Quay lại

Hội nghị bàn tròn bình luận vấn đề “hướng ngoại là gì?”

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết

Hướng ngoại là gì? Hiện đang là câu hỏi của rất nhiều bởi chắc hẳn ai trong chúng ta đều một lần được nghe tới hướng nội hay hướng ngoại. Vậy đã ai đưa ra nhận xét về tính cách bạn là người hướng nội hay hướng ngoại chưa? Theo đánh giá cá nhân, bạn thấy mình thuộc kiểu người nào? Liệu người hướng ngoại có tác động tiêu cực tới lối sống và văn hóa người Việt ta? Và rất nhiều ý kiến cần bàn luận khác nữa xung quanh chủ đề “hướng ngoại”. Hãy cùng timviec365.vn đưa ra ý kiến để có cách nhìn đúng nhất về xu hướng này nhé!

 

Tìm kiếm việc làm

1. Hướng ngoại là gì?

Người hướng ngoại rất thích đám đông, tiệc tùng 

Hướng ngoại là gì? Wikipedia định nghĩa là những hành động, trạng thái hay thói quen chủ yếu quan tâm tới việc làm vừa lòng người khác. Những người có tính hướng ngoại sẽ thích giao tiếp, tương tác với mọi người dễ nhận thấy đôi khi họ nói rất nhiều nhưng nhiệt tình và quyết đoán. Hướng ngoại còn được dùng là một tính từ để chỉ tính cách con người. Những người hướng ngoại là người có khả năng giao tiếp tốt, thích tương tác với mọi người, thích đám đông và nhất là những nơi náo nhiệt. Họ luôn cảm thấy tự tin, không e dè bất cứ điều gì, là người không cô đơn giữa chốn đông người. Vì vậy nếu là người hướng ngoại bạn sẽ không để bỏ lỡ bất cứ cuộc vui nào dù chỉ dăm ba phút rảnh rỗi để tham gia. 

Trong lĩnh vực kinh doanh, khuyến khích tuyển dụng nhân viên có tính hướng ngoại vào làm tại một số vị trí cần người hướng ngoại bộc lộ tính cách để phục vụ công việc như Marketing, nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn bán hàng, nhân viên đối ngoại,… Với những vị trí công việc này, người hướng ngoại có lẽ sẽ là người phù hợp để hoàn thành công việc hơn. Những người hướng ngoại họ cho rằng muốn phát triển bản thân phải biết nắm bắt cơ hội, giao lưu gặp gỡ với nhiều người, tạo mối quan hệ và luôn tìm cách giữ liên lạc với người xung quanh hoặc đồng nghiệp để nắm bắt thông tin và kịp thời hiểu về thế giới để luôn có cảm giác được sự tồn tại của bản thân trong thế giới đông đúc này. 

Với người sống hướng ngoại niềm vui của họ được tìm thấy khi tham gia các buổi tiệc tùng, các hoạt động công như tình nguyện, thiện nguyện, thâm chí còn năng nổ tham gia các cuộc biểu tình công cộng,… Lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với người hướng ngoại là chính trị, giảng dạy, bán hàng, quản lý và môi giới. 

2. Những dấu hiệu cho rằng bạn là người hướng ngoại là gì? 

Người hướng ngoại là ham vui, thích nơi đông người

Nhận định về người hướng ngoại hoàn toàn có thể thấy từ vẻ bên ngoài của họ. Họ không ưa kiểu sống nhàn hạ “ăn không ngồi rồi”, không thích sự bình lặng mà phải sôi động, chỉ một chút yên ắng thôi cũng khiến họ bứt dứt chân tay. Bản chất về tính cách của người hướng ngoại là ham vui, thích nơi đông người. Sẽ không khó để tìm thấy một người hướng ngoại tại các liveshow âm nhạc sôi động, các “concert” của người nổi tiếng,… nhưng cũng không ngoại trừ khả năng nhìn nhầm người bởi không phải toàn bộ khán giả đều thuộc người hướng ngoại mà chỉ phần đông trong số đó. 

Tính cách hướng ngoại cho thấy người ta thích trò chuyện với từng người hơn là trò chuyện trong cả một nhóm, giao tiếp không ngần ngại. Tuy nhiên lại có một mặt trái nếu xảy ra tình huống chỉ làm việc với một người. Việc phải tiếp xúc thường xuyên với một đối tượng lại khiến họ nhanh chóng cảm thấy chán nản. Tâm lý của họ luôn muốn tìm kiếm sự mới mẻ, việc lặp đi lặp lại một công việc theo một thói quen với một người khiến họ cảm thấy tù túng, tính cách bản thân bị kìm hãm dễ xảy ra tình trạng mệt mỏi, chán trường kể cả công việc hôm ấy không mấy nhiều. 

Phải nói làm sao cho đúng về đặc điểm này của người hướng ngoại nhỉ? Thành công thì bất cứ người nào cũng thích, thất bại không phải ai cũng muốn vì thế để nói về đặc điểm người hướng ngoại cực kỳ sợ thất bại cũng không hẳn bởi người hướng nội cũng vậy, chỉ là hướng ngoại họ thực hiện nhiều hành động liên quan đến tính thành công hơn người hướng nội. Mọi hoạt động của họ không được phép diễn ra thuận theo tự nhiên mà luôn phải có tác động từ chính bản thân. Thành công sẽ có thể đến với họ qua nhiều cách khác nhau như dựa vào cách họ tạo dựng mối quan hệ, dựa vào sự năng động của bản thân, dựa vào vốn kiến thức phong phú hoặc dựa vào việc họ có nhiều kinh nghiệm làm việc nhóm,… Đây được xem là ưu điểm mà một doanh nhân muốn thành công trong kinh doanh hay trong quá trình “startup”. Nhờ có tính hướng ngoại họ mới không ngại thực hiện mọi kế hoạch đã được vạch ra dẫn dắt tới thành công. 

Một đặc điểm nữa liên quan đến vấn đề kinh doanh của người hướng ngoại đó là sự tham lam. Tham lam ở góc độ tích cực, tham lam từ chính khả năng của bản thân. Biểu hiện cho thấy khi đã thành công ở lĩnh vực này, họ sẽ có ý nghĩ triển khai thêm dự án mới mẻ khác, vẫn muốn bươn trải, tìm kiếm thành công mới. Nhưng một khi đã thất bại không ai có thể giúp họ vực dậy ngoài cách tự mình vượt qua. Người mà bạn nghĩ là mạnh mẽ, xông xáo, nhiệt tình ở mọi tình huống lại là người khó chấp nhận thất bại nhất, phải chăng đâu đó con người này tồn tại tính háu thắng? Họ phải mất một thời gian sống trong bóng tối có thể ngắn hoặc dài tùy mỗi người nhưng thực sự khoảng thời gian này sẽ rất khó khăn bởi với đa số người hướng ngoại số lần thành công nhiều hơn thất bại, kinh nghiệm vực dậy sau thất bại cho họ là rất ít. 

Việc làm hành chính - văn phòng

3. Bạn biết chứng cô độc hướng ngoại là gì chưa? 

Bạn nghĩ người cô độc hướng ngoại là người như thế nào 

Người mà bạn thường thấy, vẻ ngoài luôn vui cười hớn hở nhưng sâu bên trong lại cả một bầu tâm sự. Trước đam đông lúc nào cùng tíu ta tíu tít nhưng khi một mình lại trầm tư đến sợ. Sẽ không ít người cho rằng người hướng nội mới chính là người có cảm giác cô độc. Với tính cách của người hướng ngoại, họ thích sôi động, thích chốn đông người, thích được hòa mình vào những cuộc vui thế đâu là lý do khiến họ cô độc? Không phải cô độc hướng ngoại là xảy ra với người hướng ngoại. Đây được cho là một hội chứng có ở tính cách của một số người. Vậy bạn định nghĩa chứng cô độc hướng ngoại là gì, liệu nó có tồn tại? 

Thực ra tồn tại một lý thuyết nói về chứng cô độc ở người hướng ngoại. Với người mắc chứng cô độc hướng ngoại không khi nào họ nghĩ rằng mình cô độc. Nhưng trên hành tinh này họ mới là người cô độc nhất. Giống ly trà sữa vậy. Nếu pha đúng công thức sẽ có hương vị tuyệt vời nhưng khi chọn sai nguyên liệu thì ly trà đó coi như mất giá trị. Đã ai tìm hiểu biểu hiện của những người cô độc hướng ngoại là gì chưa? 

- Chính là những lúc họ dán mắt vào chiếc điện thoại như có một cái gì đó thu hút sự chú ý, nó được coi là vật bất ly thân với họ bởi khi có nó họ sẽ không cảm giác cô đơn, không cảm giác bị lạc lõng giữa chốn đông người. 

- Họ có cách đối xử với mỗi người là khác nhau, với người lạ sẽ tỏ ra lạnh lùng, ít nói đến độ họ bị nghĩ là chảnh. Nhưng không, chỉ là lúc đó họ không nghĩ là mình cần thể hiện tích cách của mình. Còn với người quen, thì có thể trò chuyện xã giao một lúc rồi nhanh chóng kết thúc câu chuyện mà đường ai nấy đi. Với người thân quen đặc biệt với hội bạn thân tất nhiên mọi thái độ dường như đã thay đổi. Mọi câu chuyện trên trời dưới bể được phanh phui bàn luận, cà khịa, bóc phốt,… mà chẳng màng tới thời gian. Với mỗi lần như vậy cứ ngỡ họ là người sở hữu 50 sắc thái vậy. 

-  Người cô độc hướng ngoại là người từ nhỏ đã rất hiểu chuyện. Họ dành thời gian để lắng nghe và thấu hiểu thay vì nói. Phân biệt được cái đúng, cái sai, việc nào nên làm, việc nào không nên làm. Đôi khi có chút vô tâm với những việc không liên quan đến mình, tránh xa mọi rắc rối để bản thân được bình yên 

- Sẽ có lúc thần kinh đến lạ lùng nhưng có lúc lại bình tĩnh đến sợ. Biểu hiện thần kinh vô tư trước lũ bạn thân nhưng sẽ chẳng quá bất ngờ khi đột ngột xuất hiện với gương mặt lạnh tanh. Vui vẻ thì thể hiện còn khi nghiêm túc lại nhanh chóng lục tìm trong 50 sắc thái cái gương mặt lạnh lùng, sự điềm tĩnh để giải quyết mọi vấn đề nhanh gọn. 

- Dễ bị tác động bởi câu nói đụng chạm hay chỉ một nhận định bơ vơ cũng khiến họ suy nghĩ thậm chí còn tự mình chịu tổn thương nhưng giấu rất giỏi, không để ai phát hiện. Cử chỉ thể hiện mình là người cứng rắn nhưng không ai biết bên trọng lại vô cùng yếu đuối. Có thể ngay lập tức bị tác động dù chỉ một câu nói bông đùa nhưng lại tự vận vào suy nghĩ mà đau lòng khôn xiết. Khuôn mặt vẫn bình thản, môi vẫn mỉm cười vẫn “cố tỏ ra là mình ổn nhưng sâu bên trong nước mắt là biển rộng”.

- Dễ dàng đưa cho người khác lời khuyên nhưng lại chẳng thể an ủi bản thân. Luôn là nơi tìm đến của mọi người khi có tâm sự, là bờ vai vững chắc cho ai đó và luôn sẵn sàng nghe họ trải lòng, than phiền đủ thứ chuyện mà không một chút khó chịu nhưng chuyện của bản thân lại chẳng đủ can đảm để chia sẻ với ai hoặc khi có chuyện buồn cần bày tỏ, cần lời khuyên thì lại chẳng có ai dành thời gian hay đủ kiên nhẫn để lắng nghe họ. Cảm giác lúc này mới thực sự là cô độc.  

- Hoài niệm về quá khứ tươi đẹp khi chán ghét hiện tại tăm tối. Bạn luôn nghĩ về những điều tốt đẹp đã từng xảy ra trước đây, muốn sống mãi với nó hay thậm chí là những chuyện buồn cũng không thoát khỏi trong suy nghĩ họ. Đây có thể coi là một nhược khiến họ chán ghét với hiện tại. Nhưng nếu không có hiện tại thì làm sao có quá khứ, hiện tại không có gì vui thì tương lai làm sao có quá khứ để hoài niệm. Dù cho có tự khích lệ bản thân mạnh mẽ hơn nhưng chẳng may đâu đó trên cuộc đời lại vấp phải một sự kiện gợi nhắc chuyện cũ là lại trầm tư mãi không dứt. 

