Quay lại

Kinh tế nông nghiệp là gì? Cập nhật cơ hội nghề nghiệp ngành KTNN

Tác giả: Hạ Linh

Định hướng nghề nghiệp vẫn luôn là một chủ đề rất được Timviec365.vn chú trọng, bởi chúng tôi mong rằng các sĩ tử sẽ có những cái nhìn tổng quan nhất về những cơ hội nghề nghiệp của nhiều ngành học hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ là một bài viết nối tiếp Series “Định hướng nghề nghiệp” cho các bạn trẻ đang quan tâm đến ngành Kinh tế nông nghiệp. Cùng tác giả Hạ Linh tìm hiểu Kinh tế nông nghiệp là gì cũng như cập nhật kịp thời cơ hội nghề nghiệp của ngành Kinh tế nông nghiệp nhé!

Việc làm Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp

1. Tổng quan về Kinh tế nông nghiệp

Kinh tế nông nghiệp vẫn luôn là một “thương hiệu” khi nói đến đất nước của chúng ta với biểu tượng cây tre, con trâu, lưỡi cày,... Trước khi phân tích sâu xa ngành Kinh tế nông nghiệp là gì, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về nền Kinh tế nông nghiệp nhé!

Tổng quan về Kinh tế nông nghiệp

1.1. Giải đáp khái niệm Kinh tế nông nghiệp là gì?

Kinh tế nông nghiệp là một lĩnh vực kinh tế ứng dụng liên quan đến việc áp dụng lý thuyết kinh tế trong việc tối ưu hóa sản xuất và phân phối thực phẩm cũng như các chất xơ. Kinh tế nông nghiệp bắt đầu như một nhánh của kinh tế học đặc biệt liên quan đến việc sử dụng đất. Kinh tế nông nghiệp tập trung vào tối đa hóa năng suất cây trồng trong khi duy trì một hệ sinh thái tốt. Ngày nay các dịch vụ nông nghiệp được sử dụng rộng rãi kết hợp công nghệ nên năng suất tăng, phát triển tốt.

Trong suốt thế kỷ 20, kỷ luật được mở rộng và phạm vi hiện tại của ngành học rộng hơn nhiều. Kinh tế nông nghiệp ngày nay bao gồm nhiều lĩnh vực ứng dụng, có sự chồng chéo đáng kể với nền kinh tế thông thường. Các nhà Kinh tế nông nghiệp đã có những đóng góp đáng kể cho các nghiên cứu về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế môi trường. Kinh tế nông nghiệp ảnh hưởng đến chính sách lương thực, chính sách nông nghiệp và chính sách môi trường. 

1.2. Ngành Kinh tế nông nghiệp là gì? - Bạn có biết

Giờ đây, bạn đã hiểu nền Kinh tế nông nghiệp là gì rồi chứ? Trên thực tế Kinh tế nông nghiệp được nghiên cứu như một ngành học, và với một quốc gia “thuần nông” như nước ta, thì việc phát triển chuyên ngành đào tạo này là không thể không được chú trọng. Vậy ngành Kinh tế nông nghiệp là gì? Đó là một chuyên ngành học đào tạo tất cả những gì liên quan đến các giá trị thương mại, kinh tế, tài chính, quản trị và kinh doanh các sản phẩm từ nông nghiệp. Ngành Kinh tế nông nghiệp với mục đích sử dụng cũng như khai thác những nhân lực, vật lực trong nông nghiệp hiệu quả để đóng góp vào nền kinh tế chung. 

Agricultural Economics là cụm từ tiếng Anh đầy đủ chỉ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp. Nhìn chung, Kinh tế nông nghiệp mỗi quốc gia được xây dựng chương trình và giảng dạy theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây là ngành “nuôi dưỡng” những cử nhân vừa có kiến thức tốt về kinh tế nói chung, vừa thành thạo những vấn đề liên quan đến Kinh tế nông nghiệp nói riêng. Sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp có năng lực trong việc phát hiện, tổng hợp, phân tích, nhìn nhận và đưa ra các giải pháp về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Kinh tế nông nghiệp. 

2. Ngành Kinh tế nông nghiệp học gì? Học ở đâu?

Khi tìm hiểu về chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, chắc hẳn không chỉ dừng lại ở khái niệm, mà Hạ Linh tin rằng bạn còn tò mò về nội dung bên trong của ngành học này. Cùng sự phấn khích không hề nhỏ, hãy xem xem Kinh tế nông nghiệp học gì và nên học ở đâu tại Việt Nam nhé!

Ngành Kinh tế nông nghiệp học gì? Học ở đâu?

