Tác giả: Vũ Thoa
Bạn là người quản lý ở một vị trí cấp bậc nào đó trong công ty, doanh nghiệp. Bạn thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề từ phía nhân viên bởi họ không biết cách giải quyết như thế nào? Vậy, để có thể hỗ trợ nhân viên của mình giải quyết những vấn đề phát sinh trong công việc thì bạn cần phải làm gì và làm như thế nào?
Trong cuộc sống cũng như trong công việc, bạn thường xuyên gặp phải những vấn đề khiến cho bạn lúng túng, rơi vào tình thế khó xử. Khi đứng trước mỗi vấn đề, bạn cần phải tìm ra cách giải quyết phù hợp, khéo léo sao cho hiệu quả nhất để có thể hoàn thành công việc.
Nếu những vấn đề của bạn không được giải quyết hoặc không được giải quyết triệt để thì cuộc sống và công việc của bạn sẽ không được thoải mái, luôn nặng trĩu những lo lắng. Kĩ năng giải quyết vấn đề luôn cần thiết trong bất kì trường hợp nào, dù là những công việc văn phòng hay công việc tiếp xúc với bên ngoài. Đặc biệt, những người thường xuyên phải làm việc trực tiếp với khách hàng thì càng cần có kĩ năng giải quyết vấn đề tốt.
Quá trình tuyển dụng chọn lọc hồ sơ ứng viên tìm việc tại các doanh nghiệp thường có các chỉ tiêu để đánh giá ứng viên, trong đó, họ sẽ ưu tiên tuyển những người có kĩ năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, tùy vào từng người và từng môi trường mà người đó có phát huy được kĩ năng giải quyết vấn đề hay không. Lúc này, mỗi người sẽ bộc lộ những thiếu sót của mình trong việc giải quyết vấn đề. Lúc này, các nhà quản lý đều phải hỗ trợ nhân viên của mình có thể giải quyết mọi vấn đề một cách tốt nhất.
Việc quản lý hỗ trợ nhân viên giải quyết các vấn đề trong công việc sẽ giúp cho nhân viên làm quen với công việc, thích ứng với sự thay đổi trong môi trường làm việc, khi họ gặp những tình huống bất ngờ, họ sẽ đủ kĩ năng và bản lĩnh để xử lý và giải quyết mọi chuyện thật tốt đẹp.
Việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh
Nhà tuyển dụng cần giúp đỡ nhân viên của mình giải quyết vấn đề trong công việc theo những bước sau
Nhân viên không phải ai cũng sẽ chủ động nói về những vấn đề họ gặp phải trong công việc vì một số người có tính cách hướng nội, luôn muốn tự mình giải quyết mọi chuyện và không cần nhờ đến ai. Với tư cách là nhà quản lý, để biết nhân viên của mình đang có những khó khăn gì, hãy chủ động hỏi xem công việc của họ có vấn đề gì không.
Khi đã biết rõ nhân viên của bạn gặp phải vấn đề và cần đến sự hỗ trợ của nhà quản lý, nhà quản lý không thể ngay lập tức có thể giải quyết vấn đề này được. Nhà quản lý cần phải tìm hiểu và và giúp nhân viên phân tích nguyên nhân gây ra vấn đề là gì, vì sao nó lại xuất hiện trong trường hợp đó thì mới có thể tìm được cách giải quyết phù hợp nhất.
Ví dụ: Bạn đang kinh doanh nhà hàng bỗng nhiên đánh mất khách hàng của mình. Lúc này, việc các nhà quản lý cần hỗ trợ nhân viên không phải là tiếp tục thúc đẩy hoạt động kinh doanh hay tìm kiếm khách hàng, mà bạn và nhân viên cần nhìn nhận lại vấn đề xem nguyên nhân khiến nhà hàng để mất khách hàng là gì, tìm xem vấn đề xảy ra từ khâu nào: Chất lượng sản phẩm? Hay chất lượng phục vụ?...
Nếu không tìm ra được nguồn gốc sâu xa của vấn đề đang mắc phải thì mọi giải pháp đưa ra về sau sẽ chỉ giải quyết được phần ngọn mà không thể
Khi gặp vấn đề, bạn đừng nhìn nó theo một khía cạnh nào đó mà hãy nhìn theo nhiều chiều hướng khác nhau để thấy được mấu chốt của vấn đề, để xem mình nên làm gì tiếp theo, phân tích những điều nên làm và không nên làm để thoát khỏi những khúc mắc đó.
Nếu bạn chỉ chăm chăm nhìn vào một mặt của vấn đề, gò bó suy nghĩ của mình đi theo một hướng duy nhất hì bạn sẽ chỉ giải quyết vấn đề được một mặt đó. Việc giải quyết, xử lý vấn đề cũng mang tính nhất thời mà không có hiệu quả lâu dài.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội việc làm thư ký tại Hồ Chí Minh mơ ước của mình thì hãy click tại đây và apply ngay công việc phù hợp nhất tại Timviec365.vn
Sau khi cùng nhân viên tìm hiểu kĩ càng vấn đề và đánh giá được vấn đề một cách hiệu quả nhất thì bước tiếp theo sẽ là đưa ra giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Bạn cần cân nhắc thật kĩ khi đưa ra giải pháp bởi nếu giải pháp sai thì bạn sẽ càng làm cho vấn đề trở nên bế tắc hơn.
Sau quá trình cần nhắc thật kĩ càng giải pháp bạn và nhân viên đã cùng nhau thảo luận và đưa ra giải pháp nhất định thì việc bạn cần làm tiếp theo đó là đi vào thực hiện theo đúng như kế hoạch đã được bàn bạc. Đây là khâu quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề, khi đã và đang thực hiện rồi thì dù có rủi ro hay thành công các bạn cũng đều cần chờ đợi kết quả của nó. Lưu ý, khi vấn đề được đi vào thực hiện thì bạn cần dự trù cho những tình huống phát sinh để chủ động đối phó với những tình huống này, tránh chậm chễ kế hoạch hay bị đi sai hướng.
>>> Xem thêm: Học cách làm việc của các Headhunter để trở thành quản lý giỏi
Trải qua các khâu từ tìm ra nguyên nhân vấn đề cho đến khi vấn đề dược giải quyết xong, bạn cần tổng kết lại, nhìn nhận lại toàn bộ vấn đề và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình để áp dụng vào thực tế công việc, tránh mắc lại cùng một lỗi trong những vấn đề khác hoặc khắc phục, xử lý các tình huống tương tự.
Trong quá trình hỗ trợ nhân viên giải quyết vấn đề, bạn chỉ là người hướng dẫn, còn người thực hiện là nhân viên của mình. Hãy để nhân viên chủ động, tự giác thực hiện những việc được hướng dẫn để họ dần thích ứng với hoàn cảnh xung quanh và biết cách giải quyết những tình huống tương tự. Nếu bạn làm mọi việc cho nhân viên của mình thì sau này họ sẽ có tâm lý ỷ lại, phụ thuộc, còn bạn sẽ mất thời gian làm những việc không cần thiết thay vì hoàn thành phần công việc được giao trong ngày.
Với tư cách là một nhà quản lý, bạn nên giám sát các nhân viên của mình để có thể hỗ trợ kịp thời và tạo dựng được sự tin tưởng với họ. Việc giám sát nhân viên giúp duy trì sự tương tác giữa quản lý và nhân viên, cung cấp cho nhân viên những thông tin cần thiết để họ có thể áp dụng vào trong công việc. Tuy nhiên, việc giám sát không cần thực hiện một cách quá sát sao, bạn chỉ cần quan tâm đến kết quả công việc của các nhân viên. Nếu bạn giám sát nhân viên quá chặt chẽ, họ sẽ cảm thấy căng thẳng, ngột ngạt, bức bối và sẽ trở nên bị động trước mọi vấn đề và không thể tự giải quyết đước.
Khi có vấn đề tình huống nào đó xảy ra thì bạn không nên nản chí hay nóng vội, phải thật bình tĩnh trước vấn đề đó thì mới có cái đầu tỉnh táo để giải quyết vấn đề. Kĩ năng giải quyết vấn đề sẽ được rèn luyện và nâng cao hơn trải qua thời gian làm việc và tiếp xúc với nhiều tình huống khác nhau, giúp bạn rút ra được nhiều kinh nghiệm để giải quyết công việc hiệu quả hơn. Đây cũng chính là một kĩ năng quan trọng đối với bạn để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng. Hãy rèn luyện nó trong bất kì trường hợp nào nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục