Quay lại

Kỹ năng bảo quản sản phẩm - hàng hóa - thực phẩm chi tiết

Tác giả: Phạm Thu Phương

Nếu nhà sản xuất đã sản xuất ra các loại sản phẩm có thời hạn sử dụng, thì việc lưu trữ và bảo quản các sản phẩm - hàng hóa  - thực phẩm đó một cách lâu dài được hay không cũng phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng bảo quản của người sử dụng. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những kỹ năng bảo quản hiệu quả nhất.

Việc làm Công nghệ thực phẩm

1. Mục đích của việc áp dụng các kỹ năng bảo quản để làm gì?

1.1. giúp cho các loại sản phẩm- hàng hóa không bị biến chất

Trong công nghiệp sản xuất lẫn cả trong đời sống hàng ngày hàng hóa và thực phẩm đều có thời hạn sử dụng nhất định. Để đảm bảo được chất lượng của hàng hóa, sản phẩm trong kho thì các nhà sản xuất cũng phải tuân theo các luật lệ rất nghiêm ngặt để có thể, dựa theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm để đảm bảo rằng các sản phẩm, hàng hóa không bị biến chất theo trong quá trình lưu giữ trong kho. 

Mục đích của việc áp dụng các kỹ năng bảo quản để làm gì?

1.2. Tránh được các tác nhân gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm

Trong quá trình lưu giữ rất có thể hàng hóa, thực phẩm có thể bị tấn công bởi các kẻ thù đó chính là côn trùng và các loại động vật gặm nhấm khác. Đối với từng tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa thì sẽ những kỹ năng được áp dụng phù hợp để tạo nên tính hiệu quả cao trong việc bảo quản. 

1.3. Dễ dàng tìm kiếm và phân biệt được các loại sản phẩm - hàng hóa theo nơi bảo quản

Không chỉ giữ cho số lượng và chất lượng sản phẩm được đảm bảo toàn vẹn mà việc áp dụng các kỹ năng bảo quản cũng là cách để có thể sắp xếp và phân loại các sản phẩm, hàng hóa, thực phẩm một cách gọn gàng, ngăn nắp, theo các thuộc tính và dựa theo cách bảo quản sản phẩm khác nhau mà chúng sẽ được sắp xếp tại các địa điểm khác nhau. Chính điều này sẽ làm cho bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được các loại sản phẩm hàng hóa, thực phẩm đó. 

1.4. Phục vụ cho mục đích vận chuyển hàng hóa - thực phẩm 

Bằng các kỹ năng bảo quản hàng hóa này bạn có thể yên tâm vận chuyển các loại sản phẩm, hàng hóa đó đi đến các địa điểm khác nhau và không sợ bị ảnh hưởng về chất lượng, hỏng hóc, biến chất. Đây cũng chính là mục đích của rất nhiều các công ty. doanh nghiệp trong việc áp dụng các kỹ năng bảo quản theo các cách khác nhau để đảm bảo cho quá trình vận chuyển hàng hóa, giảm thiểu được  tối đa các rủi ro và thiệt hại về tài sản, doanh số và doanh thu của sản phẩm. 

Phục vụ cho mục đích vận chuyển hàng hóa - thực phẩm 

2. Tổng hợp các kỹ năng bảo quản hàng hóa hiệu quả nhất

Trong công nghiệp sản xuất nói chung và trong kinh doanh nói riêng kỹ năng bảo quản hàng hóa là vô cùng quan trọng. Tổng hợp các kỹ năng bảo quản hàng hóa được thực hiện theo các bước  làm sau đây: 

2.1. Xác định vị trí và số lượng hàng hóa trong kho hàng

Nếu bạn đang làm một công việc như quản lý kho hàng thì chắc chắn việc bạn cần làm không chỉ là kiểm tra và theo dõi về số lượng, mà còn cả chất lượng của hàng hóa. Chính vì vậy để bảo quản được hàng hóa một cách tốt hơn thì việc mà bạn nên làm đó chính là đánh dấu lại vị trí của các loại hàng hóa giống nhau. Bên cạnh đó, việc xác định được số lượng hàng hóa cũng là một việc làm vô cùng quan trọng để bạn có thể dễ dàng quản lý được về số lượng của sản phẩm. 

Việc làm công nghệ thực phẩm tại Hà Nội

Tổng hợp các kỹ năng bảo quản hàng hóa hiệu quả nhất

2.2. Sử dụng các vật kê và lót hàng hóa 

Để có thể tránh được các yếu tố tác động từ môi trường thì đây có lẽ là một trong những cách làm hữu hiệu nhất trong kỹ năng bảo quản hàng hóa mà bạn nên áp dụng. Khi thực hiện kê, lót cho hàng hóa thì bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

- Cần đảm bảo rằng trong quá trình kê, lót hàng hóa không làm ảnh hưởng đến chất lượng của nó

- Chất liệu kê, lót hàng hóa cần phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa

Sử dụng các vật kê và lót hàng hóa 

Bên cạnh việc thực hiện các cách bảo quản trên thì bạn cũng nên quan tâm đến vấn đề sắp xếp, bốc, dỡ hàng hóa, cần được đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, kiểm tra về tình trạng hàng hóa trong kho một cách thường xuyên và vệ sinh kho đảm bảo vệ sinh môi trường, nhiệt độ thích hợp cho hàng hóa. 

3. Kỹ năng bảo quản thực phẩm thực phẩm làm làm gì? 

3.1. Kỹ năng bảo quản thực phẩm theo cách truyền thống

Các kỹ năng bảo quản thực phẩm theo phương pháp truyền thống chủ yếu dựa vào thời tiết và bằng các kinh nghiệm được truyền lại từ người đi trước. 

Cách làm này cũng rất hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong nhiều gia đình. Cụ thể một số kỹ năng bảo quản thực phẩm theo phương pháp truyền thống này bào gồm các cách sau: Hun khói, sấy/ phơi khô, muối chua, chế biến thành các loại thực phẩm có thể đóng hộp. 

Việc làm kỹ sư thực phẩm

Kỹ năng bảo quản thực phẩm thực phẩm làm làm gì? 

3.1.1. Kỹ năng bảo quản thực phẩm bằng cách hun khói 

Hun khói cách làm truyền thống này thường được áp dụng nhiều nhất đối với các sản phẩm thịt, cá tươi sống. Các loại thực phẩm được chế biến từ các loại cá, thịt sẽ được sơ chế theo các hình dáng, khối, miếng, mảng,..phù hợp với từng kiểu hun khói. 

Rồi sau đó, các loại thực phẩm này sẽ được tẩm và ướp cùng với các loại gia vị trong một khoảng thời gian nhất định, cuối cùng là hun khói bằng các loại lá cây - thảo dược mang lại mùi thơm cho thực phẩm. Hun khói cũng cần được thực hiện theo đúng quy trình là lượng thời gian hợp lý để đảm  bảo tính chất lượng của sản phẩm.

Kỹ năng bảo quản thực phẩm bằng cách hun khói 

Một số loại thịt có thể hun khói một cách phổ biến đó là: thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, thịt cừu hun khói,...Một số loại cá có thể hun khói đó là các loại cá thịt trắng và cá thu, cá tầm, các hồi, các Trích,... Thịt hun khói có thể giúp cho việc lưu trữ thực phẩm được lâu hơn, vị nguyên bản của thực phẩm được giữ lại tạo cho vị của thực phẩm được trọn vẹn hơn khi dùng. Tuy nhiên, cách làm này nên  được hạn chế vì khi sử dụng quá nhiều rất dễ gây nên các bệnh về ung thư. 

Cách bảo quản thực phẩm hun khói này có thể bảo quản thực phẩm trong thời gian rất lâu từ khoảng 40 ngày đổ xuống. Trong khoảng thời gian này bạn vẫn có thể bảo quản được chất lượng thịt và nên dùng nó trong thời gian sớm nhất có thể, không nên để quá lâu. 

3.1.2. Cách bảo quản thực phẩm bằng hình thức muối chua

Tùy từng vào loại thực phẩm mà bạn có thể áp dụng hình thức muối chua này. Chủ yếu là các sản phẩm như rau,củ, quả, thịt,...Ví dụ như: Củ cải, cà rốt, dưa chuột, măng, múi mít xanh, quả sung, bắp cải, cà pháo, cải thảo,...Hầu hết các loại rau họ nhà cải đều có thể muối chua. Tuy nhiên, tùy vào đặc tính của từng loại rau, củ quả mà có thể sử dụng các hình cách làm và liều lượng gia vị khác nhau. 

Cách bảo quản thực phẩm bằng hình thức muối chua

Thời hạn sử dụng cho các loại thực phẩm muối chua là rau củ quả này có thời hạn ngắn hơn khoảng từ 3 đến 5 ngày nếu vào mùa hè, mùa đông có thể từ 10 đến 15 ngày. 

3.1.3. Sấy hoặc phơi khô thực phẩm

Sấy hoặc phơi khô sản phẩm, cách làm này thường được áp dụng trong các loại quả có tẩm đường. Cách làm này cũng có thể áp dụng với một số loại củ như củ cải đường, măng,...Sau khi các thực phẩm được sấy khô có thể sử dụng thêm các hình thức kết hợp bảo quản. Cụ thể là bảo quản bằng tủ lạnh để trong ngăn mát để có thể bảo quản được thực phẩm đó trong thời gian lâu hơn. 

Việc làm qc thực phẩm

3.2. Kỹ năng bảo quản theo các phương pháp hiện đại 

Bằng cách sử dụng các cách bảo quản theo kiểu truyền thống như trên, nếu gia đình bạn có điều kiện thì việc lựa chọn theo các cách bảo quản hiện đại như sử dụng tủ lạnh, và làm các loại đồ ăn đóng hộp. 

Kỹ năng bảo quản theo các phương pháp hiện đại 

3.2.1. Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh một cách hiệu quả

Bảo quản bằng tủ lạnh bằng cách tăng giảm nhiệt độ: Bên cạnh các hình thức bảo quản thực phẩm theo các cách truyền thống như trên thì cũng có các cách bảo quản thực phẩm bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại như tủ lạnh chúng ta có thể bảo quản thực phẩm bằng các cách làm như sau:

Chia các loại thực phẩm theo cách chế biến thì có: Thực phẩm tươi sống, thực phẩm đóng hộp và thực phẩm chín từng loại, mỗi loại thực phẩm này được sắp xếp ở một ngăn khác nhau. 

Phân chia theo đặc điểm và tính chất các loại thực phẩm thì có thể phân chia thành các loại như sau: Rau củ quả -thực vật, các loại thịt, các loại hải sản. Để không bị mùi cho tủ lạnh và gây ảnh hưởng về chất lượng giữa các loại thực phẩm có thời hạn sử dụng khác nhau. Bạn cũng nên phân chia các loại thực phẩm này ở các ngăn khác nhau. 

Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh một cách hiệu quả

Đối với đồ ăn chín đựng trong hộp: Chọn các loại hộp chứa phù hợp về dung tích và chất liệu hộp đựng để bảo quản được lâu hơn và đảm bảo được chất lượng thực phẩm bên trong. 

Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm bằng cách làm này đó là: 

- Khi bảo quản thực phẩm trong ngăn đông với nhiệt độ thông thường là -18 độ C, bạn chỉ nên sử dụng thực phẩm đó trong vòng 3 tháng để có thể đảm bảo tính an toàn và độ ngon của thực phẩm. 

- Đối với ngăn mát với nhiệt độ khoảng 5 độ C có thể bảo quản được cả các loại thực phẩm đã chế biến được đựng trong hộp hoặc các thực phẩm tươi được bọc trong túi bóng trong khoảng thời gian từ 3 cho đến 5 ngày.

3.2.2. Bảo quản thực phẩm bằng cách đóng hộp 

Đóng hộp các thực phẩm: Đây là một trong những cách bảo quản có thể để được thực phẩm lâu nhất nếu bạn làm đúng theo trình tự các bước. Tuy nhiên đây là một trong những cách làm phức tạp và tốn rất nhiều thời gian, từ công tác chuẩn bị hộp chứa, đến khâu sơ chế, chế biến và đóng hộp sản phẩm. 

Đối với loại đồ ăn đóng hộp này bạn có thể áp dụng đối với tất cả các loại thực phẩm bao gồm: rau, củ, quả, canh, súp, thịt, cá, hải sản,...Tuy nhiên bạn cần lưu ý  một số vấn đề sau khi áp dụng cách bảo quản đóng hộp thực phẩm này đó là:

Chọn hộp đựng: Trong thực tế có rất nhiều loại hộp đựng với các chất liệu khác nhau như thủy tính, inox, hộp nhựa hay các loại hộp chứa với chất liệu bằng sành, sứ các bạn nên chọn loại hộp chứa nào? 

Bảo quản thực phẩm bằng cách đóng hộp 

Câu trả lời là thủy tinh được đánh giá là một loại hộp rất an toàn cho sức khỏe, không độc hại, có thể chịu được nhiệt tốt. Tuy nhiên độ bền đối với dạng hộp này là rất mong manh vì nó có một nhược điểm là rất dễ vỡ. Đừng vội lo lắng vì vẫn còn các hộp Inox, nhựa, sành sứ cũng là các lựa chọn hữu ích cho bạn.

Một số lưu ý khi bạn chọn hộp để bảo quản đồ ăn dạng hộp này đó chính là: Chất liệu của hộp có đảm bảo an toàn cho sức khỏe hay không? Kích cỡ của hộp có thể chứa được bao nhiêu đồ ăn trong đó? Độ chịu nhiệt và độ bền của hộp như thế nào? Để chọn ra được loại hộp đựng thực phẩm một cách tốt nhất thì bạn hãy trả lời các câu hỏi trên.

Tìm việc

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-