- Đôi lúc khiến người khác rất muốn gần bởi điệu cười man rợ nhưng đến khi trầm mặc lại chẳng ai dám gần. Sắc thái thay đổi không cần lý do. Chẳng phải là có chuyện buồn, cũng chẳng phải là bị ai trêu đùa, vẫn có thể cười, có thể vui chỉ là bất chợt chẳng muốn bắt chuyện với ai, cũng chẳng muốn ai bắt chuyện với mình. 

Chứng cô độc hướng ngoại xuất hiện khiến con người ta cảm giác bị biến đổi sắc thái không rõ nguyên nhân, như một người bị thần kinh vậy đấy nhưng đôi lúc cũng nhờ chính triệu chứng này mà họ lại sống đơn giản hơn trong cuộc sống xô bồ này. 

4. Hướng ngoại phải chẳng là xu hướng thời thượng hay sự lạc lối

Hướng ngoại là xu hướng thời thời hay sự lạc lối

Kết thúc năm tháng đau thương, bước sang thời kỳ đổi mới nhờ quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng cùng với đó là sự giao lưu văn hóa với các nền văn hóa trên thế giới, chúng ta ngày nay thật may mắn được sống trong cuộc sống hòa bình, thời đại công nghệ phát triển, thế kỷ của kỷ nguyên số lên ngôi. Vây quanh chúng ta là các thiết bị công nghệ, là biến động của văn hóa bởi sự du nhập của văn hóa phương Tây khiến lối sống, tính cách hướng ngoại trở thành một xu thế mới trong giới trẻ. 

Việc đón nhận cái mới với những mặt tích cực không có gì đáng chê trách. Và lợi ích từ việc sống hướng ngoại mang tới không phải ít. Trước hết người sống hướng ngoại sẽ có tính cách năng động, luôn tràn đầy năng lượng dù một ngày dài làm việc có mệt mỏi thì tối đến họ vẫn có thể góp mặt trong mọi cuộc vui. Là người hướng ngoại cho họ khả năng giao tiếp tốt, tự tin kết giao với nhiều người, nhiều tầng lớp, hình thành mạng lưới quan hệ rộng rãi có thể cho họ nhiều cơ hội cho tương lai sau này. Nhờ ưu điểm của tính hướng ngoại mà nhiều tìm được rất nhiều cơ hội nghề nghiệp phù hợp với bản thân như kinh doanh, Marketing, đối ngoại, bán hàng,… 

Nguyên nhân dẫn tới lối sống hướng ngoại điển hình được đề cập tới hiện nay là do lối sống gấp gáp, sự du nhập của nhiều hoạt động, nhiều lĩnh vực mới lạ khiến con người phải nhanh chóng thích nghi để tồn tại trong giới. Văn hóa phương Tây hiện nay được đón nhận bởi giới trẻ bởi tỷ lệ cao hơn là cách sống theo lối truyền thông, nội tâm. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, nhờ sự du nhập nhanh chóng của văn hóa phương Tây tác động tới tâm lý nhiều người mà những định kiến xưa cũ trói buộc tư tưởng, kìm hãm sự sáng tạo một cá nhân được loại bỏ. Nhiều suy nghĩ cổ hủ lạc hậu cũng dần bị đánh bay như tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”,… 

Mặc dù vậy nhưng cũng bởi lối sống hướng ngoại quá phổ biến dẫn tới phát sinh nhiều tư tưởng, suy nghĩ mới lạ khiến hướng ngoại quá mức mọi việc đi quá giới hạn. Bên cạnh mặt tốt của tính hướng ngoại thì việc sống hướng ngoại quá giới hạn khiến họ đua theo cái mới, muốn thể hiện, trọng vẻ bề ngoài, khinh rẻ tâm hồn, dễ dàng bị cuốn theo vòng xoáy của nhiều tệ nạn nếu không nhận thức được mặt xấu mặt tốt của vấn đề. 

Người sống hướng ngoại bị ảnh hưởng khá nhiều vào đám đông bởi tính cách thích sôi động, thích nơi đông người vì thế mà khi ở một mình bản thân sẽ không kiểm soát nổi cảm xúc. Điều này thực sự nguy hiểm hơn họ nghĩ, rất dễ khiến họ sa vào thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội nguy hại trước mắt tới bản thân mà còn ảnh hưởng tới xã hội. Nhưng lúc này họ lại không có ai để tìm đến mặc dù đã tạo lập được rất nhiều mối quan hệ nhưng để mà thân thì lại rất ít, thậm chí có thể dừng lại ở con số 0. 

