Quay lại

[LẬT MỞ] E - learning là gì? Bạn có hợp với E -learning không?

Tác giả: Lại Trang

E-learning là gì? E-learning gồm những ưu và nhược điểm gì? Đâu là phương pháp để nâng cao hiệu quả của phương pháp E- learning? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết ngay sau đây cùng Lại Trang các bạn nhé!

Việc làm Giáo dục - Đào tạo

1. Bạn đã hiểu E- learning là gì chưa? 

Bạn đã hiểu E-learning là gì chưa? 

Chính thức hòa vào biển lớn Internet toàn cầu vào ngày 19/11/1997, Internet đã và đang tác động mạnh mẽ lên mọi mặt của đời sống kinh doanh

Có lẽ 2021 là kỳ nghỉ lễ dài nhất của học sinh, sinh Việt Nam bởi những tác động trầm trọng của dịch bệnh covid trên tất cả phương diện tư kinh tế, y tế và giáo dục. Được ví với “quốc sách” hàng đầu, mọi nỗ lực cứu giáo dục khỏi những thiệt hại nặng nề của dịch bệnh vừa qua, cho phép học sinh, sinh viên được học từ xa bằng phương pháp E -learning. Tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù, tình hình dịch bệnh tại nước ta đã có nhiều dấu hiệu  tốt lên, nhưng theo bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: E- learning đã được kiểm chứng và tiếp tục được đẩy mạnh ứng dụng trong công tác dạy và học của học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời gian tới. Vậy thực chất E -learning là gì? Tác dụng của phương pháp này như thế nào mà được ưu ái như vậy? 

Thật ra E- learning hay học từ xa là tên của một phương pháp đào tạo ứng dụng trên nền tảng Internet. Hình thức này cho phép những học viên, người dạy có thể học tập, trao đổi kiến thức, bài học, gửi tài liệu đa dạng là các File ghi âm, các hình ảnh, video...thông qua thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng, máy tính. Đối lập hoàn toàn với hình thức Traditional - learning hay học truyền thống, E - learning sở hữu một không gian học tập rộng mở nhờ những lợi thế tuyệt vời của những sản phẩm công nghệ thời 4.0 để học mọi lúc mọi nơi, miễn là sở hữu là những thiết bị thông minh có kết nối mạng.

E -learning là phương pháp dựa trên nền tảng Internet

Những khóa học online tiếng Anh được đăng tải qua những đường link đăng ký trên Facebook hay Youtube của những giáo viên bản ngữ - Youtuber đình đám như: Mmmenglish, Lucy.....từ nhiều vùng trên thế giới .Trong đó! các chủ trang sẽ tương tác trực tiếp với học viên qua các nền tảng gọi video như Zoom, Skype, Whatssup hoặc đơn giản, là học viên tự lĩnh hội qua những bài giảng được quay và đăng tải sẵn những “giảng viên trực tuyến này” và làm bài tập rồi gửi bài đã hoàn thiện vào nhóm. Tất cả chúng gọi là E -learning.

Trong bối cảnh bành trướng của công nghệ và Internet, việc sở hữu những thiết bị thông minh cũng như cải thiện điều kiện giành cho “quốc sách” ngày càng được chú trọng, E - learning trở thành phương pháp dạy và học chính thức tại nhiều quốc gia tiên tiến như Mỹ, Canada, Úc. Trên thế giới, hàng trăm những chứng chỉ (diploma) cho đào tạo E -learning đã ra đời cùng với hàng nghìn trường đại học cấp lộ trình đào tạo từ xa cho học viên không có điều kiện về thời gian và chi phí hay không thuận lợi về môi trường học tập. Thậm chí E - learning còn được đưa vào các chương trình đào tạo đại học. Bên cạnh những trường đại học ưu tiên phương án học trực tuyến 100% ngay từ đầu áp dụng cho tất cả các môn và kỳ thi như California Southern University, Funix University... thì ngày càng nhiều những trường  đại học danh tiếng đã lên ý tưởng học hỗn hợp. Thực chất, đây là hình thức cộng hưởng giữa hai hình thức học truyền thống và E - learning. 

Khái niệm E -learning là gì ?

Trong đó, học trực tuyến áp dụng vào những bài học thông thường, có trong giáo trình. Sinh viên sẽ tự nghiên cứu trong sách và thảo luận với giáo viên trong những lớp học trực tuyến . Những buổi học truyền thống vẫn được diễn ra song hành cùng những buổi trực tuyến, đặc biệt là những buổi học mang tính thảo luận, tranh biện...những chủ đề lớn, những bài kiểm tra. Cùng với những hình thức đào  tạo trực tuyến, nhiều chứng chỉ cho chương trình đào tạo E - learning cũng ra đời. Những chứng chỉ này, có giá trị tương đương với những chứng chỉ nhận từ chương trình đào tạo truyền thống. Thêm vào đó, nếu tất cả chúng ta mở rộng ý nghĩa của cụm từ “learn” ( học tập) trong thuật ngữ này, E- learning đơn giản là cách bạn tiếp nhận toàn bộ những nội dung hữu ích, lý thú trên tất cả các nền tảng từ mạng xã hội, website...để trau dồi, phát triển bản thân. Đến đây, bạn đã hiểu E -learning là gì rồi đúng không? Còn những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đào tạo này như thế nào? Bạn có thiện cảm hơn với hình thức học tập quen thuộc hay E -learning?

Xem thêm: Học bổng Chevening là gì? Những bí mật về học bổng Chevening

Tìm kiếm việc làm

2. Lật mở những ưu - nhược điểm của phương pháp E -learning

Lật mở những ưu - nhược điểm của E -learning.

 

Trên mọi diễn đàn, mạng xã hội, các chương trình truyền hình thực tế, các cuộc tranh biện trên trường quốc tế và cả ở Việt Nam, từ thời điểm E -learning bắt đầu chiếm sóng và đặt chân vào nền đào tạo, những tranh cãi xoay quanh những ưu nhược của phương pháp học này chưa bao giờ hết nóng. Với những ai đã và đang trải nghiệm phương pháp này như Lại Trang bây giờ, hẳn rằng, những chia sẻ dưới đây, bạn sẽ tìm thấy cho mình những điểm chung.

Xem thêm: Nên học MBA ở đâu đào tạo uy tín và chất lượng nhất hiện nay???

Tìm việc làm giáo viên

2.1. Những ưu điểm vượt trội của E - learning

Những ưu điểm vượt trội của E - learning

2.1.1. Sự tiện ích

Chúng ta vẫn nói, mạng xã hội đang giết chết quỹ thời gian rảnh của con người, Internet đang kéo xã hội chúng ta vào văn hóa lệ thuộc vào công nghệ. Điều đó, có thể đúng, nhưng chúng ta không thể chối bỏ những ưu việt mà “sự phụ thuộc vào công nghệ” đa và đang được áp dụng trong nền giáo dục mang lại. Điều mà nhiều chuyên gia và người bình thường đánh giá là những thành tựu.

Bạn biết rằng, 3 thành phần chính cấu thành E - Learning chính là hệ thống quản lý học tập, hệ thống quản lý nội dung học tập và các công cụ bài giảng. Chúng ta sẽ bất ngờ với tính năng phân phối các tài liệu đến hàng triệu học viên cùng một lúc mà không phải tốn đầu tư tài chính cho hàng trăm những cuốn sách, trang thiết bị...Hệ thống bài giảng này có thể chia sẻ và giữ lại làm tài liệu vĩnh viễn hoặc in thành sách và sử dụng offline. Cùng với quản lý học tập, một hệ thống quan trọng không kém đó là quản lý nội dung học.

Thường thì trong nền công nghiệp xuất bản, một ấn phẩm sách giáo khoa của sách giáo khoa đều phải kiểm duyệt rất kỹ sau khi phát hành. Phương pháp này dĩ nhiên rất tốt, nhưng khá tốn kém và dễ bị lỗi thời. Để điều chỉnh khá khó, bởi hầu hết tài liệu, có tính phổ rộng rất lớn.Nhưng với một tài liệu trực tuyến trong E- learning. Bạn có thể khắc phục điều này bằng việc điều chỉnh File mềm, sau đó, nhắc nhở học viện cập nhật tài liệu mới. 

 Sự tiện ích cuẩ E -learning

Việc ứng dụng các công cụ hỗ trợ như Video, đồ họa, hình ảnh… làm tăng tính nhận thức bài học và kích thích sự tập trung cao độ của người học hiệu quả bởi tính sinh động, thực tế. Điều này đúng với cả học viên là những em nhỏ đến người lớn. Dĩ nhiên, khi giảng bài về con cá đính kèm thêm hình ảnh và video về loài động vật này sẽ dễ ghi nhớ bài hơn nhiều so việc “học chay” trên sách vở.

2.1.2. Tiết kiệm chi phí

Nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông cho phép cả người học và người giảng giảm bớt chi phí chi trả cho công việc trau dồi kiến thức đến trên 40%. Bởi lẽ, học trên máy tính bảng, điện thoại, P.C... khi được kết nối với Internet sẽ cắt giảm gần như hoàn toàn chi phí đi lại cho di chuyển, chi phí thuê mặt bằng để đào tạo. Đối với việc học viên, các khoản tiền  bỏ ra để mua bút viết, mực, giấy kiểm tra, các dụng cụ hỗ trợ phục vụ học tập và những lần kiểm tra có thể tiết kiệm được một khoản nho nhỏ giúp các các bạn có thể đầu tư cho những giờ ngoại khóa, thảo luận ngoài trời. Hơn nữa, nếu đã trải nghiệm hình thức này,  phần lớn học viên chỉ cần đăng ký khóa học đầu vào, đăng ký những nội dung học thực sự phù hợp với mình mà không bị bó buộc vào chi phí những chi phí phát sinh khác như: môn học, chuyên ngành (major) không yêu thích, tiền xây dựng cơ sở vật chất..Dĩ nhiên, trong quá trình học người học sẽ phải tự mình bỏ ra các chi phí liên quan đến việc sửa sang, tối ưu hóa cho máy tính và các thiết bị kết nội như wifi, điện, bảo dưỡng máy tính...những chi phí này không đáng kể. 

2.1.3. Tiết kiệm thời gian

Tiết kiệm thời gian

Có khi nào, bạn phải vội vàng tắt vội báo thức, lao vào phòng thay đồ và phi đến trường trong bộ giảng lôi thôi lếch thếch và buồn ngủ chỉ vì sợ tắc đường dẫn đến muộn giờ không? Cảm giác này khó chịu có thể được khắc phục tối đa nếu bạn tận dụng phương pháp E - learning. Bởi lẽ, E -learning cho phép học viên học tập từ xa. Đặc biệt hơn, là bạn sẽ chủ động thời gian học cho mình mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Tuy rằng, điều này, không đồng nhất với việc bạn thích bạn khi nào thì học khi đó, vì nó còn phụ thuộc khá nhiều vào yêu cầu chung của khóa học, thời gian tổ chức bạn theo học quy định. Nhưng rõ ràng, bạn có thể dễ dàng sắp xếp công việc, chuẩn bị bài hay những câu hỏi cần giải đáp thậm chí là tự phục vụ nước uống cho bản thân trước khi bắt đầu giờ học mà không phải vội vàng phi đến trường như trước. Với đội ngũ những người đi làm, việc học tập qua máy tính, Internet trở nên tiện lợi hơn vì có thể tận dụng những khung giờ rảnh rỗi của mình học và được cấp chứng chỉ như những ai lên lớp trong môi trường truyền thống. 

Đối với giáo viên, đội ngũ giảng viên, họ sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị lên thời gian biểu, sắp xếp công việc như kiểm tra chấm bài nhờ những công cụ hỗ trợ. 

Tìm việc làm tư vấn giáo dục

2.1.4. Phục vụ mọi đối tượng 

Một điểm ưu việt khác của hình thức học trực tuyến mà phương pháp truyền thông không thể nào mang lại đó là phục vụ đa dạng mọi đối tượng. Tất cả những độ tuổi từ già đến trẻ sẽ được kiểm trình độ và xếp vào  những lớp học với những trình độ tương đương với nhau, nếu đó là một khóa học online tự lựa chọn. Chỉ cần đáp ứng trình độ đầu vào, mọi độ tuổi có thể tham gia học cùng nhau và tiếp thu cùng một lượng kiến thức như nhau. Lớp học được phân loại giúp giảng viên không phải tốn quá nhiều thời gian tập trung vào những đối tượng giỏi hay kém hơn. Nó cũng xóa mờ đi khoảng cách về tuổi tác và giúp những thế hệ khác nhau hiểu về nhau sâu sắc hơn. 

Tìm hiểu ngay: Học Đại học từ xa có tốt không? Bạn hiểu gì về hình thức học này?

2.2. Nhược điểm của phương pháp E- learning. Bạn đã kiểm chứng chưa? 

Mọi thứ đều có tính hai mặt. Và ngay cả hình thức học tập mang lại nhiều ưu việt này, được đánh giá là một trong những thành tựu quan trọng cho sự bắt tay giữa nền giáo dục và công nghệ cũng không nằm ngoài quy luật này. 

2.2.1.  “Giết chết” cảm xúc và không gian của người học 

E- learning - “Giết chết” cảm xúc và không gian của người học 

Dù muốn hay không? Bạn hướng nội hay hướng ngoại? Khi học theo phương pháp E - learning, việc bạn tương tác với mọi người xung quanh dường như bị cắt giảm tối đa. Những ký ức về những lần cùng nhau nô đùa dưới sân trường, ngồi gốc phượng đến viết lưu bút và chia sẻ cùng nhau những câu chuyện có thể trở thành sự thật...nếu như trong tương lai, phương pháp E -learning, học trên nền tảng máy móc, thiết bị thay thế 100% phương pháp học truyền thống. Việc hít thở không khí ban mai với thiên nhiên trong lành hay mượn sách của bạn bè hay tương tác,được chỉ bài tận tình của thầy cô dường như trở nên khó khăn. Với giả sử, E -learning thống trị những trường lớp truyền thống, sẽ có nhiều hơn, những bệnh nhân mắc các vấn đề về mắt vì ánh sáng xanh của máy tính và không có bạn bè ở trường, những buổi kỷ yếu thân thiết...vì tính tương tác đã giảm dần. 

2.2.2. Hạn chế bộ phận không am hiểu công nghệ hay các thiết bị thông minh

Chúng ta không thể chối từ sức mạnh của Internet và các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại và tác dụng tuyệt vời của nó trong giáo dục. Thế nhưng, trên thực tế, không phải ai cũng đủ điều kiện để trải nghiệm những phương pháp này. Thường thì phương pháp này chỉ khả thi với một bộ phận học viên tại thành phố,những vùng có Internet ổn định và điều kiện kinh tế cho việc học trực tuyến. Còn với trẻ em vùng sâu, vùng xa...có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn ngay khi cả đi học truyền thống thì E -learning vẫn chỉ dừng lại lại ở phương pháp đào tạo trong tương lai xa. 

3. [Kiểm chứng] Bạn có hợp với phương pháp E -learning không?

[Kiểm chứng] Bạn có hợp với phương pháp E -learning không?

Nào! Sau những kiến giải đầy đủ trên đây về những ưu và nhược điểm của E -learning, bạn đã trả lời cho bản thân mình phương pháp nào là hợp nhất cho mình chưa? Nếu chưa? Hãy theo dõi ngay nội dung ngay sau đây nhé. 

Việc làm giáo dục - đào tạo tại Hà Nội

3.1. Nếu tính bạn không đủ tự giác và kỷ luật?

E- learning chỉ thực sự hiệu quả với những ai chủ động trong việc tự nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu, có tính kỷ luật trong quá trình tự học mà thôi. Nếu bạn đã cố gắng nhưng không thể cải thiện được điều này thì bạn không phù hợp với phương pháp này. Bởi lẽ, tính tương tác khá yếu ớt với cả giáo viên và bạn bè không đủ để giúp bạn có thể giải được một bài toán quá khó hay tự thể hiện mình như xung phong lên bảng trong lớp học truyền thống. Việc tự kỷ luật với bản thân là tất yếu bởi lẽ, các nội quy trong lớp học trực tuyến dễ bị phớt lờ bởi những cá nhân mà không thể can thiệp khác ngoài nhắc nhở của các thầy cô. 

3.2. Nếu con em bạn là mới bắt đầu và quá nhỏ? 

Khi nào thì bạn không hợp với phương pháp E - learning?

Chính vì khoảng cách về tương tác quá lớn của E -learning nên việc giáo viên trực tiếp quan tâm, giám sát các người học trở nên khó khăn, đặc biệt là những em nhỏ hay những người cần phải đầu tư thời gian giảng dạy những kiến thức cơ bản như người mới bắt đầu, bởi lẽ, nó sẽ đồng nghĩa với việc tốn thời  gian và mất tập trung những thành viên khác. Với những em nhỏ, việc học online gần như không có hiệu quả, nếu không có sự giám sát của người thân...bởi dễ làm các em xao nhãng, nghịch màn hình thậm chí là bỏ học đi chơi…

Trên đây là tổng hợp những thông tin tổng hợp của timviec365.vn đi trả lời cho E - learning là gì. Mong rằng, nó đã hữu ích cho các bạn trong việc tiếp cận vấn đề này được sâu sát hơn và lựa chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp cho mình.

Bài viết tham khảo: Học dự thính là gì? Sinh viên có nên học dự thính hay không?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-