Tác giả: Vũ Bích Phượng
Ngành xây dựng mang những đặc thù nghề nghiệp riêng nên kéo theo đó sẽ là những đòi hỏi riêng trong nghiệp vụ kế toán. Vậy nếu như một kế toán viên tại bất cứ công ty xây dựng nào đó không có kinh nghiệm làm kế toán xây dựng thì sẽ rất khó để phát triển sự nghiệp của mình tại công ty và trong ngành xây dựng.
Bởi thế, để giúp con đường sự nghiệp của các bạn trở nên thuận lợi hơn nữa, Bích Phượng sẽ gửi tới bạn một vài chia sẻ về kinh nghiệm làm kế toán xây dựng thành công trong nội dung bài viết bên dưới.
Như đã nói, mỗi ngành nghề có những đặc trưng khác nhau. Bạn là kế toán nhưng khi bước vào ngành xây dựng, nghiệp vụ kế toán của bạn ắt tự phải điều hướng để phù hợp với ngành. Trước khi bắt đầu phấn đấu sự nghiệp ở công ty xây dựng thì bạn hãy tìm hiểu những lưu ý dưới đây nhé.
Là một kế toán xây dựng thì nhất định bạn cần phải làm nhiệm vụ nghiên cứu thật kỹ các hợp đồng xây dựng được ký giữa công ty bạn và các đối tác đầu tư. Nghiên cứu để làm gì? Mục đích chính là để hiểu rõ một số vấn đề như thời hạn thi công, giá trị tổng của công trình, thời gian bảo hành, các phương thức thanh toán công trình,…
Khi công ty bạn trúng thầu, bạn cần phải xem kỹ các vấn đề ở trong dự toán. Chúng bao gồm
- TH (Tổng hợp khoản chi phí tổng quát)
- Bảng dự toán chi phí – hệ thống hạng mục công việc
- Bảng phân tích đơn giá – mục đích lấy đơn giá của nhân công, vật tư, máy thi công.
- Nhân công – lấy căn cứ làm giá nhân công.
Việc làm kế toán - kiểm toán tại Hà Nội
Kế toán xây dựng phải nắm được những chi phí nào sẽ cần phải bóc tách.
Sau đó biết cách tính chi phí dự toán cho từng khoản. Thông tin kiến thức sau dành cho bạn nếu như còn chưa thông thạo cách tính toán:
- Chi phí nguyên – vật liệu trực tiếp: bạn nên bóc tách ra theo từng hạng mục một cách chi tiết nhất vì điều đó giúp bạn xây dựng hiệu quả về kế hoạch lấy vật tư.
- Bóc tách đối với chi phí nhân công (theo phương thức trực tiếp): bóc tách để giúp kế toán tính được số lượng công nhân cần phục vụ cho công trình.
- Bóc tách các khoản phí chung: các chi phí được tính là chi phí chung bao gồm chi phí phân bố CCDC, chi phí khấu hau tài sản cố định.
- Chi phí về số lượng dầu cần sử dụng phục vụ cho cả công trình, chi phí ca máy.
Bạn là một kế toán nên việc tiếp cận với những hóa đơn là điều dĩ nhiên. Đặc biệt, trong ngành xây dựng, kinh nghiệm làm kế toán xây dựng là chuẩn bị lấy các hóa đơn đầu vào của nguồn nguyên vật liệu, hóa đơn của các loại chi phí khác trước khi thực hiện công tác nghiệm thu công trình và xuất hóa đơn.
Việc lấy hóa đơn đầu vào sẽ được căn cứ dựa trên bảng dự toán. Sau đó, kế toán viên xây dựng phải lấy chi phí theo điều kiện bằng hoặc có thể là cao hơn, thấp hơn chỉ một chút so với hóa đơn dự toán. Khi nhận thấy có sự chênh lệch cao thì ở khâu quyết toán, bạn cần phải loại chi phí đầu vào đó ra khỏi danh sách nguồn chi phí được tính là hợp lý.
Thông thường kế toán thường sẽ xây dựng các bảng lương theo hình thức gộp chung. Nhưng nếu bạn theo các công ty xây dựng, việc gộp chung bảng lương cho công nhân của các công trình khi gộp lại với nhau như vậy sẽ bất lợi cho bạn trong quá trình tính toán và kiểm soát số liệu. Kinh nghiệm dành cho bạn đó là nên lập riêng đối với mỗi công trình.
Khi hoàn thành một công trình thì nhiệm vụ tất yếu đó là phải nghiệm thu. Tuy nhiên đi kèm với nhiệm vụ nghiệm thu đó đòi hỏi phải xuất ngay hóa đơn, ngay cả khi công ty đối diện với trường hợp khách hàng chưa thanh toán. Nhiệm vụ của kế toán xây dựng là xuất hóa đơn đúng thời điểm và scan đối với hóa đơn đầu vào để gửi chúng tới cho đối tác thực hiện nhiệm vụ kê khai thuế. Nếu không xuất hóa đơn thì điều đó có nghĩa là kế toán và cả công ty bạn đã vi phạm quy định, làm sai nguyên tắc về hóa đơn áp dụng cho các doanh nghiệp xây dựng.
Kế toán xây dựng cần phải chú ý một số thao tác chuyên môn như:
- Tính theo phương pháp bình quân ở cuối kỳ hạch toán. Ở các công ty xây dựng thì việc Xuất kho và nhập kho đối với sản phẩm là các vật tư sẽ được diễn ra một cách thường xuyên. Cho nên sử dụng phương pháp này để tính toán được đánh giá cao về độ hợp lý và chính xác cao.
