Quay lại

​Giúp bạn làm sáng tỏ khái niệm Ký hậu vận đơn là gì?

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Ký hậu vận đơn vốn là thuật ngữ sử dụng riêng cho lĩnh vực vận tải biển thuộc hoạt động của ngành xuất nhập khẩu. Vậy ký hậu vận đơn là gì? Nếu như bạn đang theo đuổi ngành xuất nhập khẩu hay ngoại thương thì hãy cùng Bích Phượng tìm hiểu khái niệm đó trong bài viết dưới đây.

Việc làm Xuất - nhập khẩu

1. Đi tìm câu trả lời thích đáng: ký hậu vận đơn là gì?

Ký hậu vận đơn được hiểu nôm na là việc người chủ hàng hóa ký nhận ở phía sau của tờ vận đơn gốc. Giá trị của chữ ký đó chứng tỏ sự chuyền nhượng quyền sở hữu của lô hàng sang cho chủ mới. Việc ký hậu sẽ được áp dụng đối với các vận đơn thuộc đường biển, không áp dụng đối với lĩnh vực vận tải đường hàng không lý do là vì Airway Bill không bao gồm chức năng của chứng từ sở hữu.

Tìm hiểu về khái niệm ký hậu vận đơn

Nghiệp vụ này phải được thực hiện đối với vận đơn gốc (Vận đơn gốc trong xuất nhập khẩu được gọi là Orriginal), vận đơn theo lệnh (còn được gọi với thuật ngữ chuyên ngành là  To Order Bill of Lading). Người chủ của đơn hàng sẽ ký, đóng dấu đầy đủ ở vị trí mặt sau của vận đơn.

Xem thêm: Mậu dịch là gì? Phi mậu dịch là gì? Những thông tin cần biết

2. Nghiệp vụ ký hậu vận đơn – chỉ những người trong ngành mới hiểu

Nghiệp vụ ký hậu vận đơn luôn được tiến hành song song với vận đơn theo lệnh. Nếu phải đọc qua thông tin ở trên mới hiểu được ký hậu vận đơn là gì thì Phượng tin bạn cũng sẽ chưa hiểu loại vận đơn theo lệnh là gì? Để không còn khó hiểu khi nhắc tới thuật ngữ này ở những nội dung phía bên dưới, tại đây, Phượng sẽ giải thích một chút để bạn đọc dễ nắm bắt.

Hiểu như thế nào về thuật ngữ ký hậu vận đơn?

Vận đơn theo lệnh là loại vận đơn giao hành hóa dựa theo lệnh của Consignee (Người nhận hàng) thông qua nghiệp vụ ký hậu vào phí mặt sau của tờ vận đơn hàng hóa. Có nghĩa là hãng phụ trách vận chuyển hàng hóa sẽ nhận lô hàng từ người gửi và chuyển chúng tới cảng đích. Nội dung trên tờ vận đơn hàng gốc sẽ chưa nội dung thông tin như sau: tại mục Consignee ghiTo order of + tên của người nhận hàng. Điều này chứng tỏ Consignee đó sẽ có quyền được nhận hoặc có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đó cho người khác tùy ý. Trong trường hợp consignee muốn chuyển quyền thì họ sẽ thực hiện đầy đủ thao tác ký và đóng dấu ở mặt sau tờ vận đơn để xác nhận điều đó.

Việc làm chứng từ xuất nhập khẩu

3. Phân loại những ký hậu vận đơn đang áp dụng

Khi ký, không nhất thiết người nhận hàng phải ký duy nhất theo một kiểu mà họ có thể lựa chọn một vài cách thức phổ biến như:

- Ký hậu theo lệnh: Thực hiện ký theo mẫu To order of + tên người được chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa. Chẳng hạn nhé,To order of Phương Anh Company. Điều này có nghĩa là Cồng ty Phương Anh chính là đơn vị được nhận hoặc là được chuyển nhượng lại quyền sở hữu lô hàng đó cho bên khác, và nếu chuyển quyền thì công ty Phương Anh lại thực hiện đúng nghiệp vụ ký hậu vận đơn này.

- Ký hậu đích danh: Bạn thực hiện ký theo mẫu Delivery to + Tên người chủ sở hữu mới của lô hàng. Ví dụ,Delivery to Hương Lan Company, có nghĩa là công ty Hương Lan là đơn vị sẽ có quyền được nhận lô hàng đó, hoàn toàn không có quyền chuyển nhượng lại cho bất cứ đối tượng nào khác, chỉ được ký nhận.

Phân loại các ký hậu vận đơn

- Ký hậu cho mình: tự bản thân người chủ sở hữu của lô hàng ký tên và đóng dâu mà không cần ghi bất cứ thông tin nào khác. Cũng có đôi khi người ta ghi Delivery to myself nhưng điều này không cần thiết. Điều này chứng tỏ người nhận hàng tự giao hàng cho chính bản thân mình.

Ngoài ba loại ký hậu trên thì chúng ta còn thấy xuất hiện một loại khác đặc trưng nữa, đó là ký hậu để trống, sẽ thực hiện cho loại vận đơn ký hậu để trống. Ký hậu kiểu này cho phép tất cả những ai đang giữ vận đơn đều có thể sở hữu nguồn hàng có trong vận đơn đó. Tuy nhiên thì loại đặc biệt này không thông dụng.

Xem thêm: Incoterms là gì? Tất tần tật những thông tin liên quan Incoterms

Việc làm Xuất - Nhập khẩu tại Hồ Chí Minh

4. Trách nhiệm đối với nghiệp vụ ký hậu vận đơn

Nhắc đến hoạt động mua bán quốc tế, nó khiến chúng ta liên tưởng đến một điều gì đó mang tầm vĩ mô và đòi hỏi những bên liên quan phải thể những trách nhiệm vô cùng lớn. Trong hoạt động ký hậu vận đơn cũng như vậy, người ta phân chia rất rõ ràng về việc ký cũng như ghi rõ trách nhiệm đối với chữ ký đó. Vậy có nghĩa là các trách nhiệm đã được gọi tên cụ thể. Người ta phân chia ra 2 cách ghi chú trách nhiệm đối với nghiệp vụ ký hậu này. Đó là loại ký hậu truy đòi và loại ký hậu không (miễn) truy đòi.

4.1. Ký hậu truy đòi

Truy đòi cũng có nghĩa là sự đòi hỏi, đưa vào trong hoàn cảnh cụ thể của hoạt động ký hậu vận đơn thì nó biểu thị cho việc muốn đảm bảo sự mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra an toàn và giữa các bên có sự ràng buộc nhau bằng các trách nhiệm đã được xác định rõ ràng. Trong tờ vận đơn, tất cả các bên tham gia trao đổi hàng hóa thì đều phải tiến hành thỏa thuận để thống nhất trách nhiệm. Khi có ký hậu truy đòi thì cả dù có chuyển nhượng quyền sở hữu đi chăng nữa thì đôi bên đều vẫn phải thể hiện và chịu trách nhiệm đối với hàng hóa.

Trách nhiệm đối với việc ký hậu vận đơn

4.2. Ký hậu miễn (không) truy đòi

Trái với loại trách nhiệm ký hậu truy đồi là không truy đòi. Trong quá trình ký hậu, nếu người ký không muốn liên quan gì đến lô hàng sau khi họ chuyển nhượng, sang quyền cho người khác thì sẽ phải thỏa thuận điều đó với người được chuyển quyền để đi đến thỏa thuận về việc không có bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến lô hàng sau khi đã ký kết. Khi đó, để xác minh điều này, cả đôi bên cùng thống nhất ghi chú vào hậu vận đơn dòng Without recoursr endorsement.

Đọc ngay: ETC là gì trong xuất nhập khẩu? ETC có ý nghĩa gì?

Việc làm Xuất - Nhập khẩu tại Hà Nội

5. Lưu ý các vấn đề rủi ro xảy ra trong việc ký hậu vận đơn

Chỉ đơn giản là việc ký ở phía mặt sau của vận và giữa những bên tham gia ký, có liên quan đến đơn hàng đó chỉ cần chọn một trong những loại ký hậu vừa nêu thì việc ký hậu không phải là chuyện phức tạp đúng không nào. Tuy vậy, bạn cần hiểu bản chất của việc ký hậu đó là sẽ có sự can thiệp của bên ngân hàng do ngân hàng phụ trách ký hậu đối với bộ chứng từ. Quá trình làm thủ tục để các lô hàng được nhập khẩu với sự tham gia ký hậu chứng từ của ngân hàng đôi khi có những sơ suất đến từ phía khách hàng, có thể là do họ chưa hiểu rõ quy trình hoặc các vấn đề liên quan đến ký hậu và nhập khẩu hàng hóa.

Thường thì khách hàng hay mắc phải vấn đề quên không ký hậu khi đã nhận được chứng từ của ngân hàng. Dẫn đến thiếu căn cứ để hãng tàu có thể phát lệnh giao hàng. Trường hợp này không khó giải quyết, bạn chỉ cần bổ sung yếu tố còn thiếu là chữ ký và con dấu là xong, nhưng nó cũng sẽ khiến các bên liên quan mất thời gian để trao đổi, giải quyết thay vì sẵn thực hiện theo một chu trình suôn sẻ. Đặc biệt là rắc rối cho chính chủ của đơn hàng nếu như họ không ở gần đó, vừa mất thêm thời gian đi lại hoặc thời gian chờ đợi chuyển phát giấy tờ, chứng từ giữa các phòng ban phụ trách lại vừa làm cho lô hàng bị giao chậm trễ, phải tồn kho lại ở bến tầu. Có những hãng tàu không nhất thiết đòi hỏi chủ hàng phải thực hiện việc ký và đóng dấu đầy đủ nếu đã lỡ quên mà sẽ linh động giải quyết. Tuy nhiên trường hợp này cũng ít xảy ra vì hầu hết các hãng tàu là bên thứ ba, họ sẽ không thực hiện giao bất cứ đơn hàng nào khi không có các xác minh cụ thể để tránh rủi ro xảy ra.

Ngoài thiết xót quên không ký vận đơn ra thì còn có những trường hợp khách hàng gửi nhầm tờ chứng từ gốc chưa được ngân hàng ký hậu đến cho đơn vị vận chuyển. Có ba tờ vận đơn gốc và ngân hàng chỉ ký hậu 1 trong số đó, người chủ hàng sẽ phải đưa ra đúng tờ có ký hậu của ngân hàng mới được tính là đúng thủ tục.

Những rủi ro thường gặp đối với việc ký hậu vận đơn

Như vậy, qua những sơ suất trên, người chủ hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ vận tải cần chú ý:

- Ký hậu vào mặt sau vận đơn

- Xuất trình đúng tờ vận đơn có chữ ký hậu của ngân hàng

Dù có là thiếu sót nhưng những thiếu sót trên còn có thể xử lý đơn giản. Có những trường hợp rủi ro nghiêm trọng hơn đó là đánh mất tờ vận đơn gốc. Vậy khi đó, bạn có biết mức độ nghiêm trọng của nó ra sao và phải xử lý như thế nào hay không? Dù không mong muốn điều này xảy ra nhưng đôi khi không thể tránh khỏi, vì thế hãy tìm hiểu ngay hướng giải quyết để dự trù trường hợp xấu này để không phải bỡ ngỡ, lúng túng nếu có một ngày nào đó bạn vô tình làm mất tờ vận đơn gốc.

Việc làm mất vận đơn gốc đương nhiên là một điều cấm kỵ. Bạn sẽ không nhận được hàng hay làm bất cứ quyền hạn nào đối với lô hàng đó. Để có thể nhận hàng, bạn sẽ phải gặp các cơ quan đại lý hải quan phụ trách vấn đề vận đơn và quản lý nguồn hàng để làm việc, xác mình và trải qua rất nhiều thủ tục phức tạp mới có thể lấy lại được hàng hóa.

6. Tham khảo mẫu ký hậu vận đơn của ngân hàng

Các ngân hàng đều tham gia vào hoạt động làm chứng từ hàng hóa trong dịch vụ hải quan. Các B/L sẽ được đưa ra theo lệnh từ phía Ngân hàng phụ trách, ví dụ như BIDV, Vietcombank hay bất kỳ một ngân hàng nào. Tại nội dung mục Người nhận hàng của B/L có ghiTo order of Bank…” có ý nói rằng, dịch vụ vận tải sẽ giao hàng đi theo lệnh của Ngân hàng…

Mẫu ký hậu vận đơn

Nếu người nhận hàng đã tiến hành xong thủ tục thanh toán cho Ngân hàng đó thì Ngân hàng sẽ xác nhận lại bằng cách đóng dấu ở mặt sau của tờ vận đơn ghi kèm tên của người chủ sẽ nhận hàng. Như vậy cũng có nghĩa là ngân hàng đã thực hiện đầ đủ thủ tục hải quan bao gồm có việc ký hậu vận đơn. Khi nhận được chữ ký hậu của ngân hàng thì chủ hàng mới có thể tiếp tục làm những thủ tục tiếp sau để tiến hành nhập lô hàng.

Tìm việc làm

Như vậy, qua bài viết này, Bích Phượng đã chia sẻ cho bạn đọc quan tâm thông tin để hiểu ký hậu vận đơn là gì, đồng thời còn mang đến nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến nghiệp vụ ký hậu. Nếu là «người trong ngành», bạn hãy chia sẻ thêm những thông tin mà Phượng còn sót chưa đề cập đến về ký hậu vận đơn ở phần Bình luận nhé.

Bài viết tham khảo: Custom clearance là gì? Bí quyết chuyển hàng qua hải quan thuận lợi

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-