Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Kho hàng là thành phần quan trọng không thể thiếu trong các doanh nghiệp, cửa hàng tiện lợi,... Kho hàng có thể xem là “điểm nút” quan trọng trong việc quản lý cung ứng của doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn chưa biết kho hàng là gì? Vai trò của kho hàng trong doanh nghiệp ra sao? Có những loại kho hàng nào trong doanh nghiệp hiện nay? Vậy thì hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu các thông tin về kho hàng qua bài viết dưới đây nhé!
Kho hàng (trong tiếng Anh là Warehouse), là một loại hình cơ bản trong nhóm Logistics. Kho hàng là nơi cất giữ, lưu trữ các nguyên vật liệu, hàng hóa, vật tư, thành phẩm trong quá trình chuyển từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Kho hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo quản và chuẩn bị hàng hóa cho doanh nghiệp, đảm bảo số lượng hàng hóa luôn được cung ứng và đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng.
Kho hàng bao gồm nhiều loại hình, mô hình quản lý và khả năng lưu trữ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, cùng với đặc điểm hàng hóa của chủ đầu tư để lựa chọn hình thức kho hàng sao cho phù hợp. Các doanh nghiệp cũng có thể kết hợp với phần mềm quản lý kênh phân phối để quản lý kho hàng hiệu quả.
Nhu cầu tiêu dùng về thị trường thường phục thuộc vào nhiều yếu tố, gồm cả khách quan và chủ quan. Các biến động có thể xảy ra theo mùa, thời điểm hoạch định lên các dự án lên từ trước hoặc có một số lý do bất ngờ khiến thị trường bất ngờ bị biến động.
Do đó, kho hàng cần phải hoàn thiện để điều tiết các hàng hóa được hoạt động liên tục, đảm bảo doanh nghiệp có chất lượng hàng hóa ổn định và hợp lý nhất. Lượng hàng hóa mà doanh nghiệp dự trữ trong kho hàng giúp doanh nghiệp sẵn sàng đối phó với những biến động của thị trường, hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh.
Các chi phí, đặc biệt là chi phí sản xuất, được tối ưu khi bạn sử dụng kho hàng cho doanh nghiệp của mình. Các kho hàng giúp xác định các lô hàng cùng với mô hình kinh tế trong quá trình phân phối và sản xuất các hàng hóa. Khi bạn định hướng chính xác hàng hóa sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, quản lý và lưu kho cho doanh nghiệp. Giảm thiểu các chi phí sản xuất và tận dụng cơ sở vật chất giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và có lợi nhuận tối đa.
Vai trò này là vai trò quan trọng và thể hiện rõ nhất về việc nên đảm bảo hàng hóa về chất lượng và số lượng, cùng với trạng thái để đem lại khả năng giao nhận đúng với địa điểm, thời gian mà khách hàng yêu cầu. Quá trình lưu kho được tối ưu giúp doanh nghiệp hiệu quả trong tìm kiếm và đóng gói tiết kiệm cho cả khách hàng và nhà cung cấp.
Nhiều doanh nghiệp tận dụng khả năng lưu trữ của nhà kho nên sử dụng lưu trữ đa dạng các hàng hóa. Kho hàng đóng vai trò trong việc tách lô hàng lớn ra, phối hợp và ghép với nhiều loại hàng hóa khác nhau để tạo thành một đơn hàng hoàn chỉnh. Các kho hàng luôn được chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vận chuyển và bán hàng với nhiều chủng loại khác nhau. Tiếp đến, từng đơn hàng sẽ được chuyển đến tận tay các khách hàng.
Trong quá trình lưu trữ, nhà kho luôn đảm bảo vẹn toàn về số lượng và chất lượng. Doanh nghiệp cần tận dụng tối đa diện tích các kho hàng để đảm bảo hàng hóa được bảo quản ổn định, hoàn chỉnh và không bị các nhân tố môi trường ảnh hưởng như thời tiết, mối mọt, độ ẩm, côn trùng…
Chăm sóc, giữ gìn và bảo quản hàng hóa trong hàng là tác phong cô cùng quan trọng trong bất cứ mô hình nhà kho nào, giúp doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh doanh và quản lý hàng hóa dễ dàng.
Nếu chia các kho hàng theo tên và nhóm hàng lưu trữ, chúng ta có thể chia thành rất nhiều loại như: Kho thực phẩm, kho tài liệu, kho hóa chất, kho bánh, kho dược phẩm, kho vật liệu xây dựng, kho thép…
Còn trong trường hợp phân chia theo công năng sử dụng, thì kho hàng có thể chia làm các loại như: Kho bảo thuế, kho ngoại quan, kho CFS…
Tuy vậy, nếu hiểu rõ về đặc thù và bản chất của kho hàng, bạn có thể phân chia kho hàng theo tính chất, cụ thể có 2 loại như sau:
Đúng như tên gọi của nó, kho hàng thường dùng để lưu trữ các hàng hóa, sản phẩm thông thường theo các điều kiện tiêu chuẩn. Các hàng hóa được lưu trong kho này thường không có điều kiện bảo quản đặc biệt nào, có thể lưu trữ trong khoảng thời gian dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng và tính chất của sản phẩm.
Chẳng hạn: Các kho hàng đựng trong thùng carton, bao bì, vật liệu hoặc phụ kiện…
Kho mát, kho lạnh hay kho chạy nhiệt độ là loại kho cần có yêu cầu cao về điều kiện bảo quản và đòi hỏi về trang thiết bị. Các hàng hóa được lưu trữ trong kho cần được bảo quản, kiểm soát và giữ ở mức nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với các tính chất của hàng hóa.
Có thể kể đến một số loại hàng thông dụng được lưu trữ trong lại hình kho này như: Thực phẩm đông lạnh, đồ cấp đông, vacxin, dược phẩm, thuốc, các dàng hoa quả, thực phẩm…
Nhiệt độ trung bình để bảo quản loại kho hàng này từ âm 20 độ C cho đến 20 độ C. Bên cạnh đó, dải nhiệt độ sẽ được điều chỉnh phù hợp và linh hoạt theo tính chất của hàng hóa hay yêu cầu của doanh nghiệp.
Về bản chất, kho hàng chính là một không gian để lưu trữ và bảo quản nguyên vật liệu và hàng hóa thành phẩm. Vì vậy hiểu một cách trực tiếp hơn thì chi phí trong quá trình sử dụng kho hàng chính là chi phí cho công tác lưu trữ hàng hóa và nguyên vật liệu. Chi phí sử dụng kho hàng có thể được tính theo từng ngày, tính theo khối lượng hàng hóa hoặc diện tích kho bãi mà doanh nghiệp sử dụng.
Thông thường chi phí chi trả cho việc lưu trữ hàng tồn kho sẽ chiếm 70 – 80% tổng chi phí dịch vụ kho hàng.
Ngoài ra, một số chi phí bảo tồn hàng tồn kho khác cũng cần được cân nhắc tới bao gồm: chi phí bốc dỡ và xếp hàng hóa, chi phí vận chuyển, chi phí quản lý hàng hóa…
Kệ kho hàng nghe có vẻ chẳng có gì đặc biệt quan trọng, tuy nhiên đây loại được đánh giá là giải pháp giúp tối ưu hóa ko gian và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Kệ kho hàng được hầu hết tất cả các doanh nghiệp sử dụng bởi rất nhiều lợi ích mà nó mang lại. Cụ thể:
- Tối ưu hóa không gian kho hàng về chiều cao.
- Tiết kiệm chi phí thuê kho hàng trong trường hợp chi phí này tính theo diện tích mặt đất sử dụng.
- Giúp cho việc phân loại và quản lý các hoạt động xuất nhập kho.
- Các mặt hàng được phân loại khoa học, dễ dàng tìm kiếm và thuận tiện cho công tác kiểm kê.
- Tiết kiệm chi phí thuê nhân công và kho bãi.
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên kho cũng như hàng hóa và nguyên vật liệu trong kho.
Kệ sắt V lỗ đa năng, kệ trung tải và những loại kệ công nghiệp nặng thường được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng trên cơ sở cân nhắc tính an toàn và chi phí đầu tư.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những thông tin cần thiết về “kho hàng là gì” và những vai trò, nhiệm vụ của kho hàng. Tùy theo đặc trưng của từng loại hàng hóa mà có cách bảo quản trong điều kiện và nhiệt độ khác nhau. Bạn cần dựa vào sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp để có cách bảo quản cho phù hợp. Bên cạnh đó, kệ kho hàng cũng là thành phần không thể thiếu trong mỗi kho hàng, vì vậy bạn nên cân nhắc sử dụng các kệ kho hàng cho doanh nghiệp của mình.
Tuyến bán hàng là gì
Bạn đã biết tuyến bán hàng là gì hay chưa? Có những tuyến bán hàng phổ biến nào? Click bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin về tuyến bán hàng nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục