Tác giả: Hoàng Hiền
Làm việc nhóm là một kỹ năng nói chung không thể thiếu trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên có những người làm việc rất tốt và có những người thì ngược lại. Người có thể đại diện nhóm, dẫn dắt nhóm đi đúng hướng, đúng mục đích đó chính là người lãnh đạo, người trưởng nhóm. Không phải ai sinh ra cũng đã có kỹ năng để trở thành người lãnh đạo thành công. Tất cả đều được họ học hỏi, rèn luyện mỗi ngày mới có kết quả tốt. Vậy những kỹ năng lãnh đạo nhóm thành công là gì?
Kỹ năng lãnh đạo nhóm là khả năng quản lý, sắp xếp, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề trong phạm vi nhóm. Khi làm việc nhóm, xảy ra rất nhiều vấn đề, đòi hỏi các thành viên phải có kỹ năng xử lý tốt. Tuy nhiên người lãnh đạo là người được yêu cầu có kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng lãnh đạo nhóm.
Bằng cách vận dụng các kỹ năng có được của bản thân, người lãnh đạo sẽ sắp xếp, phân chia công việc cho các thành viên, đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc. Bên cạnh đó, một người lãnh đạo tài ba không chỉ mạnh về kết quả mà còn mạnh về nhân lực. Phải có teamwork tốt, các thành viên trong nhóm mới có thể phát huy năng lực của mình. Từ đó công việc cũng sẽ thuận lợi hơn, kết quả công việc cũng vì thế mà nâng cao hơn.
Để làm tất cả những điều này, người lãnh đạo cần đáp ứng và đảm bảo các kỹ năng lãnh đạo của mình được vận dụng triệt để, “thiên biến vạn hóa” hay linh hoạt trong các trường hợp làm việc nhóm khác nhau.
Như đã đề cập bên trên, rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo nhóm sẽ tối đa hóa được hiệu quả công việc. Cụ thể, người lãnh đạo cần đảm bảo kỹ năng làm việc nhóm trong giao tiếp, thảo luận trong mỗi cuộc họp. Chẳng hạn như một dự án xây dựng đang bắt đầu tiến hành. Với một nhà lãnh đạo nhóm tốt, họ sẽ tìm hiểu chi tiết dự án, sau đó lập kế hoạch và làm việc với các thành viên. Đưa ra các phương án, phân chia công việc, dự đoán rủi ro, v.v. Nếu triển khai theo quy trình này thì hiệu suất công việc sẽ khá cao.
Thế sẽ ra sao khi dự án đó do một người lãnh đạo thiếu kỹ năng làm việc? Họ có thể tham khảo và sắp xếp quy trình như trên, tuy nhiên quá trình làm việc của họ sẽ không hiệu quả so với trường hợp trên. Họ không giao tiếp tốt với các thành viên khác, làm các thành viên cảm thấy áp lực, không thoải mái. Liệu lúc đó còn có thể tối ưu hóa năng lực và tốc độ làm việc nữa hay không?
Đó là ví dụ điển hình cho thấy kỹ năng lãnh đạo nhóm cần thiết đến dường nào. Để thăng tiến trong công việc cũng như khiến người khác phải ngả mũ kính phục thì bạn nên tìm hiểu bản thân và các kỹ năng liên quan đến lãnh đạo. Xác định kỹ năng lãnh đạo bạn đã có chưa? Là kỹ năng nào? Nên phát huy và cải thiện các kỹ năng lãnh đạo sẵn có như thế nào? Đối với các kỹ năng lãnh đạo chưa có thì nên học hỏi và rèn luyện theo phương pháp nào thì hiệu quả nhất? Hãy tự hỏi mình và tra xem trong danh sách các kỹ năng dưới đây bạn có gì khác biệt nhé.
Tất cả các kỹ năng, kiến thức mà mỗi người tự có đều phải trải qua thời gian học hỏi, tìm hiểu và rèn luyện. Càng chăm chỉ rèn luyện và rèn luyện một cách thông minh thì kết quả bạn nhận lại sẽ càng cao. Các kỹ năng lãnh đạo thường yêu cầu cao hơn các kỹ năng làm việc nhóm chung khác do vậy bạn cần chuẩn bị và xác định một cách chính xác kỹ năng cần trau dồi ở bản thân.
Một loạt các vấn đề sẽ cần đến kỹ năng quản lý của bạn đấy. Chẳng hạn như quản lý nhân lực, quản lý thời gian, quản lý vốn, v.v. Mỗi vấn đề đều đòi hỏi sự quản lý phù hợp từ người lãnh đạo. Một ví dụ đơn giản như sau: bạn là người lãnh đạo của một nhóm dự án nghiên cứu. Trong đó thời gian cho phép nghiên cứu khoảng 3 tháng và trong 3 tháng đó bạn cùng với nhóm của mình cần thí nghiệm được 5 lần. Là một người có kỹ năng quản lý thời gian tốt, nhà lãnh đạo sẽ sắp xếp, phân công việc cho từng người đảm nhận. Lần đầu thí nghiệm có thể mất tầm 3 tuần, nếu lần nào cũng như lần thí nghiệm đầu tiên thì rất có thể nhóm bạn không hoàn thành dự án.
Lúc nào bạn có thể đưa ra các phương án giải quyết thời gian như chuẩn bị nguyên liệu ngay từ đầu và bảo quản thật tốt. Một phương án khác như làm chi tiết lần 1 và lần 2, trong quá trình đó, theo dõi và giám sát xem phần nào có thể rút ngắn thời gian hay tăng tốc thí nghiệm. Ví dụ này mới chỉ nêu lên một khía cạnh là quản lý thời gian. Các loại quản lý còn lại cũng có cơ chế tương tự. Kết luận ở đây là kỹ năng quản lý đã cho thấy tầm quan trọng của mình đối với nhà lãnh đạo nhóm như thế nào.
Xem thêm: Việc làm hành chính - văn phòng
Dù bất kể bạn làm gì nói chung và lãnh đạo nhóm nói riêng bạn cũng cần có kỹ năng lập kế hoạch. Nghe thì tưởng chừng như kỹ năng này khá dễ khi bạn chỉ cần vạch ra vài sơ đồ những việc cần làm. Tuy nhiên khi thực sự bắt tay vào thực hiện một dự án, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy “ngợp” vì số lượng công việc bạn cần tính toán và thể hiện ra trên sơ đồ kế hoạch.
Chẳng hạn, bạn vẽ sơ đồ thể hiện kế hoạch đi du lịch từ Nam ra Bắc cùng những người bạn. Nếu thực hiện tốt, bản kế hoạch của bạn có thể khiến người xem dễ hiểu hơn, hiểu nhanh hơn. Trong trường hợp gặp sự cố trên quãng đường di chuyển, bạn có thể nhìn vào bản kế hoạch và sửa đổi nó một cách nhanh chóng.
Đừng coi thường các kỹ năng tưởng chừng như cơ bản vì những kỹ năng cơ bản là những kỹ năng gốc để phát triển các kỹ năng cao hơn. Theo thống kê, số nhà lãnh đạo “mới vào nghề” có khả năng lập kế hoạch tốt thường chiếm phần trăm ít. Nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hay cấp trên thì hãy rèn luyện kỹ năng này thành thạo từ bây giờ vì thời gian sẽ không chờ đợi ai hết.
Giao tiếp là khả năng truyền đạt, diễn giải thông tin tới đối phương là người nghe. Một điều khá khó hiểu như sau, một nhà lãnh đạo đảm bảo các kỹ năng chuyên môn, xử lý vấn đề, quản lý rất tốt nhưng kỹ năng giao tiếp của họ lại chậm chạp và khó hiểu một cách lạ thường. Muốn cải thiện được kỹ năng giao tiếp thì các nhà lãnh đạo nói riêng và các bạn khác nói chung, nên giao tiếp hàng ngày, giao tiếp với nhiều người, giao tiếp trong nhiều trường hợp như buồn, vui, giận dữ, v.v.
Việc tập luyện giao tiếp hàng ngày sẽ giúp các bạn rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Người lãnh đạo nhóm khi có giao tiếp tốt thì các thành viên sẽ dễ hiểu ý hơn, rút ngắn thời gian thảo luận, giải đáp thắc mắc. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng sẽ đại diện nhóm đi làm việc với các nhà lãnh đạo, cấp trên khác. Nếu không có khả năng giao tiếp tốt, người nghe dễ hiểu nhầm từ đó giảm hiệu quả công việc.
Kỹ năng phân chia công việc cũng rất quan trọng ở một nhà lãnh đạo khi họ phải có khả năng đánh giá năng lực làm việc của các thành viên khác trong nhóm. Phân chia công việc hợp lý cho các thành viên vừa giúp họ phát huy năng lực làm việc của mình, vừa cải thiện được tốc độ cũng như chất lượng công việc. Kỹ năng này không hề “ngon ăn” như các bạn tưởng, hãy thử phân chia công việc ở các lĩnh vực khác nhau, quy mô khác nhau. Bạn có thể đi từ những tình huống đơn giản trong đời sống như một người chị có khả năng chia công việc nhà cho các em nhỏ.
Nhà lãnh đạo khi nhận được bản báo cáo và kết quả công việc của các thành viên cần xem xét nghiêm túc và đánh giá xem có vấn đề nào xảy ra hay không. Hay trong quá trình làm việc, giữa hai thành viên trong nhóm có mâu thuẫn, không hiểu nhau và không làm việc với nhau cũng đều cần người lãnh đạo đưa ra các phương án giải quyết hợp lý. Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt có thể khiến các thành viên gắn kết với nhau hơn.
Trên đây chỉ là năm kỹ năng lãnh đạo nhóm nổi trội, bạn đọc có thể tìm hiểu các kỹ năng khác từ những nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới. Nhưng cũng chẳng đâu xa khi bạn có thể học hỏi các kỹ năng lãnh đạo nhóm ngay trong trường, lớp hay công ty, doanh nghiệp bạn đang học tập, làm việc.
Bạn phù hợp với ngôn ngữ nào? Nên học tiếng Hàn hay tiếng Trung?
Thông qua bài viết này, timviec365.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai ngôn ngữ này giúp bạn quyết định nên học tiếng Hàn hay tiếng Trung nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục