Quay lại

Giám đốc đối ngoại tiếng anh là gì? Khó hay dễ khi ngoại giao?

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Giám đốc đối ngoại là gì? Giám đốc đối ngoại tiếng Anh là gì? Với chức danh giám đốc đối ngoại thì liệu vị trí này có phải là vị trí mà rất nhiều người ao ước cũng như mong muốn đạt được. Có lẽ, giám đốc đối ngoại là một thuật ngữ mà các bạn đã nghe đến rất nhiều. Tuy nhiên, hiểu rõ và sâu sắc về vị trí này thì không phải là điều ai cũng biết. Cùng tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn về giám đốc đối ngoại cũng như giám đốc đối ngoại trong tiếng Anh là gì nhé!

1. Tìm lời đáp cho “Giám đốc đối ngoại tiếng anh là gì?”

Giám đốc đối ngoại là vị trí quản lý cấp cao trong một công ty, doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt là với những tập đoàn lớn và có quy mô thì giám đốc đối ngoại là vị trí không thể thiếu. Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc ngoại giao, quan hệ đối tác, giám đốc đối ngoại có tính chất khác hoàn toàn so với giám đốc đối nội.

Giám đốc đối ngoại tiếng anh là gì?

Vậy, Giám đốc đối ngoại trong tiếng Anh là gì?

Để có thể biết được chức danh này trong tiếng Anh là gì thì các bạn sẽ cần tách riêng thành 2 cụm từ là “giám đốc” và “đối ngoại”.

Về chức danh giám đốc trong tiếng anh, đây có lẽ là một thuật ngữ rất phổ biến mà hầu như ai cũng có thể biết được một từ cho mình. Những thuật ngữ tiếng Anh chỉ chức danh giám đốc có thể kể đến như ector, manager, officer manager,... Mặc dù đa dạng về các từ chỉ cùng một chức danh, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng những từ ngữ này với vai trò và vị thế như nhau. 

Cụ thể, từ “Director” có nghĩa là giám đốc. Tuy nhiên, vị trí giám đốc này được xem là to nhất, có thẩm quyền quyết định mang tính chất toàn bộ mọi vấn đề của công ty. Còn “officer” cũng có ý nghĩa là giám đốc, tuy nhiên, người ta sẽ sử dụng “officer” trong trường hợp đi kèm thêm với danh từ và thể hiện vị trí giám đốc với một chức năng riêng biệt. Ví dụ như Chief information officer, vị trí giám đốc thông tin. 

Sử dụng thuật ngữ nào?

Với “manager”, thì một số nơi sẽ dịch là “giám đốc”, tuy nhiên, một số nơi khác lại dịch là “quản lý”. Việc hiểu “manager” theo ý nghĩa ra sao sẽ phụ thuộc vào văn hóa sử dụng từ này ở nước đó và tầm cỡ, quy mô của công ty đó ra sao. Nếu là một tập đoàn lớn, “manager” sẽ chỉ được hiểu là “quản lý” mà thôi. Còn những công ty nhỏ hơn thì “manager” sẽ được coi như “giám đốc”.

Trong trường hợp giám đốc đối ngoại, đây là một vị trí giám đốc có vai trò riêng biệt trong một vấn đề, lĩnh vực cụ thể. Do đó, ta sẽ sử dụng từ “officer” nhằm thể hiện chức danh “giám đốc” được nói đến.

Về “đối ngoại” thì đây là chỉ việc ngoại giao, thực hiện những giao tiếp, hành động với những đối tác tượng khác để đem lại những điều có lợi cho mình hay thực hiện được một liên kết mà qua đó cả hai bên có thể đạt được những điều mình mong muốn. Khi dịch sang tiếng Anh thì “đối ngoại” sẽ là “public relations”. Ở đây, “public” chính là “công cộng”, còn “relations” chính là mối liên hệ, quan hệ. Những “mối quan hệ công cộng” hay có thể hiểu chính là sự liên hệ, hợp tác với nhau để đạt được thỏa thuận chung.

Kết hợp lại, ta có thể biết được “giám đốc đối ngoại” trong tiếng anh chính là Public Relations Officer, hay còn được biết đến với cái tên là PR Officer.

Phù hợp nhất?

Vậy, một giám đốc đối ngoại cần có tố chất và kỹ năng ra sao để thực hiện tốt vai trò của mình?

Việc làm giám đốc

2. Ý nghĩa, vai trò của Giám đốc đối ngoại

PR Officer là người duy trì hình ảnh của công ty, chịu trách nhiệm xây dựng một hình ảnh đại diện đẹp đẽ, uy tín đối với công chúng cũng như những đối tác tiềm năng của mình. Cho dù công ty bạn nhỏ hay lớn, thuộc lĩnh vực kinh doanh gì đi chăng nữa thì hoạt động đối ngoại vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu.

Bạn có thể hiểu đơn giản là một khi hình ảnh của công ty bị ảnh hưởng thì những hoạt động khác của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Đơn giản như vụ việc của Johnson & Johnson vào năm 2002, liên quan đến thuốc Risperdal, loại thuốc chống rối loạn tâm lý ở người già. Tuy nhiên, phản ánh của người dùng về loại thuốc này là sai so với đăng ký. Không những bị phạt 2,2, tỷ đô la mà doanh số của những mặt hàng khác của nhãn hiệu này cũng bị ảnh hưởng do tâm lý sợ hãi của người dùng.

Tuy nhiên, hiện nay, Johnson & Johnson vẫn là một thương hiệu mạnh trong việc cung cấp các sản phẩm về tiêu dùng, thiết bị y tế hay dược phẩm. Đặc biệt là những sản phẩm cho trẻ em. Điều này chính là nhờ vào giám đốc đối ngoại khi có cách xử lý khủng hoảng cũng như truyền thông và ngoại giao tốt để những lĩnh vực khác của mình không bị ảnh hưởng quá nặng nề.

Ý nghĩa, vai trò

Dựa trên ví dụ thực tế trên, ta có thể thấy rằng, giám đốc đối ngoại sẽ chiếm một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và giữ được hình ảnh đẹp cho công ty, doanh nghiệp mình. Nếu như bạn không làm được điều này thì sẽ chẳng một ai tin tưởng và muốn hợp tác với công ty đầy tai tiếng và lùm xum cả. Việc một mình chiến đấu thì sẽ không thể trụ vững được trước những sóng gió mà sự cạnh tranh luôn diễn ra một cách căng thẳng giữa các thương hiệu, doanh nghiệp với nhau.

Giám đốc đối ngoại sẽ giống như một sứ giả vậy. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm liên kết, hòa giải và tạo nên những liên minh vững chắc nhất. Điều này chỉ có thể được tạo dựng khi người sứ giả này biết mình có gì, cần gì và đối tượng của mình mong muốn gì và họ có sẵn điều gì. một công ty cũng sẽ giống như một vương quốc, nếu đất nước bạn giàu thì bạn có thể tấn công nước bé. Thế nhưng, nhờ có những giám đốc đối ngoại tài năng, việc tấn công sẽ trở thành một liên minh hoàn hảo.

Nói tóm lại thì giám đốc đối ngoại có ý nghĩa không thể thay thế với sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp. Cùng với đó chính là sự đảm bảo hoạt động một cách ổn định cần có để tạo nên những giá trị lớn hơn trong tương lai.

Xem thêm: Việc làm giám đốc marketing tại đây!

3. Những kỹ năng cần có ở một giám đốc đối ngoại?

Với ý nghĩa và vai trò như trên thì giám đốc đối ngoại cần là một người có sự hội tụ đầy đủ các tố chất khác nhau để có thể đảm nhận được trách nhiệm to lớn như thế. Vậy, giám đốc đối ngoại cần có những kỹ năng gì?

Kỹ năng cần có

- Kỹ năng quản lý công việc

Một ngày, giám đốc đối ngoại sẽ phải gặp gỡ rất nhiều người khác nhau cùng với đó là giải quyết hàng ngàn vấn đề liên quan. Nếu như không có kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc khoa học và hiệu quả thì họ sẽ rất dễ bị công việc nhấn chìm. Và từ đó kéo theo là những sự căng thẳng, áp lực khó mà tránh khỏi.

Kỹ năng quản lý công việc giúp các giám đốc điều hành có thể làm chủ được khối lượng thời gian của mình dành cho công việc, thực hiện giải quyết vấn đề năng suất hơn. Khi mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát thì chính bản thân họ sẽ cảm thấy thoải mái và yêu thích công việc của mình hơn.

- Khả năng phân tích vấn đề

Đây là một trong những kỹ năng bắt buộc phải có ở một giám đốc đối ngoại. Bởi mỗi ngày trôi qua, công ty bạn sẽ phải đối mặt hàng vạn vấn đề khác nhau. Có thể đến từ đối thủ, truyền thông hay thậm chí là nội bộ. Nếu xử lý không khéo thì hậu quả sẽ càng lớn và nghiêm trọng hơn. 

Chính vì thế, giám đốc đối ngoại cần có kỹ năng phân tích vấn đề, nắm bắt được những yếu tố mấu chốt để có thể đưa ra được phương hướng giải quyết và khắc phục kịp thời, tối ưu nhất. 

Phân tích

Để có và cải thiện kỹ năng này thì việc chăm chỉ đọc sách, giao tiếp và quan sát sẽ là điều mà bạn cần rèn thói quen cho bản thân. Điều này sẽ giúp bạn nâng tầm được bản thân rất tốt.

- Lập kế hoạch

Kế hoạch công việc là điều không thể thiếu với một giám đốc đối ngoại. Việc lập kế hoạch giúp cho họ có thể thực hiện sắp xếp, quản lý công việc tốt hơn. Cùng với đó chính là việc triển khai các hoạt động đối ngoại được đồng nhất, hiệu quả và nhất quán. 

Nhất là trong những trường hợp tạo nên áp lực lớn thì việc lập kế hoạch lại càng đóng vai trò quan trọng. Đây sẽ là cơ sở, nền tảng định hướng giúp cho giám đốc đối ngoại thực hiện được vai trò của mình.

- Thuyết phục và đàm phán

Mỗi một giao dịch mà giám đốc đối ngoại thực hiện và triển khai thì sẽ chịu sự ảnh hưởng khá lớn bởi kỹ năng thuyết phục và đàm phán. Đây được xem là kỹ năng quyết định liệu những mong muốn của bạn có được đồng ý và liệu giao dịch đó có được chuyển biến thành một bản hợp đồng tiềm năng hay không.

Thuyết phục

Sở hữu kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ là cơ sở để đảm bảo cho sự thành công của những hoạt động đối ngoại được triển khai.

- Giao tiếp đóng vai trò chủ đạo

Đối ngoại chính là sự giao tiếp, quan hệ với bên ngoài. Không có kỹ năng giao tiếp thì cho dù bạn có năng lực đến đâu thì cũng khó mà có thể thành công khi không được lòng đối tác cũng như quá vụng về hay thẳng thừng trong lời nói.

Một giám đốc đối ngoại cần là bậc thầy trong giao tiếp với việc cách ăn nói, ứng xử khiến cho người đối diện hài lòng. 

“Khéo ăn khéo nói được cả thiên hạ” chắc các bạn đã từng nghe. Giám đốc đối ngoại của một công ty, doanh nghiệp sẽ gặp gỡ và giao tiếp với đa dạng các đối tượng khác nhau. Mỗi người lại cần có phong cách và phương thức giao tiếp riêng. Có được kỹ năng giao tiếp sẽ giúp giám đốc đối ngoại trình bày được quan điểm của mình mà vẫn không khiến những đối tượng lắng nghe khó chịu.

- Khả năng ngoại ngữ

Đối tác, khách hàng của bạn sẽ có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau. với vai trò là một giám đốc đối ngoại thì việc thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, Trung, Nhật hay Hàn sẽ là công cụ giúp bạn đạt được hiệu quả của công tác đối ngoại. 

Xem thêm: Mô tả công việc nhà ngoại giao tại đây!

Ngoại ngữ

Không những vậy, đây cũng sẽ là cách giúp bạn mở ra những cơ hội kinh doanh, phát triển mới và thành công trong các hoạt động đối ngoại của mình.

Có thể nhận thấy việc đối ngoại trong thời buổi hiện nay không phải là điều đơn giản. Khi mọi thứ đang được định hướng và chi phối bởi khá nhiều yếu tố khác nhau thì nó đòi hỏi các giám đốc đối ngoại cần hội tụ được nhiều tố chất và kỹ năng hơn nữa. Không đơn giản chỉ là những kỹ năng mềm mà giám đốc đối ngoại còn cần bồi dưỡng kiến thức và tri thức cho mình. Mọi công tác đối ngoại nếu thực hiện không tốt thì đều sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của công ty, doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin về giám đốc đối ngoại. Mong rằng, qua bài viết này, các bạn đã biết được giám đốc đối ngoại tiếng anh là gì và những kỹ năng cần có của vị trí này.

Brand Executive là gì? Song song hay tách rời với marketing?

Brand Executive là gì? Đóng vai trò là người điều hành, quản lý về thương hiệu cũng như các chiến dịch liên quan. Đây là vị trí không thể thiếu với những công ty, doanh nghiệp lớn hiện nay. Vậy, vị trí này được định nghĩa như thế nào? và liệu Brand Executive sẽ lựa chọn đồng hành hay xa rời với marketing cũng như điểm khác biệt của hai yếu tố này ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Brand Executive là gì?

Brand Executive là gì? Đóng vai trò là người điều hành, quản lý về thương hiệu cũng như các chiến dịch liên quan. Đây là vị trí không thể thiếu với những công ty, doanh nghiệp lớn hiện nay. Vậy, vị trí này được định nghĩa như thế nào? và liệu Brand Executive sẽ lựa chọn đồng hành hay xa rời với marketing cũng như điểm khác biệt của hai yếu tố này ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Brand Executive là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-