Quay lại

Lục Tốn - Vị mãnh tướng tài năng Đông Ngô có số phận “hẩm hiu”

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Được biết đến là một trong những mãnh tướng của nhà Đông Ngô, Lục Tốn nổi bật lên với những chiến tích lừng lẫy trong con đường binh nghiệp của mình. Tuy nhiên, cuộc đời của vị danh tướng này lại không thực sự được xuôi chèo mát mái hay có được một kết thúc có hậu với những đóng góp của mình. Vậy tiểu sử và cuộc đời của Lục Tốn ra sao? Những sự kiện gì đã xảy ra trong cuộc đời của ông? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có sự nhìn nhận và đánh giá chính xác hơn về hổ tướng của nhà Đông Ngô thời tam quốc này.

1. Tiểu sử về danh tướng Đông Ngô, Lục Tốn

Lục Tốn sinh năm 183, có tên tự là Biểu Ngôn và tên gọi khác là Lục Nghị. Ông sinh ra tại Ngô Quận thuộc huyện Dương Châu (ngày nay chính là Tùng Giang, Thượng Hải, Trung Quốc). Theo ghi chép thì Lục Tốn xuất thân trong một gia đình được cho là danh gia vọng tộc ở vùng Giang Đông. Dòng họ Lục của ông được biết đến là một trong 4 dòng họ lớn ở Ngô Quận thời điểm đó. 

Được biết, cha của Lục Tốn là Lục Tuấn, từng làm đến chức Đô úy của quận Cửu Giang thời Đông Hán. Chú là Lục Khang từng giữ chức Thái Thú Lưu Giang ở quận Dương Châu. Có thể thấy được người nhà Lục Tốn đều là quan viên trong triều và giữ các chức vụ khá quan trọng.

Danh tướng Lục Tốn

Thế nhưng, thời niên thiếu của vị danh tướng này lại không thực sự đẹp đẽ khi đó là thời điểm mà các cuộc chiến tranh giữa các chư hầu ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Đặc biệt là vào sự kiện năm 193, chỉ vì Lục Khang không cho Viên Thuật vay lương thực mà Lư Giang bị đánh với người dẫn quân chính là Tôn Sách. Điều này đã khiến cho đại gia tộc nhà họ Lục với hơn 100 mạng người rơi vào cảnh đói rét, khốn khổ, số người chết lên đến hơn nửa. Lục Tốn là một trong những người may mắn sống sót.

Có thể nhận thấy cuộc đời của Lục Tốn đã khó khăn ngay từ thời điểm mà ông có sự nhận thức về cuộc sống của mình. Liệu điều này khiến ông trở nên nhụt chí, sợ hãi hay trở nên mạnh mẽ với bản lĩnh vững vàng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết? Điều này sẽ được lý giải thông qua những thăng trầm cũng như những sự kiện xuất hiện trong cuộc đời của Lục Tốn sau này.

2. Những thăng trầm của Lục Tốn trong sự nghiệp

Sự nghiệp của Lục Tốn gắn liền với nhà Đông ngô và đặc biệt chính là Tôn Quyền. Ông được biết đến là một vị mãnh tướng cũng là một nhà chính trị gia tiêu biểu của lịch sử phong kiến Trung Quốc. 

2.1. Trở thành tương của nhà Đông Ngô

Tôn Quyền là người thay thế anh trai mình là Tôn Sách với việc xây dựng Đông Ngô cũng như tập đoàn chính trị của nhà họ Tôn. Và để củng cố được lực lượng cũng như tranh thủ để có được sự ủng hộ từ những gia tộc có địa vị thì Tôn Quyền đã cho những con em của các gia tộc vùng Giang Đông giữ các vị trí trong triều đình. Hay nói một cách chính xác và cụ thể hơn chính là làm quan trong triều. Và đây được xem là cơ hội của Lục Tốn để thể hiện tài năng của mình.

Những thăng trầm

Chức quan ban đầu của Lục Tốn là Đồ điền Đô úy của huyện Hải Xương, ngoài các công việc theo phận sự của mình thì ông còn kiêm thêm các công việc hành chính của huyện. Vốn dĩ là một huyện nghèo và thường xảy ra hạn hán, mùa màng thất thu, Lục Tốn đã có những chính sách hỗ trợ và cải thiện rất tích cực. Điều này đã mở ra một diện mạo mới cho toàn huyện cũng như một sự đổi đời tích cực cho người dân.

Nhận thấy được tài năng của Lục Tốn, Tôn Quyền muốn có được một vị quan thần này để có thể hỗ trợ mình trên con đường xây dựng nhà Ngô bèn gả con gái của Tôn Sách cho Lục Tốn để có thể xóa bỏ được sự thù địch trước kia giữa họ Lục và họ Tôn. Từ đây, Lục Tốn chính thức trở thành quan viên trong triều và phò tá cho Tôn Quyền gây dựng sự nghiệp của nhà Đông Ngô.

2.2. Trận chiến đoạt lấy Kinh Châu

Giành lại Kinh Châu được xem là một trong những điều mà Tôn Quyền muốn có được trong chiến lược dựng nước của mình. Vào năm 219, Quan Vũ, tướng của Lưu Bị dẫn quân đánh ở Tương Dương - Phàn Thành, Lã Mông bèn bày kế để có thể chiếm lấy Kinh Châu cũng như đánh bại được Quan Vũ. Lúc ấy, Lã Mông đã giả ốm và xin Tôn Quyền để Lục Tốn thay mình trấn giữ ở Lục Khẩu. Khi ấy, Lục Tốn là một người còn trẻ và chưa hề có tiếng tăm gì ở trên chiến trường. Vì thế mà Quan Vũ tỏ ra hết sức khinh thường cũng như lơ là cảnh giác và chỉ dốc quân cho trận đánh với Tào Nhân mà thôi.

Các chiến tích

Dựa vào kế sách của Lã Mông, Lục Tốn đã viết thư cho Quan Vũ và tâng bốc Quan Vũ lên tận mây xanh, còn hơn cả Hàn Tín. Mặt khác, ông lại hướng Quan Vũ tới nhà Ngụy để khiến Quan Vũ không chú ý đến mình mà tập trung cho trận chiến với Tào Ngụy. Và chính sai lầm này đã khiến Quan Vũ phải trả giá bằng mạng sống cũng như Kinh Châu đã trở thành của nhà Ngô với số lượng phần lớn diện tích mà Đông Ngô có được.

2.3. Trận đại chiến ở Di Lăng, đánh tan 4 vạn quân Thục

Đại chiến ở Di Lăng chính là trận đánh thể hiện sự đứt gãy giữa liên minh Ngô - Thục. Kinh Châu mất, Quan Vũ cũng mất, Lưu Bị vô cùng tức giận. Chính vì thế mà sau khi lên ngôi, lập nên Thục Hán đã quyết định dẫn 4 vạn quân và thân chinh đánh nhà Ngô, mặc cho những lời ngăn cản của các vị đại thần. Trong cuốn tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, nhà văn La Quán Trung đã phóng đại số lượng quân Thục lên đến 70 vạn để thể hiện khát vọng cũng như mong muốn giành chiến thắng của Lưu Bị lớn cỡ nào. Và quân Thục thắng liên tiếp tại các mặt trận, quân Ngô thua một cách thảm hại.

Trong tình cảnh ấy, Tôn Quyền đã quyết định phong Lục Tốn trở thành Đại đô đốc và trực tiếp dẫn binh đi đánh Thục. Thay vì đánh trực tiếp, Lục Tốn quyết định xây dựng các doanh trại và chiến lũy để có thể ngăn cản và làm chậm được đường tiến quân của nhà Thục. Và chính kế sách đó đã khiến cho Lưu Bị mắc phải sai lầm khi cho xây dựng các doanh trại bằng gỗ ở gần sát nhau. 

Đại chiến Di Lăng

Việc trở thành Đại đô đốc của Lục Tốn khiến rất nhiều người không bằng lòng vì Lục Tốn thực sự là một tướng trẻ và chưa có quá nhiều kinh nghiệm. Thế nhưng, ông đã phải khiến cho những người khinh thường mình một sự hối hận về việc đánh giá người khác chỉ qua những vẻ bề ngoài với trận chiến Di Lăng này. 

Quân Thục gặp dịch bệnh, cố thủ trong một thời gian dài và Lục Tốn biết được đây chính là thời điểm thích hợp để có thể phản công. Ông cho binh lính ra để đánh lạc hướng của quân Thục và cho đốt doanh trại. Việc xây dựng doanh trại bằng gỗ quá sát nhau của Lưu Bị đã tạo cơ hội cho Lục Tốn thực hiện được ý đồ của mình. Quân Ngô thực hiện cuộc tổng tấn công và kiến cho quân Thục vỡ trận. Lưu Bị phải bỏ chạy về phía Tây và sau 1 năm thì tại thành Bạch Đế, Lưu Bị qua đời. 

Chiến thắng trước 4 vạn quân Thục của Lục Tốn đã giúp ông ghi danh mình vào các vị tướng tài năng của Đông Ngô và cũng khiến cho các vị quan viên trong triều phải thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về mình.

Việc giành chiến thắng đã khiến cho nhà Ngô muốn tấn công sang nhà Thục. Tuy nhiên, Lục Tốn lại không nghĩ như vậy, bởi khi nhà Ngô đánh nhà Thục thì Tào Ngụy chắc chắn sẽ đánh Ngô. Và dự đoán của ông là hoàn toàn chính xác.

2.4. Chiến dịch chống Tào, đại tướng Tào Ngụy ôm hận chết

Liên minh Thục - Ngô đã được thiết lập lại bởi Gia Cát Lượng khi Lưu Thiện, con trai của Lưu Bị lên ngôi. Điều này đã giúp cho Lục Tốn có thể dốc hết sức mình trong việc xây dựng kế sách chống Tào. Lúc này, bản thân Lục Tốn cũng đã trở thành một vị trọng thần và có vị trí quan trọng trong quân đội của nhà Ngô. 

Chống Tào

Tào Hưu dẫn quân tấn công Đông Ngô, thể hiện sự lọt hố mà Tôn Quyền và Lục Tốn đã bày ra. Lục Tốn đã đích thân dẫn quân để đánh úp Tào Hưu. Mặc dù đã được báo trước về mưu kế này, thế nhưng, việc quá tự tin vào khả năng của mình đã khiến cho Tào Hưu nhận cái kết đắng. Khi bị tập kích bất ngờ, quân Tào vội phải lưu chạy khi ngay có viện binh đến ứng cứu một cách kịp thời. Với chiến thắng này, Lục Tốn đã tiêu diệt được 10 nghìn quân địch và khiến cho Tào Hưu dã căm hận mà mất ngay trong năm đó.

2.5. Bị cuốn vào vòng xoáy tranh giành địa vị và quyền lực

Với tài năng của mình, Lục Tốn đã được Tôn Quyền giao cho trọng trách dạy dỗ các vị hoàng tử. Lúc này xảy ra việc tranh chấp ngôi vị Thái tử và hoàng đế sau này giữ Tôn Hòa và Tôn Bá. Tôn Quyền ở thời điểm đó không hài lòng với người con trưởng của mình nên có ý muốn phế vị trí Thái tử của Tôn Hòa, tuy nhiên, cũng không có ý định sẽ lập Tôn Bá. Biết tin vậy, Lục Tốn bèn dân tấu để khuyên ngăn Tôn Quyền.

Việc biết Lục Tốn thuộc phe thái tử Hòa cộng thêm những lời lẽ quá mạnh mẽ của Lục Tốn trong sớ đã khiến cho Tôn Quyền tức giận và cảm thấy bị đe dọa. Nhất là khi sức ảnh hưởng của Lục Tốn thực sự rất lớn ở Giang Đông. Vì thế mà Tôn Quyền đã cho người đến “mắng” Lục Tốn và từ chối gặp ông. 

Không những vậy, tất cả con cháu của Lục Tốn liên quan tới thái tử Tôn Hòa cũng bị cách chức. Điều này đã phần nào dẫn đến sự ra đi của Lục Tốn không lâu sau đó.

Tranh giành quyền lực

3. Sự ra đi đầy phẫn uất của danh tướng Lục Tốn

Vào năm 229, khi Đông Ngô đã ổn định, Tôn Quyền đã quyết định xưng đế. Lúc này, Lục Tốn đã được phong chức, trở thành Thượng Đại tướng quân ở Vũ Xương và có quyền quản lý các việc chính trị của 3 quận.

Năm 244, vị thừa tướng của Đông ngô là Cố Ung qua đời, Lục Tốn lúc này đã 62 tuổi, trở thành thừa tướng của nhà Ngô. Tuy vậy, ông vẫn cố định trấn thủ ở Vũ Xương.

Đến tháng 2/ 245, khi đó Lục Tốn 63 tuổi, ông qua đời. Theo sử sách ghi chép thì vì ông sống liêm chính nên đến lúc qua đời, của cải trong nhà hầu như chẳng có thứ gì giá trị. Về sự ra đi của Lục Tốn, rất nhiều người đã cho rằng liên quan đến Tôn Quyền khi bị vị hoàng đế này bức đến phẫn uất mà chết. Cũng đã có một giai thoại về Tôn Quyền trước khi băng hà với sự ra đi của lục Tốn. Chính Tôn Quyền đã nói với con trai Lục Tốn là Lục Kháng rằng: “Ta lúc trước vì tin lời dèm pha mà có chỗ không phải với lệnh tôn, đây là lỗi của ta.”

Qua đời

Lục Tốn đã có gia đình của riêng mình với việc lấy chính con gái của Tôn Sách. Họ có với nhau 2 người con là Lục Diên và Lục Kháng. Sau này, theo như ghi chép thì Lục Kháng cũng được biết đến là một vị tướng lĩnh tài năng không kém gì cha của mình.

Có thể nhận thấy, cuộc đời của Lục Tốn từ thuở niên thiếu cho tới lúc ra đi đều có những sóng gió và thăng trầm. Những tưởng sẽ được an nhàn thế nhưng lại ra đi trong sự phẫn uất. 

Trên đây chính là tiểu sử Lục Tốn, vị mãnh tướng nổi tiếng của nhà Đông Ngô. Hy vọng bài viết này đã thực sự hữu ích với các bạn.

Danh tướng Chu Du - Cả đời tài trí nhưng oan khuất ngàn năm

Chu Du được biết đến là một mưu sĩ tài trí hơn người, là một công thần khai quốc của nhà Đông Ngô. Không chỉ sở hữu một tài năng toàn vẹn mà Chu Du còn được miêu tả là một người có sắc đẹp và sức hút khó ai có thể bì kịp. Thế nhưng, “Trời đã sinh Du còn sinh Lượng” lại là câu nói mà hình tượng Chu Du được thấy nhiều nhất trong tiềm thức của rất nhiều người hiện nay. Vậy thực sự thì liệu Chu Du có phải là một người đố kỵ và lòng dạ hẹp hòi? Tiểu sử Chu Du và cuộc đời của vị danh tướng trong lịch sử thời Tam quốc ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời cũng như sự thật về con người Chu Du, một nhân tài có tiếng trong lịch sử qua bài viết sau đây nhé!

Chu Du

Chu Du được biết đến là một mưu sĩ tài trí hơn người, là một công thần khai quốc của nhà Đông Ngô. Không chỉ sở hữu một tài năng toàn vẹn mà Chu Du còn được miêu tả là một người có sắc đẹp và sức hút khó ai có thể bì kịp. Thế nhưng, “Trời đã sinh Du còn sinh Lượng” lại là câu nói mà hình tượng Chu Du được thấy nhiều nhất trong tiềm thức của rất nhiều người hiện nay. Vậy thực sự thì liệu Chu Du có phải là một người đố kỵ và lòng dạ hẹp hòi? Tiểu sử Chu Du và cuộc đời của vị danh tướng trong lịch sử thời Tam quốc ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời cũng như sự thật về con người Chu Du, một nhân tài có tiếng trong lịch sử qua bài viết sau đây nhé!

Chu Du

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-