2.1. Ngành Kinh tế nông nghiệp học gì?

Nếu bạn chọn Kinh tế nông nghiệp là chuyên ngành - lĩnh vực theo đuổi, bạn sẽ có thể có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để nhận thức và giải quyết các vấn đề, khủng hoảng, tình huống, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh và nghiên cứu. Bên cạnh đó, sinh viên Kinh tế nông nghiệp cũng hoàn toàn tự tin sử dụng những công cụ đo lường, phân tích định lượng, nắm rõ những kiến thức về đơn vị đo trong nông nghiệp, các nguyên lý kinh tế, biết phân tích và tổng hợp các số liệu,... với mục tiêu hướng tới việc ra quyết định liên quan đến Kinh doanh nông sản, Kinh tế nông nghiệp một cách chuẩn xác nhất. 

Phần lớn, những quyết định nói trên đa phần liên quan đến thói quen hành vi người tiêu dùng, thị trường tiềm năng, phân tích giá thành sản phẩm, chính sách, nguyên tắc phát triển nông nghiệp, các dự án phát triển, tài nguyên, môi trường và thương mại hóa quốc tế. Qua sự phân tích về sinh viên Kinh tế nông nghiệp có thể làm được gì? Bạn biết không, khi bạn chọn ngành học này để theo đuổi, bạn sẽ được cung cấp và trang bị toàn bộ kiến thức đại cương làm nền tảng, cho đến những nghiệp vụ chuyên sâu về Kinh tế nông nghiệp. 

Sinh viên khi tiếp cận với ngành học Kinh tế nông nghiệp, mặc dù ở mỗi cơ sở đào tạo khác nhau, bạn sẽ được học mỗi chương trình đào tạo khác nhau. Nhưng nhìn chung, các môn học sau đây có thể bạn sẽ được trải nghiệm: môn Kinh tế nông nghiệp; môn Kinh tế học và kinh doanh nông sản; môn lý thuyết hành vi người tiêu dùng; môn phân tích chuỗi giá trị nông sản;.... Tóm lại, đối với ngành học nào cũng vậy, vào năm đầu khi mới tiếp xúc, bạn sẽ được nhà trường cung cấp những kiến thức mang tính đại cương, sau đó sớm nhất là năm thứ 2, bạn mới được tiếp cận với các môn học chuyên ngành. 

2.2. Ngành Kinh tế nông nghiệp học ở đâu?

Ngành kinh tế nói chung luôn có sự hấp dẫn với các sĩ tử, Kinh tế nông nghiệp cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu bạn đam mê và có hứng thú làm kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp chứ không phải tài chính, ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm, đầu tư,... thì những cơ sở đào tạo chất lượng ngành học này sau đây đáng để bạn cân nhắc đấy!

- Cơ sở đào tạo chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp ở miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên
  • Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trường Đại học Kinh tế quốc dân
  • Trường Đại học Tân Trào

- Cơ sở đào tạo chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp ở miền Trung:

  • Trường Đại học Vinh
  • Trường Đại học Quang Trung
  • Trường Đại học Kinh tế - ĐH Huế
  • Trường Đại học Tây Nguyên

- Cơ sở đào tạo chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp ở miền Nam:

  • Trường Đại học Cần Thơ

Với chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, hầu hết các cơ sở đào tạo sẽ tiến hành xét tuyển theo hình thức kết quả của kỳ thi THPT quốc gia. Những tổ hợp môn bạn nên ôn luyện ngay từ hôm nay nếu như muốn học Kinh tế nông nghiệp đó là: Tổ hợp môn A00, Tổ hợp môn A01, Tổ hợp môn D01, Tổ hợp môn C02, Tổ hợp môn B02. Điểm chuẩn có thể trúng tuyển cho ngành Kinh tế nông nghiệp còn tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, dự báo mức điểm chuẩn trung bình cho ngành học này sẽ rơi vào khoảng 15 đến 22 điểm. Ở nông thôn ngành nông nghiệp vẫn là chủ yếu mặc dù có các ngành nghề ở nông thôn khác như: dệt may, sửa chữa đồ điện,... 

3. Định hướng nghề nghiệp với ngành Kinh tế nông nghiệp

Định hướng nghề nghiệp với ngành Kinh tế nông nghiệp

Nội lực của nền kinh tế không chỉ dừng lại ở công nghệ siêu vi, ở công nghiệp hiện đại, ở dịch vụ thần thánh, mà nó còn dựa vào phần lớn sự đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp là lĩnh vực bao hàm nhiều yếu tố phức tạp như hệ thống sinh học, kỹ thuật nuôi trồng,... chứ không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Kinh tế nông nghiệp muốn phát triển hiệu quả thì rất rất cần một nguồn nhân lực chất lượng. Vậy sinh viên khi học xong chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp, với những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ họ sẽ có những cơ hội gì trong thị trường việc làm sôi nổi hiện nay?

- Trong lĩnh vực tài chính: cử nhân chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp có thể ứng tuyển ở các vị trí như: chuyên viên tư vấn và hỗ trợ cho vay vốn nông nghiệp, chuyên viên phân tích chiến lược và hoạch định tài chính, chuyên viên tín dụng,... Ở những vị trí này, bạn có thể xin việc tại các địa điểm như: ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các doanh nghiệp hỗ trợ tài chính...

- Trong lĩnh vực quản trị nông nghiệp: cử nhân chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp có thể ứng tuyển với cấp quản lý, quản trị như: quản lý bán hàng nông sản, quản trị kinh doanh nông sản, tư vấn nông dân, chuyên viên tiếp thị quảng cáo, chủ nông trại, trang trại, nhà phân phối nông sản, quản lý đại lý bán lẻ nông sản, kinh doanh, sản xuất thực phẩm từ nông nghiệp,...

- Trong Marketing và Sales: cũng như sinh viên học kinh tế nói chung, sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế nông nghiệp, bạn có thể làm trong lĩnh vực Marketing & Sales với các vị trí như: chuyên viên, trưởng phòng, giám đốc marketing cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp. Đồng thời, bạn cũng có thể làm nhân viên sales, trưởng phòng sales, chuyên viên nghiên cứu và phát triển thị trường, giám đốc kinh doanh, quản lý xưởng, nhà máy sản xuất nông sản,..

- Trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu: học Kinh tế nông nghiệp ra trường, nếu có năng lực thực sự, bạn cũng có thể giảng dạy các môn học về Kinh tế nông nghiệp tại các cơ sở đào tạo các cấp như trường nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học,... Bên cạnh đó, nếu đam mê lĩnh vực nghiên cứu, bạn cũng có thể tham gia với vai trò thành viên ở các viện hàn lâm, viện nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp. Bạn cũng có thể thử sức với các vị trí công việc thuộc các cơ quan, đơn vị do Nhà nước quản lý, chẳng hạn như: phòng đầu tư, phòng kế hoạch, sở, bộ nông nghiệp,... Cuối cùng, các tổ chức hay các dự án phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực Kinh tế nông nghiệp chính là lựa chọn tuyệt vời để bạn thử sức.

Xem thêm: Cây thực phẩm là gì? Con đường nào cho cây thực phẩm Việt trong thời đại 4.0

4. Mức thu nhập và các tố chất để thành công trong lĩnh vực Kinh tế nông nghiệp

Mức thu nhập và các tố chất để thành công trong lĩnh vực Kinh tế nông nghiệp

Sau khi biết cơ hội nghề nghiệp của ngành Kinh tế nông nghiệp là gì? Bạn đã cảm thấy hứng thú với chuyên ngành hấp dẫn này chưa? Nhìn chung, những ngành kinh tế hay Kinh tế nông nghiệp đều phụ thuộc vào năng lực, vị trí mới định lượng được mức thu nhập. Tuy nhiên, về cơ bản, sinh viên Kinh tế nông nghiệp mới ra trường nếu tham gia làm việc ở các công ty tư nhân, thì mức lương có thể vào khoảng 6 - 8 triệu. Còn đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm một vài năm hay lâu hơn, mức thu nhập ở vị trí manager trở lên, trung bình vào khoảng trên dưới 15 triệu/tháng. 

Kinh tế nông nghiệp là chuyên ngành khá phức tạp. Bao giờ cũng thế, muốn thành công trong công tác làm việc và nghiên cứu, thứ bạn cần không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn cả kỹ năng, tố chất. Một số kỹ năng sau đây rất cần thiết cho bạn khi chọn Kinh tế nông nghiệp “làm bạn” với mình: phân tích và định hướng, xác định và tổ chức, giao tiếp tiếng Việt thành thạo, tiếng Anh cơ bản, làm việc nhóm, làm việc độc lập, chủ động trong cách tiếp cận vấn đề, biết cách vận dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào công việc,...

Trên đây, Hạ Linh đã kịp thời gửi đến bạn những thông tin, kiến thức hữu ích xoay quanh ngành Kinh tế nông nghiệp là gì cùng những cơ hội việc làm của nó. Hãy truy cập Timviec365.vn để cập nhật mới nhất những thông tin tuyển dụng HOT nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-