- Nếu như đã biết mỗi loại công trình dùng các loại máy thi công nào thì bạn muốn theo dõi chính xác chi phí trích từ khấu hao nguồn tài sản cố định thì nên hiểu từng loại dụng cụ, công cụ trong mỗi công trình tương ứng để chọn loại sử dụng sao cho đúng. Hãy lập ra một bảng khấu hao tài sản đó với sự phân chia các công cụ dùng cho hai bộ phận là bộ phận văn phòng và công trình.
Dựa vào thời gian ghi trong biên bản nghiệm thu để xác định ra khối lượng các công việc đã được thực hiện hoàn tất. Trong khoảng thời gian 10 ngày tính từ ngày nhân viên kế toán xây dựng lập ra hóa đơn giá trị gia tăng xuất ra để gửi cho bên chủ đầu tư. Áp dụng cho trường hợp đã nghiệm thu nhưng chưa xuất hóa đơn ngay sau đó.
Dựa trên nội dung của mỗi biên bản nghiệm thu công trình được lập và nội dung trong hóa đơn kế toán được ghi là “đã hoàn đối với với công trình A trong giai đoạn 1 theo đúng hợp đồng” thì người kế toán xây dựng sẽ xuất hóa đơn liên tục cho các giai đoạn 2, 3,… tiếp sau đó đến giai đoạn cuối cùng để hoàn thiện công trình. Nhiều kế toán theo công trình có nhiều giai đoạn nhưng lại chỉ xuất một lần hóa đơn ở cuối công trình thì sẽ không đảm bảo đúng nguyên tắc kế toán trong ngành xây dựng.
Và sau khi kết thúc hoàn chỉnh một công trình thì bạn cần phải làm một nhiệm vụ nữa đó chính là cộng các giá trị sau thuế lại với nhau của các hóa đơn từng giai đoạn đã xuất, đem giá trị tổng đó so sánh với tổng giá trị dự toán và trên hợp đồng để tính sự trùng khớp về chi phí bỏ ra. Đồng thời kiểm tra cả công nợ cần thu để tính toán xem người chủ đầu tư còn nợ bao nhiêu, từ đó lên kế hoạch yêu cầu chủ đầu tư thanh toán nợ. Các kết quả thực hiện được đều sẽ được báo cáo lại với cấp trên ngay sau đó,
Kế toán xây dựng muốn hạch toán hiệu quả cũng như làm nên bản báo cáo tài chính chính xác thì hãy tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Cân đối đối với thuế giá trị gia tăng theo thời gian của mỗi tháng, việc này cần phải đảm bảo đúng với tờ khai thuế. Đối với các loại thuế giá trị gia tăng vãng lai của các công trình (chiếm 2%) thì nên tách riêng chúng ta bằng bút toán.
- Phản ánh doanh thu, gồm các loại:
+ Nợ TK 131: cần thu từ khách
+ Có TK 5112: nguồn doanh thu của công trình
+ Có TK 3331: thuế giá trị gia tăng bán ra trừ đi 10%.
- Trích thuế giá trị gia tăng vãng lai bóc tách a khỏi nguồn thuế giá trị gia tăng, thực hiện ở trụ sở chính.
Các doanh nghiệp xây dựng sau khi đã tính toán, bóc tách xong các khoản thanh toán thì sẽ nộp thuế cho cơ quan thuế và có thể thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng.
Bước 2: Cân đối lại các loại giá thành
Kế toán xây dựng nên kiểm tra mức dư nợ TK 154 để xem có trùng khớp giữa các giá trị đang dang dở thuộc bảng theo dõi chi phí cuối kỳ với bảng cân đối số phát sinh hay không. Từ đó có thể kịp thời điểu chỉnh và tạo ra sự hợp lý với thực tế.
Bước 3: Cân đối doanh thu. Bạn cần xem xét doanh thu từ hóa đơn ở TK 5112 với giá vốn trên TK 6322 đảm bảo doanh thu sẽ phải lớn hơn so với giá vốn. Điều này mang tới lợi ích cho doanh nghiệp khi làm việc với cơ quan thuế.
Đối với nghiệp vụ kế toán mà nói, dường như chưa bao giờ là dễ dàng thực hiện nếu như bạn thiếu đi kinh nghiệm làm việc. Nhất là khi bạn bước vào thực hiện nghiệp vụ kế toán ở một chuyên môn, lĩnh vực nào đó cụ thể như lĩnh vực xây dựng. Trong xây dựng, có hàng trăm thứ phải tính toán, điều đó dường như phù hợp với nghiệp vụ của kế toán thế nhưng thực chất lại là gánh nặng chồng chất gánh nặng khiến cho kế toán viên xây dựng lại càng phải cố gắng thật nhiều mới hoàn thành công việc hiệu quả được.
Bởi thế mà, bên cạnh việc nắm chắc các nghiệp vụ kế toán thì nhất thiết bạn trau dồi thật nhiều cả kinh nghiệm làm kế toán xây dựng nữa nhé. Hy vọng với sự chia sẻ mà Bích Phượng đưa ra trong bài viết này sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức tuyệt vời phục vụ cho việc phát triển sự nghiệp hiệu quả.
Mô tả chi tiết công việc kế toán xây dựng
Nhu cầu tuyển dụng kế toán cho các công ty xây dựng diễn ra rất sôi động. Cơ hội dành cho những sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán dường như đã được rộng mở hơn. Chính vì thế để nắm bắt trọn vẹn cơ hội đó thì nhất định bạn cần nắm bắt được bản mô tả công việc kế toán xây dựng nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục