủ tịch ngân hàng Thịnh Vượng (VPBank) - ông Ngô Chí Dũng, đại gia xuất thân từ bán mì tôm. Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin thú vị về vị doanh nhân này nhé!
1. Thông tin cá nhân của ông Ngô Chí Dũng
1.1. Xuất thân và con đường học vấn của doanh nhân Ngô Chí Dũng
Ông Ngô Chí Dũng sinh ngày 25 tháng 9 năm 1968, hiện nay ông đang sinh sống và làm việc ở tại Hà Nội. Có thể nói những năm tháng học tập của mình ông cũng đã giành được những bậc sĩ cao trên con đường học vấn. Cụ thể hơn
Từ năm 1986 - 1987, ông theo học dự bị tại Trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội. Không bao lâu sau khi vừa kết thúc khóa học, ông qua Nga theo học chuyên ngành đào tạo Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Kiev
Năm 1991 đến 1993 ông làm thực tập sinh và cũng là cộng tác viên khoa học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Kiev, Ukraine
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu đến năm 2002, ông Ngô Chí Dũng đã nhận được học vị Tiến sĩ Kinh Tế tại Viện Nghiên cứu Chiến lược chính trị kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga. Sau đó, vị doanh nhân này còn nhận được tấm bằng kỹ sư Địa chất do Đại học Đại học Thăm dò địa chất Matxcova - Nga chứng nhận.
1.2. Hoạt động khởi nghiệp kinh doanh của ông Ngô Chí Dũng
Bên cạnh những học vị cao được nhận trong những năm tháng theo học và công tác tại nước ngoài, ngoài thời gian học tập ông Dũng cũng tham gia vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh và dần bước chân vào con đường kinh doanh.
Từ năm 1992 đến năm 1996, đây là thời gian ông sinh sống và làm việc tại Matxcova, Liên Bang Nga, ông cũng thử sức với công việc kinh doanh và thấy khá thích thú với công việc này.
Giai đoạn sau từ năm 1996 cho đến năm 2004, tham gia trở thành nhà đồng sáng lập và cũng giữ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quốc tế (VIB). Cùng thời gian đó cũng là lúc ông thực hiện bảo vệ luận án tiến sĩ Viện nghiên cứu chiến lược Chính trị kinh tế thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Liên Bang Nga. Ngoài ra, ông vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh tại Liên Bang Nga.
Sau khi học tập và làm việc tại nước bạn, ông Ngô Chí Dũng quay trở về Việt Nam để phát triển và mở rộng sự nghiệp. Lúc về nước, những năm 2006 đến năm 2010 ông đã đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
Kế đến những năm sau (từ năm 2007 đến năm 2009) ông giữ vai trò mới là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn KBG Group (Liên Bang Nga)
Sau nhiều năm làm việc nhưng chưa có được một đế chế thật sự do mình quản lí, đến năm 2010, ông đã có một quyết định táo bạo là tạo dựng doanh nghiệp của riêng mình. Từ đó đến nay, ông Ngô Chí Dũng đã thật sự hoàn thành mục tiêu của bản thân đặt ra khi trở thành nhà sáng lập và hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
2. Câu chuyện khởi nghiệp từ mì tôm của ông Ngô Chí Dũng
Câu chuyện làm giàu từ mì tôm có lẽ đối với nhiều người cảm thấy sẽ khá quen thuộc. Vì hiện nay nhiều đại gia nổi tiếng cũng có những câu chuyện lập nghiệp với mì tôm tương tự. Cùng cung cấp và buôn bán đối với cùng sản phẩm, nhưng thị trường tiêu thụ của các doanh nhân tương đối khác nhau.
Nếu mọi người biết đến cặp bài trùng doanh nhân giàu nhất Việt Nam - Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup) và ông Lê Viết Lam (Chủ tịch Sun Group) gây dựng nên đế chế mỳ tôm tại Ukraine, thì ông Ngô Chí Dũng và ông Đặng Khắc Vỹ lại đem mì tôm làm mưa làm gió tại thị trường Nga. Những năm về trước khi có nhiều du học sinh được cử sang Nga học tập và trao đổi, cũng có nhiều người thấy được tiềm năng phát triển của thị trường mới mà không ngần ngại đầu tư cũng như khởi nghiệp tại nước bạn. Nhiều ông chủ lớn hiện nay đều có những câu chuyện khởi nghiệp bắt đầu từ xứ sở Bạch Dương, và họ cũng khá thành công trên con đường lập nghiệp ấy, đối với ông Dũng cũng không hề ngoại lệ. Câu chuyện công ty Rolton của ông và người đồng hành là ông Đặng Khắc Vỹ đã thắng trận trong cuộc chiến mì tôm với hai đại gia đương thời là ông Nguyễn Quang Đăng và ông Hồ Hùng Anh. Không chỉ thế mà công ty của ông còn thắng lớn trong cuộc chiến mì tôm với hai ông trùm mà đến nay vẫn còn tham gia vào hoạt động kinh doanh thực phẩm.
Những ngày tháng sau khi trở về nước, hai đối tác kinh doanh là ông Vỹ và ông Dũng vẫn tiếp tục đồng hành và sáng lập nên ngân hàng VIB. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh cũng như quản lí ngân hàng, vai trò và tầm ảnh hưởng của ông Dũng vẫn khá mờ nhạt. Khi người cộng sự của mình là ông Đặng Khắc Vỹ vẫn luôn trở thành tâm điểm của xã hội vì giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIB.
Nhưng tình bạn trên thương trường của hai ông đến năm 2006, tạm bị chia tay và ông Dũng đã bắt tay với đối tác của mình năm xưa là ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang. Tại cuộc hợp tác này giúp ông giành được chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Techcombank, tuy nhiên những năm tháng góp mặt tại ngân hàng này của ông cũng khá
Đến năm 2010 dường như là năm quyết định đúng đắn nhất của ông Dũng khi ông thật sự lập ra đế chế riêng của mình và tạo nên cuộc cách mạng mới trong kinh doanh khi trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản Trị VPBank
3. Những cải cách đưa VPBank thành ngân hàng tư nhân có 1 không 2
Những đóng góp của ông Ngô Chí Dũng cho VPBank hiện nay đã được thể hiện qua tất cả những thành công của VPBank, tuy thời gian thành lập chưa lâu nhưng ngân hàng này đã có chỗ đứng khá vững chắc trong lòng khách hàng. Sự thay đổi rõ rệt đầu tiên phải kể đến ngày kỉ niệm thành lập ngân hàng đầu tiên mà doanh nhân Ngô Chí Dũng nhận chức Chủ tịch. Thay vì tổ chức một cuộc nhận chức tẻ nhạt, nhàm chán như hầu hết các cuộc nhận chức khác, thì ông đã đầu tư mạnh cho mảng truyền thông, ông đã chủ trương đầu tư lớn vào hai cầu truyền hình ở Hà Nội và cả Thành phố Hồ Chí Minh truyền tiếp cho nhau những màn cổ vũ tinh thần cuồng nhiệt cho những người tham gia. Ai có mặt tại buổi lễ đó đều có thể cảm nhận được tinh thần cuồng nhiệt cho những người tham gia, một luồng gió mới đang dần thổi vào một ngân hàng tiềm năng
Vào thời gian tháng 11 năm 2010, ngân hàng VPBank đã phát hành ra được 154 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hành với mức giá trị là 14.000 đồng cho 1 cổ phiếu nhằm thúc đẩy việc tăng vốn điều lệ lên con số 4.000 tỷ đồng (số vốn điều lệ trước đó là 2.4000 tỷ đồng). Đây được xem là một bước đi vô cùng táo bạo tại thời điểm mà hầu hết các kế hoạch kinh doanh phát hành cổ phiếu của ngân hàng với giá trị hàng nghìn tỷ đồng đều được cho là khó có thể thành công, kể cả đối với các ngân hàng “hạng A”
Không chỉ đẩy mạnh vào việc phát hành cổ phiếu, nhưng đối với mức giá phát hành cổ phiếu của VPBank còn cao ngang ngửa những ông lớn trong giới ngân hàng hiện tại, khi VPBank mạnh dạng ngang hàng với Sacombank, Eximbank. Điều này khiến ai cũng phải lắc đầu vì đây thật sự là một mức giá trên trời đối một ngân hàng chỉ mới đổi mới cơ cấu quản lí chưa lâu. Nhưng điều không thể đã xuất hiện khi chiến lược của VPBank chỉ mất 1 tháng đã thành công rực rỡ. Theo như công bố từ phía lãnh đạo của VPbank, ông Ngô Chí Dũng đã quyết tâm đầu tư dài hạn và tăng giá trị thực cho VPBank bằng một lượng lớn “tiền tươi”
Ngoài ra, vị lãnh đạo này còn cho biết một thông tin khá thú vị trong cuộc chạy đua này chính là “Nếu một người sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để mua lại số cổ phiếu của VPBank so với giá thị trường cũng đồng nghĩa với việc người đó muốn đi lâu dài. Hành động này của Chủ tịch Ngô Chí Dũng thì những người bên trong là hiểu rõ nhất, mọi người đều tin tưởng ông chủ mới”
Một việc làm có thể được xem là bước đi quan trọng nhằm nâng tầm của VPBank lên tầm cao mới, khi vào tháng 7 năm 2012, ông Nguyễn Đức Vinh - cựu CEO và cũng là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Techcombank trở thành tân Tổng Giám đốc của VPBank nhờ vào sự thuyết phục chân thành của ông Dũng. Vị doanh nhân tài năng này đã đầu quân cho VPBank, được biết rằng ông Vinh cũng là một trong những CEO xuất sắc và có thực quyền và cũng tưởng hưởng lương triệu đô nhất hiện nay. Sự đón tiếp này cũng như góp phần đưa VPBank tiến xa hơn trên thương trường và như hổ mọc thêm cánh
Nhưng đồng thời, VPBank cũng xuất sắc nhưng nhận được nhiều giải thưởng uy tín, càng ngày càng chính tỏ vị thế của ngân hàng, những giải thưởng có thể kể đến như “Ngân hàng thương mại tốt nhất”, “Ngân hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tốt nhất” do tạp chí International Banker (UK) bình chọn, giải thưởng “Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất”, “Ứng dụng ngân hàng di động tốt nhất”, “Giải pháp tài chính dành cho hộ kinh doanh cá thể tốt nhất Việt Nam” do tạp chí Global Banking & Finance Review trao tặng,... Đặc biệt hơn chính là ngân hàng này còn lọt top và xếp hạng thế 26 trong danh sách những môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam.
Bài viết trên là những điều thú vị về ông chủ VPbank mà timviec365 muốn chia sẻ đến bạn, còn nhiều bài viết khác đang chờ bạn khám phá, hãy theo dõi để có thêm những thông tin nhé
Đặng Ngọc Lan, “đóa ngọc lan” đầy bản lĩnh của ông bầu bóng đá
Trên thương trường, hình ảnh người phụ nữ năng động, tài giỏi dám đứng lên sánh bước đầy tự tin để xây dựng lên cơ nghiệp của mình là điều rất đỗi bình thường. Nhưng khi nhắc đến đóa lan của bầu Kiên - Bà Đặng Ngọc Lan thì người ta lại thấy đó là một hình ảnh khác. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị về bài tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục