Quay lại

Kỹ năng bán hàng là gì? Tại sao cần phải có kỹ năng bán hàng?

Tác giả: Hồng Nguyễn

Đối với mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại, duy trì và phát triển đều phải dựa vào hoạt động bán hàng. Dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, bán sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ thì đội ngũ bán hàng và các kỹ năng bán hàng chính là yếu tố quan trọng, then chốt quyết định doanh thu của doanh nghiệp. Vậy kỹ năng bán hàng là gì? Tại sao lại cần phải có kỹ năng bán hàng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Việc làm bán hàng

1. Khái niệm kỹ năng bán hàng

Khái niệm kỹ năng bán hàng

Để trở thành một người bán hàng giỏi và chuyên nghiệp, mỗi nhân viên bán hàng khi mới bước chân vào nghề đều cần phải trải qua quá trình đào tạo những kỹ năng bán hàng. Bán hàng, hiểu một cách đơn giản là cách mà bạn thuyết phục khách hàng mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Và trong thời đại công nghệ hiện nay, ngoài phương thức bán hàng truyền thống là tư vấn trực tiếp tại các cửa hàng thì còn có các hình thức khác như bán hàng online qua điện thoại, Internet,...

Và kỹ năng bán hàng chính là cách bạn làm sao để có thể thuyết phục được khách hàng, bán được sản phẩm cho họ. Hơn nữa, kỹ năng bán hàng còn thể hiện ở cách bạn tiếp cận khách hàng ngay từ khi họ chưa biết đến công ty, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bằng những cách thức đó, khiến cho khách hàng có nhu cầu và chủ động tìm đến mua hàng của bạn. Dù bán hàng qua bất kỳ hình thức nào cũng cần có kỹ năng nhất định để đạt được hiệu quả và doanh thu cao cho doanh nghiệp.

Xem ngay: Việc làm Nhân viên tư vấn bán hàng

2. Tại sao cần phải có kỹ năng bán hàng?

Tại sao cần phải có kỹ năng bán hàng?

Kỹ năng bán hàng về bản chất chính là sự tổng hòa của các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, thuyết phục và đàm phán. Và kỹ năng giao tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất cả các nghề nghiệp, lĩnh vực trong cuộc sống nói chung và nghề bán hàng nói riêng. Có khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt sẽ khiến bạn tạo được ấn tượng tốt và thiện cảm với khách hàng, biết lắng nghe và chia sẻ những thông tin cần thiết với họ. Từ đó, bạn có thể thuyết phục khách hàng tin tưởng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của mình. Và từ đó, kỹ năng đàm phán khéo léo sẽ giúp bạn có thể thương lượng và ký kết hợp đồng với khách hàng một cách nhanh chóng.

Chính vì vậy, có kỹ năng bán hàng tốt sẽ giúp bạn thành công và mang lại doanh số bán hàng tốt. Không những vậy còn giúp bạn có được những khách hàng tiềm năng, thân thiết, xây dựng mối quan hệ tốt và lâu dài với họ.

Do đó, trau dồi, rèn luyện kỹ năng bán hàng là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người để có thể tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho bản thân cũng như doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Danh sách việc làm bán hàng online hấp dẫn nhất

3. Những kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp bạn cần biết

3.1. Hiểu rõ về sản phẩm mình đang bán

Hiểu rõ về sản phẩm mình đang bán

Một nhân viên bán hàng trước hết phải hiểu rõ được mình đang bán những gì, nắm được tính năng của sản phẩm, có như vậy bạn mới có thể giới thiệu và thuyết phục được khách hàng, cho họ thấy được giá trị của mặt hàng mà bạn đang bán. Một nhân viên có kỹ năng bán hàng tốt là người có khả năng kết nối với khách hàng tốt, biết kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng và hướng họ theo sự tư vấn của mình.

Bên cạnh đó, một nhân viên bán hàng cũng cần phải nghiên cứu thật kỹ sản phẩm của đối thủ và so sánh, đưa ra những giải pháp, nhiều sự lựa chọn cho khách hàng để họ có nhận định về sản phẩm của bạn, cho họ thấy được những tính năng ưu Việt, vượt trội khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên phóng đại, đề cao quá về sản phẩm mà mình đang chào bán, giới thiệu. Điều này sẽ khiến cho khách hàng dễ hoài nghi, không tin tưởng về sản phẩm của bạn. Hãy là người bán hàng có tâm nhất để có được sự tin tưởng dài lâu từ khách hàng.

3.2. Luôn chu đáo với khách hàng

Làm nghề bán hàng thì “khách hàng là thượng đế”, do đó, bạn cần phải thật sởi lởi, nhã nhặn và chu đáo với khách hàng. Đây là kỹ năng quan trọng thể hiện thái độ lịch sự,  tôn trọng đối với khách hàng. Người ta vẫn thường dễ bị thu hút bởi những người lịch sự, chu đáo với mình. Từ đó, bạn có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, mang lại cho mình những khách hàng tiềm năng.

3.3. Biết lắng nghe và tôn trọng khách hàng

Biết lắng nghe và tôn trọng khách hàng

Biết lắng nghe khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của kỹ năng bán hàng. Rất nhiều nhân viên bán hàng khi gặp khách là giới thiệu quá nhiều về sản phẩm mà không để ý đến nhu cầu của khách hàng. Và điều đó sẽ dễ khiến cho khách cảm thấy không thoải mái và nhu cầu mua hàng cũng giảm đi. Do vậy, hãy dành thời gian để đặt những câu hỏi cũng như lắng nghe mong muốn của khách hàng để biết họ thật sự cần gì rồi hãy tư vấn. Đây cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng mà bạn cần lưu ý.

3.4. Có khả năng giải quyết vấn đề

Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh trạnh như hiện nay, việc bạn phải gặp và đối đầu với những khách hàng khó tính, sự từ chối, thậm chí đôi khi là thái độ không thiện cảm từ khách hàng là chuyện bình thường và thưởng xuyên. Do đó, bạn cần rèn luyện cho mình kỹ năng tự giải quyết những vấn đề để tiếp tục trên con đường kinh doanh, bán hàng của mình.

Bởi thực tế, để khách hàng đồng ý và lựa chọn sản phẩm của mình, bạn phải tốn khá nhiều thời gian, công sức thuyết phục họ. Nếu như mới vào nghề, bạn sẽ cảm thấy chán nản và khó khăn khi phải trải qua cảm giác bị từ chối. Tuy nhiên, để duy trì và tiếp tục với công việc sale, bạn hãy tạo cho mình sự kiên trì, bản lĩnh cao để có thể giải quyết được những vấn đề đó.

Bên cạnh đó, trong quá trình bán hàng, bạn sẽ thường xuyên gặp phải những khiếu nại, bức xúc của khách hàng về sản phẩm. Việc của bạn lúc  này là làm sao giải quyết được những khúc mắc của khách hàng một cách thỏa đáng nhất để họ tiếp tục tin tưởng và sử dụng sản phẩm của bạn. Đây cũng là một kỹ năng quan trọng mà bạn cần phải học hỏi, rèn luyện.

3.5. Biết đặt những câu hỏi thông minh

Biết đặt những câu hỏi thông minh

Đứng trước mỗi khách hàng, đừng thụ động đợi họ hỏi bạn mới trả lời, mà hãy chủ động đặt ra những câu hỏi về nhu cầu hay mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm. Và đối với nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, hãy đưa ra những câu hỏi một cách thật thông minh, tùy vào đối tượng khách hàng cũng như trường hợp cụ thể mà đưa ra câu hỏi phù hợp nhưng cũng phải hết sức tự nhiên. Điều đó sẽ khiến khách hàng đánh giá bạn là người khéo léo và chuyên nghiệp trong công việc, mang lại thiện cảm cho khách hàng.

3.6. Tự tin, năng động

Hãy trò truyện và giao tiếp với khách hàng một cách tự nhiên và tự tin nhất, thể hiện sự thân thiện, gần gũi với khách hàng. Điều đó sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt trong mắt khách hàng, đồng thời cũng tạo cho họ niềm tin đối với sản phẩm mà bạn đang bán. Qua cách nói chuyện, trao đổi của nhân viên, khách hàng có thể dễ dàng đánh giá về mức độ hiểu biết sản phẩm và độ tin cậy của sản phẩm, từ đó quyết định có mua sản phẩm của bạn hay không. Do vậy, hãy rèn luyện cho mình sự tự tin, năng động, góp phần nâng cao hiệu quả bán hàng nhé.

3.7. Là người trung thực

Là người trung thực

Trung thực là đức tính rất quan trọng trong kinh doanh, bán hàng. Một người có kỹ năng bán hàng tốt tuyệt đối không thể thiếu đi sự trung thực nếu không muốn mất đi những khách hàng tiềm năng mà mình đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức mới có được. Có được khách hàng là điều rất khó, nhưng để giữ chân được khách hàng lại là điều khó hơn gấp nhiều lần. Do đó, để làm được nghề bán hàng, trước hết bạn phải là con người liêm chính, trung thực.

4. Bí quyết hay nhất giúp bạn bán hàng thành công

Đối với ngành nghề bán hàng, nhân viên sale luôn luôn gặp được nhiều kiểu khách hàng. Mỗi người một tính cách, một dáng hình, một nhu cầu khác nhau. Do vậy, để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi giang thì việc đầu tiên của người bán hàng là phải biết hòa vào từng kiểu khách hàng bạn gặp. Sau đây sẽ là một số bí quyết giúp bạn bán hàng thành công.

4.1. Biết cách tạo ra động lực cho chính mình

Biết cách tạo ra động lực cho chính mình

Kết quả làm việc của ngày hôm nay ra sao là do bạn quyết định. Chắc chắn, không ai muốn có một kết quả tồi tệ đúng không? Những điều tốt đẹp với khách hàng, sự tích cực trong dịch vụ bán hàng, doanh thu ổn định là 3 mục tiêu hàng đầu mà chúng ta luôn hướng tới.

Để làm trọn vẹn cả ba điều này, mỗi một người làm trong nghề hãy tự đặt ra cho mình một quan niệm nghề nghiệp đúng đắn và coi đó là động lực thúc đẩy chúng ta cố gắng mỗi ngày. Nghĩ rằng, những điều tồi tệ sẽ đến nếu như bản thân ta chưa thực hiện tốt một khâu nào đó trong quá trình làm việc. Đó không chỉ là cách bạn làm tốt nhiệm vụ ngoài xã hội thôi đâu mà hơn hết, nó chính là những điều kiện tiên quyết để giúp bạn phát triển bản thân, làm việc cũng là làm cho chính mình.

4.2. Thấu hiểu bản chất công việc bán hàng

Nói là bán hàng nhưng công việc không chỉ đơn giản là bán những sản phẩm kinh doanh cho người cần. Sâu xa hơn hết công việc này quan trọng nhất ở mối quan hệ khách hàng. Xét từ góc độ này, đồng nghia với câu nói làm dâu tram họ. người bán hàng sẽ có điều kiện tiếp xúc với hàng trăm hàng ngàn bộ mặt với những nét tính cách khác nhau. Chính vì thế cho nên, chúng ta phải thật sự khéo léo để phù hợp, vừa khớp với hàng ngàn tính cách đó.

Làm dịch vụ thì phải biết thấu hiểu khách hàng, luôn đảm bảo mang tới những dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Và sự tốt đẹp đó được đánh giá thông qua cách chúng ta tạo ra mối quan hệ vừa khớp, tốt đẹp với tất cả khách hàng. Bạn không thể chỉ có thể tiếp  được mẫu người A mà khó khan khi phục vụ mẫu người B, C,…Phải làm sao để chúng ta có thể chiều tất cả khách hàng A, B, C,…. Với các nét tính cách khác nhau mà đem tới sự hài lòng trong họ. Đặc biệt là đối với công việc bán hàng khi  tim viec lam ngay hom nay thì yêu cầu về một người bán hàng chuyên nghiệp sẽ cao hơn. Như vậy  sự nghiệp bán hàng của bạn mới được coi là thành công.

4.3. Hãy coi trọng giá trị sản phẩm trước lợi nhuận thu được

Hãy coi trọng giá trị sản phẩm trước lợi nhuận thu được

Chất lượng đại diện cho quyền lợi về độ an toàn cho người tiêu dùng. Còn lợi nhuận là thứ dễ làm lu mờ đi giá trị đó nếu như câu chuyện kinh doanh thiên về hai chữ “doanh số”. Bí quyết thành công trong việc làm kinh doanh buôn bán nằm ở đó. Nếu như bạn không thực sự hướng về chất lượng sản phâm và lợi ích người tiêu dung, ắt hẳn bạn sẽ chẳng bao giờ có thể thành công trong thương trường.

Hãy nắm trong tay bài toán kinh doanh thông minh và không kém phần chân thật. Đó mới thực sự là bí quyết làm kinh doanh cốt lõi mà bạn cần nên có.

4.4. Những nguyên tắc mới nhất trong việc làm bán hàng

Bất cứ mảng ngành nghề nào cũng cần tới nguyên tắc, nhất là trong công việc bán hàng. Bởi nguyên tắc như một bản nội quy không đến từ phía người điều hành mà đến từ thái độ của mỗi người với công việc. Với ngành nghề bán hàng, có rất nhiều nguyên tắc đưa con người vào trong khuôn khổ trách nhiệm và nâng cao hiệu suất. Để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi thiết nghĩ bạn nên nắm vững trong tay nguyên tắc làm việc bán hàng hot nhất 2019 được chia sẻ trong bài viết này.

4.5. Hãy yêu thích công việc như một phần quan trọng trong cuộc sống

Hãy yêu thích công việc như một phần quan trọng trong cuộc sống

Với những người đang muốn tim viec lam moi nhat về kinh doanh hay đã kinh doanh lâu năm thì đây là nguyên tắc đầu tiên cần chú ý vì nó đóng vai trò là thứ thuốc dẫn công hiệu đưa bạn cuốn vào công việc. Không thể bắt ép một nhân viên A làm hết mình cống hiến cho công việc khi họ thiếu sự yêu thích với việc làm đó. Ngược lại, nếu như đã yêu thích nghề bán hàng, bạn không chỉ luôn đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ mà còn đóng góp cho nó rất nhiều ý tưởng mới mẻ độc đáo. Chắc chắn đồng nghiệp của bạn sẽ luôn thấy một nguồn năng lượng mới mẻ toát ra từ trong tác phong làm việc mỗi ngày của bạn.

4.6. Cho và nhận – nguyên tắc vàng đi từ đời sống đến chuyện công việc

Đặt chính bản thân mình vào nguyên tắc này để trải nghiệm. Khi bạn muốn nhận được từ ai đó thứ gì thì hãy làm cho họ những điều tương tự. Chẳng có gì tuyệt vời và dễ làm bằng việc bạn đem đến cho ai đó những niềm vui, tình yêu, cảm giác hài lòng,...tất cả điều chính bạn đang mong muốn.

Đương nhiên trong mối quan hệ với khách hàng, bạn lại càng phải nỗ lực hơn nữa để đưa chúng vào công việc, đưa chúng tới với tình cảm của hàng trăm, hàng ngàn vị khách. Dù không ai quen biết ai nhưng khi bạn mang chúng tới cho họ ắt tự thân bạn nhận được điều tương tự. Biết đâu trong số đó, có người nghĩ nhiều tới hành xử của bạn mà quý trọng bạn. Đây cũng chính là cơ sở cho chúng ta kết tình thâm giao, bằng hữu trong xã hội này.

4.7. Hãy cam kết về chất lượng và tạo sự đẳng cấp về dịch vụ

Hãy cam kết về chất lượng và tạo sự đẳng cấp về dịch vụ

Nhân viên chăm sóc khách hàng tốt được trau chuốt từ mọi yếu tố, dù là yếu tố nhỏ nhất. Khi thái độ phục vụ tốt nhưng thiếu đi chất lượng sản phẩm thì cũng chẳng có nghĩa lý gì trên con đường sự nghiệp của bạn. Và điều ngược lại cũng xảy đến tương tự. Vậy thì tại sao chúng ta không làm tốt cả hai điều quan trọng nhất đó. Hãy chứng minh cho khách hàng của mình về những sản phẩm chất lượng và đưa tới trái tim họ sự đẳng cấp trong thái độ phục vụ của mình. Chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến bạn lâu dài bằng niềm tin.

Những nguyên tắc làm việc bán hàng trên đây cũng chính là bí quyết để bạn thành công trên con đường đã chọn. Chúng ta làm dịch vụ thì đừng quên khẩu hiệu khách hàng là thượng đế. Bởi trên chặng đường ấy sẽ chẳng thiếu những vị khách khó tính thế nên mới cần học hỏi bí quyết việc làm hay.

Nghệ thuật và kĩ năng bán hàng là cả kho tàng cần học hỏi, giúp bạn cảm thấy thực sự thú vị và khám phá qua quá trình làm việc để tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm các tình huống gặp phải trong quá trình bán hàng. Và hơn hết, các bạn cần tinh ý hơn để quan tâm, chú ý tới khách hàng của mình nhiều hơn nữa nhé.

Như vậy, kỹ năng bán hàng có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động kinh doanh, buôn bán. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu được kỹ năng bán hàng là gì và nắm rõ được những kỹ năng bán hàng cần thiết để làm việc hiệu quả với lĩnh vực này cũng như nắm bắt được những thông tin việc làm giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng khi tham gia những kỳ tuyển dụng bán hàng tại những đơn vị bạn muốn tham gia. Từ đó tạo bước đệm cho sự thành công, mang lại lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-