Tác giả: Hồng Nguyễn
Bạn đang muốn tìm hiểu về hợp đồng quản lý tài sản và xem cách hướng dẫn sử dụng của nó như thế nào? Vai trò quan trọng ra sao? Đồng hành với timviec365.vn chúng tôi để giải đáp thắc mắc mong muốn của bạn.
Hợp đồng quản lý tài sản được hiểu là một văn bản thể hiện mối quan hệ giữa các bên chủ thể, thường sẽ là bên A và bên B, mục đích nhằm ghi nhận lại những thỏa thuận hoặc nội dung làm việc đã thống nhất.
Ngay sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn mẫu hợp đồng cơ bản đã được soạn thảo và qua các giao dịch tương tự, đã được bổ sung cũng như khắc phục rủi ro, sai sót ở những bản cập nhất trước kia và quan trọng là được áp dụng bởi quy định mới nhất của pháp luật.
Để có được một bản hợp đồng quản lý tài sản hoàn chỉnh thì bận cần có góp ý của các chuyên gia hoặc luật sư trong ngành phù hợp, nếu như tự thực hiện sẽ gây ra những sự rủi ro thiệt hại không như mong đợi. Còn đối với trường hợp doanh nghiệp vẫn muốn xây dựng hợp đồng này thì sau đây sẽ là một số hướng dẫn cho bạn cần chú ý để bảo đảm tính pháp lý cho văn bản này.
- Đầu tiên là cần ghi đầy đủ danh sách những văn bản pháp luật điều chỉnh, Bộ Luật, Nghị Định, Thông Tư, Quyết Định trong phần “Căn Cứ,..”
- Thứ hai là thông tin chi tiết của các Bên tham gia ký kết hợp đồng quản lý tài sản vè tên gọi, địa chỉ doanh nghiệp, địa chỉ liên lạc, vị trí và chức vụ, thông tin nhân thân, Mã số thuế hay CMND hoặc CCCD trong phần “Các bên A và bên B”.
- Thứ ba là những điều khoản được dự thảo và bổ sung bên trong hợp đồng trong phần “Tại mỗi điều khoản,..”
- Thứ tư là phần ghi ngày tháng.
- Thứ năm là nội dung hợp đồng phải có tối thiểu các điều khoản cơ bản về đối tượng hợp đồng là ai, thời gian thực hiện bao lâu, thời gian thanh toán, Quyền cũng như nghĩa vụ hai bên khi chấm dứt hợp đồng, vi phạm hợp đồng, khoản bồi thường và lời cam kết( Vấn đề bổ sung những điều khoản khác là có thể sẽ phụ thuộc và từng loại hợp đồng cũng như bối cảnh phù hợp).
- Thứ sáu là những bên tham gia hợp đồng ký tên ở phía cuối văn bản ( trong phần “Đại diện bên A và bên B ký và ghi rõ họ tên”).
- Thứ bảy là về hình thức hợp đồng có thể viết tay hoặc đánh máy, công chứng cũng có thể có hoặc không.
- Bên A đồng ý thuê bên B tiến hành quản lý tài sản là... thuộc sở hữu của bên A trong khoảng thời gian bên A không sử dụng tài sản nói trên.
- Mô tả chi tiết về tài sản quản lý cụ thể là gì?...
- Bên A sẽ thuê bên B tiến hành quản lý tài sản…. Trong vòng thời gian là….tháng liên tục bắt đầu từ ngày ký kết hợp đồng tức ngày.../.../...đến ngày…./…./…
- Thời hạn quản lý này có thể sẽ bị thay đổi theo thỏa thuận qua văn bản giữa các bên trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng hay trong một trường hợp bất khả kháng nào theo quy định của hợp đồng.
- Chi phí quản lý là …...đồng/tháng và bằng chữ:.......triệu đồng chẵn.
- Bên A sẽ thực hiện thanh toán tất cả các chi phí cho bên B bằng hình thức chuyển khoản/tiền mặt vào ngày… hàng tháng. Thông tin thanh toán của các bên là:
- Số tài khoản bên A:....
- Chủ tài khoản:.....
- Số tài khoản:.......
- Thuộc ngân hàng:....
- Thuộc chi nhánh:.....
- Số tài khoản bên B:
- Chủ tài khoản:.....
- Số tài khoản:....
- Ngân hàng;....
- Chi nhánh:.....
Được thanh toán chi phí quản lý đầy đủ và đúng hạn, thanh toán chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản. Không chịu trách nhiệm bất kỳ hư hỏng, khấu hao tự nhiên của tài sản. Trực tiếp không được ủy quyền tiến hành tài sản. Giữ gìn và bảo quản tài sản quản lý giống như tài sản của chính bản thân mình. Thông báo định kỳ hàng tháng về tình trạng tài sản cũng như tình hình quản lý. Thông báo kịp thời về các hư hỏng cần sớm khắc phục, sửa chữa. Thực hiện những sửa chữa, bảo trì cũng như bảo dưỡng hư hỏng tài sản( Nếu có). Cuối cùng là bàn giao lại tài sản cho bên A khi đã hết hạn hợp đồng.
Sẽ được thông báo định kỳ hàng tháng về tình trạng tài sản kèm theo tình tình quản lý. Thông báo kịp thời về các hư hỏng cần sớm khắc phục, sửa chữa. Quyết định các thời điểm, thời hạn cũng như phương thức sửa chữa, khắc phục tài sản hư hỏng nếu có. Thanh toán chi phí đầy đủ trong việc quản lý tài sản đúng hạn, Cam kết tính xác thực về các loại tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản quản lý. Bàn giao tài liệu và tài sản cũng như giấy tờ liên quan cho bên B tại thời điểm ký kết hợp đồng diễn ra.
Bên nào vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại trực tiếp phát sinh từ những hành vi vi phạm của mình, thiệt hại được xác định theo nguyên tắc:
- Những khoản chi phí phải trả để chứng minh thiệt hại thực tế.
- Những khoản chi phí để khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm.
- Những khoản thu nhập hay lợi nhuận bị mất đi bởi hành vi vi phạm.
Bên cạnh trách nhiệm bồi thường về thiệt hại thì bên vi phạm cũng phải chịu phạt vi phạm theo những mức phạt:
- Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán chi phí quản lý:.... Đồng.
- Phạt vi phạm nghĩa vụ bản giao về tài sản quản lý: ...Đồng.
- Phạt về vi phạm trong nghĩa vụ quản lý tài sản:....Đồng.
- Phạt về vi phạm trong nội dung của hợp đồng:.... Đồng.
Trường hợp có sự kiện bất khả kháng xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được cũng không thể khắc phục được dù đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết trong sự khả năng cho phép. Đối với trường hợp này thì bên bị ảnh hưởng phải có trách nhiệm thông báo kịp thời cho bên còn lại biết, muộn nhất sẽ là 7 ngày kể từ thời điểm ghi nhận sự kiện bất khả kháng đó. Bên bị ảnh hưởng nếu có hành vi vi phạm trong hợp đồng thì bắt buộc phải chứng minh hậu quả của bất khả kháng. Nếu như chứng minh được thì bên bị ảnh hưởng không phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Mọi mâu thuẫn, tranh chấp có liên quan đến hợp đồng đều sẽ được giải quyết qua hòa giải, thương lượng giữa các bên. Trong khoảng thời gian là 45 ngày kể từ ngày phát sinh ra tranh chấp mà các bên không hòa giải, không thương lượng được thì một trong số các bên đó có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết.
Hợp đồng sẽ chấm dứt theo một trong các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng mà cá bên lại không gia hạn.
- Hết hạn theo thỏa thuận thay đổi thời hạn hợp đồng qua văn bản.
- Một trong các bên mất tích hoặc chết.
- Một trong các bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện theo hợp đồng.
- Hợp đồng quản lý tài sản sẽ có hiệu lực 18 tháng kể từ ngày ký kết.
- Hợp đồng sẽ gồm 4 trang được lập ra tương ứng với số lượng các bên tham gia ký hợp đồng, mỗi bên giữ một bản.
- Đính kèm theo hợp đồng là bản sao có chứng thực những tài liệu, giấy tờ,..
Đối với trường hợp có thỏa thuận thay đổi nội dung của hợp đồng này thì thỏa thuận cần được lập thành văn bản phụ lục hợp đồng và có chữ ký của tất cả các bên. Những phụ lục và tài liệu giấy tờ đi kèm hợp đồng được coi là bộ phận không thể bỏ qua và có giá trị pháp lý như các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng này.
Xem thêm: Bật mí về nghiệp vụ quản lý tài sản trong doanh nghiệp
Quản lý tài sản là một dịch vụ khá phổ biến ví dụ như quản lý nhà cửa, xe cộ,.. Mạng lưới dịch vụ này phát triển tạo thêm điều kiện cho nhân dân sinh hoạt hàng ngày giảm bớt đi sự rủi ro cũng như mất mát và bảo đảm sự an toàn cho tài sản. Trong cuộc sống ngày nay, quan hệ quản lý tài sản giữa các bên mang đặc điểm riêng không cần đền bù cần được động viên.
Tuy vậy thì cũng cần điều chỉnh bởi pháp luật và được xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, trách nhiệm dân sự khi tài sản đó bị hư hỏng hay mất mát do lỗi của bên quản lý. Từ đó cần nâng cao ý thức trách nhiệm của bên quản lý tài sản, hạn chế các trường hợp lạm dụng tín nhiệm để sử dụng cũng như chiếm đoạt tài sản một cách trái phép.
Vừa rồi timviec365.vn chúng tôi đã hướng dẫn bạn về điều khoản khi muốn sử dụng hợp đồng quản lý tài sản một cách chi tiết. Hy vọng rằng bạn sẽ có thể nắm bắt và lập ra một bản hợp đồng thật hoàn chỉnh và đầy đủ theo quy chuẩn để không gặp rủi ro hay bất lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
Bạn đang muốn tìm hiểu về quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp, hãy cũng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục