Quay lại

Leadership là gì? Một vài “gạch đầu dòng” về Khả năng lãnh đạo bạn nên biết

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Leadership là gì? Là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một nhà lãnh đạo. Thực ra thì Leadership – khả năng lãnh đạo, không nhất thiết chỉ cần có trong công việc. Cũng không phải cứ ở vị trí quản lý mới có tính lãnh đạo hay cũng không phải ai làm nhà quản lý cũng có tính lãnh đạo. Một vài bạn thì cho rằng Leadership là tố chất của một nhà quản lý nhưng thực tế có phải là như vậy không? Hãy cùng Thanh Hồng đi khám phá mọi điều còn bỏ ngỏ về Leadership nhé!

Việc làm Quản lý điều hành

1. Tìm hiểu Leadership là gì?

Bạn có biết, trước kia một trong những khả năng của các nhà quản lý bị các chuyên gia nước ngoài không đánh giá cao là gì không? Đó chính là Leadership, bởi họ cho rằng đây là yếu tố đã hạn chế phần nào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập đa quốc gia nên đa phần các nhà quản lý, nhà lãnh đạo cũng đã nhìn ra được những mặt chưa tốt về Leadership của mình. Từ đó cũng đã có những cách cải tiến và nâng cao Leadership hơn nữa để mang lại hiệu quả cho bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vậy Leadership được hiểu là gì?

Khả năng lãnh đạo -  Leadership

Rất đơn giản, Leader là nhà quản lý và Leadership có nghĩa là khả năng lãnh đạo, là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với một nhà điều hành, nhà quản lý. Nếu là một người sở hữu khả năng lãnh đạo tài ba thì không có lý do gì mà bộ máy hoạt động doanh nghiệp lại không hiệu quả. Khả năng lãnh đạo là khả năng xác lập hướng đi, sử dụng các kỹ năng của mình hay dẫn dắt đội ngũ nhân viên của mình thực hiện công việc để đạt được mục tiêu hoạt động của tổ chức một cách xuất sắc nhất có thể. Đó là lý do mà Leadership luôn là điều mà một nhà lãnh đạo cần quan tâm và không thể thiếu trong suốt quá trình công tác của mình. Nhưng, chỉ với những nội dung chia sẻ ở trên chưa thực sự giúp bạn hiểu hết được “Leadership là gì?”. Hãy tham khảo tiếp những nội dung tiếp theo để biết được bạn đã hiểu về Leadership đến đâu nhé!

2. Leadership – không phải là điều mà ai cũng có thể làm được!

Đúng vậy, thậm chí người còn cho rằng Leadership là một tố chất, không phải ai cũng sở hữu được nó. Tuy nhiên, khi hiểu rõ về bản chất Leadership thì các bạn sẽ thấy rằng, nó khó nhưng không phải là không thể. Các bạn với hoài bão trở thành một nhà điều hành tài ba, sở hữu khả năng lãnh đạo “chất như nước cất” thì nên biết rằng:

2.1. Leadership đỉnh cao là khi bạn tự lãnh đạo được chính mình

Bạn đã từng phải đấu tranh tư tưởng mỗi khi nghe chuông báo thức là hôm nay sẽ đi làm hay ở nhà ngủ nướng chưa? Đó chỉ mới là điều đơn giản nhất trong việc bạn phải lãnh đạo được chính bản thân mình. Và trong phạm vi cá nhân thì lãnh đạo bản thân chính là điều khó khăn nhất và là bước đầu tiên trong chuỗi Leadership. Và đôi khi điều đó cũng thật khó khi chúng ta còn quá nuông chiều bản thân mình.

Chỉ khi chúng ta đã đủ tự tin cho chính bản thân mình vào khuôn phép, và đảm bảo rằng những khuôn phép đó sẽ mang lại quả với chính bản thân mình. Nhưng hãy nhớ rằng, chỉ khi bạn có Leadership với chính bản thân mình thì mới dễ dàng trong việc điều hành bộ máy hoạt động. Và trong công việc cũng vậy, khi các bạn đưa ra một quy trình bán hàng thì cần phải chắc chắn rằng bạn, một nhà quản lý sẽ phải là người sẽ bán được hàng đầu tiên sau khi áp dụng quy trình như đã đưa ra. Như vậy“Leadership là gì?” của bạn sẽ được khẳng định!

Việc làm quản lý giám sát

Leadership đỉnh cao là khi bạn tự lãnh đạo được chính mình

2.2. Làm Leader chưa chắc đã có tính lãnh đạo và không phải cứ Leader mới có tính lãnh đạo

Leadership đúng là thường được sử dụng để nói về khả năng lãnh đạo của một nhà điều hành quản lý. Tuy nhiên thực tế thì Leadership là yếu tố mà ai cũng có thể có, bất cứ là một vị trí công việc nào cũng vậy. Bởi Leadership là khả năng một ai đó có thể tập hợp được những kỹ năng quản lý, khả năng làm việc độc lập, chủ động trong công việc và có tính tác động lên hiệu quả công việc của người khác. Vậy nên các bạn đôi khi cũng không nên quá máy móc rằng “À chỉ một nhà điều hành với có khả năng lãnh đạo”, không phải vậy dù một bác bảo vệ, hay một cô lao công cũng vậy. Họ đều có Leadership dành cho chính mình, bởi họ là chính Leader của chính những nhiệm vụ mà mình cần thực hiện.

2.3. Hoạt động cá nhân, tập thể hàng ngày cũng cần Leadership – khả năng lãnh đạo

Là một Leader, có vai trò quan trọng trong việc điều hành bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, thì để hoàn thành được những trọng trách đó thì không chỉ là người có tài lãnh đạo mà còn xác định được những ưu nhược điểm của đội ngũ nhân viên. Khi đó chức năng phân công công việc cũng sẽ được đảm bảo hơn nhiều. Dựa vào những hoạt động thường ngày thì một nhà điều hành cần nhìn ra được những điều đó ở nhân viên của mình, đó cũng chính là Leadership đỉnh cao. Có thể nhận diện được khả năng làm việc của một nhân viên nào đó, hoặc giới hạn có thể chịu đựng của một người đang chán nản với công việc để đưa ra được hướng xử lý hợp lý nhất. Điều này đã phần nào mang lại sự hiệu quả cho quá trình vận hành bộ máy và còn khẳng định được khả năng lãnh đạo của mình trong mắt đội ngũ nhân viên.

Hoặc bạn cũng có thể so sánh về cách lựa chọn cũng như phân công nhiệm vụ cho nhân viên của các tập đoàn lớn Mỹ, họ luôn vận dụng Leadership của mình và khiến cho chúng ta cảm thất thán phục. Bởi mỗi khi tuyển một chuyên viên cấp cao là họ thường chọn những người tiềm năng, và phù hợp chứ không phải là người đang có khả năng. Vì khi có tiềm năng thì họ dễ dàng hướng dẫn cũng như đào tạo để trở thành một nhà quản lý tài ba và gắn bó lâu dài. Trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại chỉ “chăm chăm” vào ứng viên tài năng nhất mà bỏ qua yếu tố phù hợp và tiềm năng.

Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội

2.4. Leadership hoàn hảo hơn khi bị áp từ trên xuống dưới và cả ngược từ dưới lên trên

Tôi biết, các bạn thường có suy nghĩ rằng các nhà điều hành sẽ chỉ áp Leadership từ trên xuống dưới, nhưng về bản chất thì nó còn được hình thành và cải thiện hơn rất nhiều trong mỗi nhà điều hành đó là được áp từ dưới lên.

Leadership hoàn hảo hơn khi phải chịu nhiều áp lực

Một Leader cấp cao đã từng đưa ra một chia sẻ rằng “Nếu không bị ép, thì chưa chắc tôi đã làm”, giống với chất giọng của một người vô trách nhiệm đúng không? tuy nhiên không phải vậy, chỉ là nó thể hiện một điều rằng, bất cứ ai cũng vậy kể cả một nhà lãnh đạo. Họ cũng là người phải chịu nhiều áp lực, không chỉ là từ phía ban lãnh đạo cấp cao hơn, đối tác, khách hàng mà thậm chí còn là đội ngũ nhân viên mà mình quản lý.

Do vậy, một Leader có khả năng lãnh đạo tài ba cũng là nhờ vào yếu tố đó, khi bị tạo sức ép từ nhiều phía thì mới có thể tạo ra /được những kết quả tốt nhất và khi đó hoạt động của bộ máy mới đạt được những* mục tiêu đã đề ra. Các bạn cũng đã biết rằng không có bất cứ một bộ máy tổ chức nào cũng có thể hoàn hảo ngay từ đầu, nó là cả một quá trình được tạo nên từ Leadership cùng với nguồn lực (Tài lực, vật lực, nhân lực). Còn về yếu tố Leadership thì không hẳn là tố chất, mà nó có thể được rèn luyện, học tập mà cũng không nhất thiết phải từ trường lớp hay thầy cô mà có thể nó sẽ được hình thành trong quá trình bạn theo đuổi ước vọng trở thành một Leader hoàn hảo. Như vậy, Leadership là gì? Với tôi thì nó chính là tính cách, là được tạo ra từ khuôn phép mà chính mình đặt ra với bản thân trong cuộc sống, là một “thế lực” vô hình đã đánh bại được “sự lười nhác” trong chính bản thân của mình.

3. Một vài “gạch đầu dòng” về Khả năng lãnh đạo – Leadership

Với vai trò quan trọng là dẫn dắt đội ngũ nhân viên đi đúng hướng và đạt được mục tiêu một cách hoàn hảo nhất thì cần phải làm được nhiều việc thay vì chỉ nói suông. Leader còn cần phải sở hữu nhiều kỹ năng cũng như bí quyết để mang về những chiến lợi phẩm cho bộ máy của mình.

Tìm việc nhanh

3.1. Biết cách sử dụng thời gian của mình

Bạn có biết bí quyết đầu tiên mang lại sự thành công của một nhà quản lý là gì không? Đó chính là biết phân chia công việc cùng với việc sắp xếp thời gian làm việc của mình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Đối với bất cứ một tổ chức hoạt động kinh doanh nào cũng vậy, dù quy mô lớn hay nhỏ thì vài trò, chức năng và trách nhiệm của một Leader đều là như nhau. Đương nhiên là khối lượng công việc cũng rất lớn, nếu không quản lý thời gian của mình tốt thì làm sao quản lý được đội ngũ nhân viên.

Biết cách sử dụng thời gian của mình

Và một trong những điều mang lại lợi thế lớn với một nhà điều hành đó chính là biết cách dành một khoảng thời gian của mình để quan tâm đến nhân viên, tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu của họ trong công việc. Đồng thời cũng cần lắng nghe những ý kiến cũng như phản hồi của họ để hiểu rõ công việc, đưa ra hỗ trợ kịp thời, khen thưởng đúng lúc… Vì chỉ chi hiểu rõ được đội ngũ của mình thì mới dẫn dắt họ thành công được.  

3.2. Giao tiếp chính là “chìa khóa”

Khi bạn đã cởi mở được lòng mình để giao tiếp với đội ngũ nhân viên, khách hàng thì khi đó bạn đã gần chạm đến được thành công của Leadership rồi đó. Vì khi bạn không còn gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp với những đối tượng quan trọng thì cũng sẽ phần nào giải quyết, xử lý công việc được thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.

3.3. Dám tin tưởng, dám đưa ra quyết định

Một trong những sai lầm lớn nhất của một nhà điều hành, đó chính là không dám tin tưởng và tài năng của nhân viên nên cứ ôm đồm hết mọi việc về mình. Như vậy vừa thể hiện rằng mình không hiểu biết về đội ngũ nhân viên vừa thể hiện rằng mình là người không dám quyết định. Điều này thật không tốt chút nào, thậm chí nó còn khiến cho việc quản lý của bạn không hiệu quả.

Một nhà điều hành tài ba là biết “dụng nhân như dụng mộc”, biết ai sẽ làm tốt phần nào, ai không nên làm nhiệm vụ gì? Và tự tin với những quyết định mà mình đã đưa ra, phân công nhiệm vụ cho họ và sẵn sàng giúp đỡ họ mỗi khi cần. Chưa kể đến một nhà quản lý cũng thường xuyên phải đưa ra những quyết định quan trọng hơn, nên đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao được Leadership của một nhà điều hành.

Việc làm quản lý nhân sự

Dám tin tưởng, dám đưa ra quyết định

3.4. Luôn có trách nhiệm với đội ngũ nhân viên

Trách nhiệm, là từ quá quen rồi, nó vừa dễ vừa khó thực hiện đúng không các bạn? Thậm chí nó còn là một việc quá “xa xỉ” với nhiều người. Nhưng với vai trò và chức năng của một Leader thì không thể bỏ qua được yếu tố này. Trách nhiệm không chỉ với công việc là điều quá hiển nhiên, nhưng cũng đừng vô trách nhiệm với chính đội ngũ nhân viên của mình. Họ không phải là cấp dưới mà còn là những người cộng sự cùng trên một chiến tuyến vượt qua mọi thử thách và khó khăn của thương trường.

Và bạn là một nhà điều hành, thì những vấn đề trong bộ máy phải là người nắm rõ nhất, kể cả những rủi ro. Nên nhận trách nhiệm cũng là một trong những điều mà một Leader cần biết.

Sau tất cả, Leadership vẫn là thứ mà không phải ai có thể làm được và cũng không phải ngày một ngày hai mà chúng ta có thể đạt được. Nhưng trước khi trở thành một Leader hãy là thủ lĩnh của chính mình!

Hy vọng với những chia sẻ về “Leadership là gì?” sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-