Như vậy lối sống hướng ngoại lại xu hướng để bắt kịp thời đại hay là sự lạc lối. Tờ giấy có hai mặt, con dao có hai lưỡi, bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt của nó chỉ là phụ thuộc vào người tiếp nhận biết nhận ra đâu là cái tốt cho bản thân còn đâu là cái nhấn chìm cuộc sống. Ai cũng có một lần lầm lỡ nếu chẳng may chọn sai đường đi nhưng biết quay đầu làm lại chính là thành công lớn nhất cuộc đời bạn. 

Việc làm bảo hiểm

5. Điểm đối lập giữa người hướng nội và hướng ngoại là gì? 

Người hướng nội và người hướng ngoại có hòa nhập được với nhau?

Xã hội hiện đại chia con người thành hai trường pahis đối lập là người hướng nội và người hướng ngoại. Khác biệt rõ nhất ở tính cách mà hai thái cực này thể hiện ra. Người hướng ngoại như đã bàn luận phía trên là người thích sự sôi động, tiệc tùng với nhóm đông người còn  người hướng nội lại thích trò chuyện gần gũi với người thân quen. Sống theo hướng ngoại giúp bạn vực dậy tinh thân dễ dàng sau một ngày làm việc vất vả, tối đến vẫn sẵn sàng năng lượng tham gia mọi cuộc vui nhưng người hướng nội thì không. Họ dành thời gian buổi tối để bên gia đình, với người thương hoặc để nghỉ ngơi chuẩn bị cho ngày dài mệt nhoài tiếp theo. 

Trong công việc ở vị trí quản lý cấp trung, cấp cao, người hướng ngoại sẽ là người phù hợp bởi họ có tư duy logic, giỏi điều hành, ngoại giao tốt còn người hướng nội lại là nhân viên giỏi vì có tính kiên nhẫn, tập trung cao, dễ dàng cho ra hàng loạt ý tưởng độc đáo. 

Số lượng bạn bè cũng là một trong những điểm khác biệt của hai con người này, với sở thích giao tiếp người hướng ngoại dễ bắt chuyện được với nhiều người, tạo nên nhiều mối quan hệ có đông bạn bè nhưng số lượng không đánh đồng với chất lượng. Bạn bè của họ về mặt xã giao nhiều hơn là thân thiết. Còn với người hướng nội chỉ một vài bạn bè thôi nhưng lúc cần gọi sẽ có, lúc buồn kêu sẽ đến, luôn sẵn sàng nghe tâm sự từ họ. 

Người hướng nội khi nhìn cách giao tiếp, ứng xử, tài năng của người hướng ngoại lại cảm thấy buồn với bản thân. Họ muốn được là người hướng ngoại nhưng đừng nhìn vẻ bề ngoài bề ham muốn. Mỗi tuýp người lại có một điểm mạnh điểm yếu riêng, phù hợp với từng lĩnh vực riêng giúp họ thành công trong một cuộc sống riêng. Có thể người hướng nội buồn vì bản thân những người hướng ngoại lại ghen tị với điều đó. Và thật là một sai lầm nếu bạn cho rằng người hướng ngoại tốt hơn hướng nội và cố chỉnh sửa bản thân sang một thái cực khác. Bạn có chắc mình thích nghi được với môi trường đó, với cuộc sống đó hay chính điều này lại khiến bạn chịu thêm một áp lực. 

Hương ngoại không phải là xu hướng cũng không phải là sự lạc lối. Hướng ngoại hoàn toàn xấu nhưng cũng chưa hẳn đã tốt. Đánh giá này được nhận định với người tiếp thu nó. Kết thúc hội nghị bàn tròn với vấn đề bàn luận hôm nay “Hướng ngoại là gì?” tại đây. Sẽ còn tiếp tục và hy vọng độc giả góp ý thêm những thiếu sót còn tồn tại trong bài để bài viết được hoàn thiện hơn. Chúc các độc giả ngày mới nhiều niềm vui!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-