Tác giả: Timviec365.vn
Những sinh viên mới ra trường có rất nhiều điểm yếu mà nhà tuyển dụng lo ngại. Chẳng hạn như thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm làm việc... Tuy nhiên, nếu có cái nhìn rộng mở hơn, chắc hẳn nhiều doanh nghiệp nhận thấy, các tân cử nhân chính là thành phần cần săn đón nhất. Vậy lý do gì để bạn tuyển sinh viên mới ra trường vào làm việc? Tất cả các khía cạnh liên quan đến vấn đề này sẽ được bật mí ở nội dung sau đây!
Trên thực tế, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau ra trường đến nay vẫn là một con số đáng báo động. Định vị được giá trị bản thân là một điều mà hầu hết các sinh viên đều không làm được, họ đánh giá quá cao năng lực bản thân, họ không biết mục tiêu nghề nghiệp nằm ở đâu, không biết hướng đi nào là đúng? Vì vậy, họ vô tình khiến các nhà tuyển dụng phải “hoang mang” vì lắm lúc và đôi khi nhà tuyển dụng “chọn nhầm người”. Việc tìm người hay người tìm việc giờ đây quả thực rất khó khăn. Hãy xem điều gì nhà tuyển dụng (NTD) cần và không cần ở các sinh viên mới ra trường nhé!
Thứ nhất, sinh viên mới ra trường nên có tinh thần cầu tiến và ham học hỏi. Bất kế bạn làm công việc gì, ở vị trí thấp hay cao thì một tinh thần cầu tiến và ham học hỏi sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho bạn. NTD chỉ cần sinh viên mới ra trường sở hữu được tính cách này. Cầu tiến để làm gì? Có cầu tiến thì mới có cống hiến, tuyển dụng một người cầu tiến và nhận thức được tầm quan trọng của sự học hỏi chính là điều mà NTD cần. Nếu trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của bạn đều cao, nhưng lại không ý thức được điều này thì rất khó để lọt vào tầm ngắm của NTD.
Thứ hai, NTD cần bạn có thể thành thạo trong kỹ năng làm việc nhóm. Doanh nghiệp ai cũng có sứ mệnh và hướng đi riêng, và họ cần nhân viên của mình cũng thế, toàn bộ nhân viên, chứ không phải riêng một nhân viên nào đó. Làm việc nhóm vô cùng quan trọng, có lẽ bạn cũng sẽ nhận ra điều này khi còn ngồi trên ghế nhà trường, những khi bạn được giao bài tập nhóm, tiểu luận nhóm, dự án nhóm,... bạn hầu hết phải biết cách hỗ trợ, trao đổi, tương tác và giúp đỡ lẫn nhau với các thành viên còn lại. Tác phong hay các kỹ năng mềm bạn sử dụng trong quá trình làm việc đều sẽ được NTD đánh giá từng li từng tí.
Thứ ba, lợi thế luôn bắt nguồn từ cách bạn giao tiếp. Giao tiếp luôn là vấn đề muôn đời của các bạn sinh viên. Phần lớn các bạn đều thiết kỹ năng này, trong khi nó là một yếu tố được NTD đánh giá hàng đầu. Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng nên bởi văn hóa giao tiếp và hành xử của các nhân viên trong doanh nghiệp đó.
Việc làm sinh viên mới tốt nghiệp - thực tập tại Hà Nội
Thứ nhất, kỹ năng và chuyên môn quá cao. Chuyên môn trình độ là cần thiết, tuy nhiên NTD không quá đòi hỏi ở các bạn sinh viên mới ra trường về khía cạnh này. Bởi vì hầu hết, các vị trí mà họ chấp nhận sinh viên mới ra trường vào làm đều là các vị trí không đề cao quá về trình độ chuyên môn. Chẳng hạn như: nhân viên kinh doanh, tiếp thị viên, lễ tân,...
Thứ hai, chưa chắc bằng giỏi đã thực sự tốt. Đừng quá đề cao tấm bằng Đại học của mình, vì đôi khi NTD sẽ nhầm tưởng bạn chỉ là một “con mọt sách” không hơn không kém. Thậm chí nó nói lên bạn là một sinh viên chỉ biết lý thuyết chứ chưa chắc giỏi về thực hành. Các NTD chỉ đánh giá bạn thế nào qua cách bạn tiếp cận và tiếp thu công việc mà thôi.
Thứ ba, Đại học danh giá ư? Chưa chắc đã đáng để bạn ngẩng cao đầu với NTD đâu. Đôi khi bạn sẽ phải đứng trước nguy cơ bị thất nghiệp bởi nơi bạn học, tấm bằng bạn cầm trong tay được sản xuất từ một cơ sở đào tạo danh giá. Tại sao? NTD thường “ngại” khi nhận sinh viên có bằng Đại học danh giá vào làm vì đôi khi họ nghĩ sẽ không đáp ứng được môi trường làm việc hay chế độ đãi ngộ tương xứng. Chính vì vậy, kể cả bạn có học tập tại một trường không thực sự nổi tiếng, nhưng chỉ cần bạn chắc chắn làm được việc thì bạn sẽ thành công thôi!
>>> Tham khảo ngay: Nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên lần đầu đi xin việc
Nếu bạn là sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường, cũng đừng quá ngạc nhiên khi được các NTD khắp mọi nơi “mời chào”. Dưới đây chính là những lý do NTD nên tuyển sinh viên mới ra trường làm việc:
Ham học hỏi là yếu tố mấu chốt đầu tiên để bạn nên chiêu mộ sinh viên mới ra trường. Tại sao lại như thế? Ở tư thế của một cá nhân chỉ vừa “chân ướt chân ráo” bước vào môi trường thực tế của xã hội, của sự cạnh tranh trong nghề nghiệp. Mọi thứ, đặc biệt là kinh nghiệm “va chạm” đối với họ chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Các sinh viên vẫn luôn tự nhận thức được điều này, họ chủ động trong việc làm mọi cách để định vị và khẳng định bản thân mình trong công việc. Sinh viên vẫn luôn tự giác trong công tác rèn luyện và trau dồi các kiến thức còn non nớt của bản thân, có sự thích thú và hăng say khi được tiếp cận một sự việc mới mẻ. Bởi kiến thức là bao la rộng lớn, chỉ có thêm chứ không có bớt đi. Điều này cũng chính là lý do đầu tiên mà bạn - những NTD nên “cân nhắc” chiêu mộ họ về làm việc để trực tiếp “tôi luyện” họ thành những chiến binh trong tương lai.
Việc làm sinh viên it mới ra trường
Cái gì cũng có một cái giá của riêng nó. Điều này không sai một chút nào, vì kể cả trong kinh doanh, mọi vấn đề quyền lợi luôn phải được đem ra đàm phán. NTD sẽ phải trả cái giá khá cao cho các ứng viên dày dạn kinh nghiệm, đã từng trải nghiệm ở nhiều vị trí liên quan đến công việc bạn đang tuyển dụng. Bạn nhận họ vào làm, không mất công đào tạo lại họ, không cần nhắc nhở và theo dõi sát sao, nhưng bạn phải chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí khá cao để “nuôi dưỡng” họ.
Nhưng đối với các sinh viên mới ra trường lại khác. Mục tiêu của hầu hết các sinh viên mới ra trường là gì? Đó là sự trải nghiệm, trải nghiệm những công việc mới mẻ họ chưa từng làm để có thể tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Đối với họ, lương bổng chỉ là vấn đề phụ. Họ cần môi trường làm việc, môi trường hỗ trợ họ vượt qua những khó khăn nghề nghiệp đầu đời, NTD sẽ rất tiết kiệm chi phí khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường vào làm việc. Chỉ cần bạn tạo động lực cho họ, họ có thể dồn hết tâm huyết cho công việc.
Tuy nhiên đừng làm dụng điều này quá mức, đến nỗi bạn đàm phán một mức lương quá thấp đối với họ. Chọn một con số phù hợp với năng lực, với kinh nghiệm và với trình độ của họ, bạn sẽ nhận được những giá trị tuyệt vời nếu bạn gặp phải những sinh viên là “nhân tài trú ẩn” đấy.
Tiếp thu nhanh, thích nghi tốt là những yếu tố bạn cần lưu tâm nên tuyển dụng sinh viên mới ra trường. So với các nhân viên đã “lão làng” của bạn, một lực lượng trẻ trung, luôn trong trạng thái “100% pin” sẽ dễ dàng tiếp thu, học hỏi các kiến thức mà bạn đang cố gắng đào tạo. Bởi các sinh viên mới lần đầu tiếp cận với các công việc, nên phần lớn khi tuyển dụng họ, bạn phải bỏ một chút công sức đào tạo lại từ đầu cho họ.
Tuy nhiên, với tinh thần ham học hỏi, tiếp thu cái mới mẻ, cái thú vị, cùng với “sự vô tư” trong việc xây dựng các ý tưởng, đôi khi là “điên rồ” nhưng đôi khi nó cũng mang tính “đột phá” cho doanh nghiệp tuyển dụng họ. Và cũng chính vì kinh nghiệm va chạm của họ ít, nên họ sẵn sàng “chinh chiến” để nắm bắt mọi cánh cửa hướng đến sự thành công. Bên cạnh đó, các sinh viên dường như được “nhắc nhở” một chút vì môi trường công sở trong các doanh nghiệp luôn luôn tồn tại những đố kỵ và ganh ghét, nên việc họ nhân thức được và chủ động làm tốt mọi công việc được giao, không xen vào những câu chuyện vô thưởng vô phạt, cũng là một yếu tố NTD nên cân nhắc.
Mẫu đơn xin thực tập là những điều mà sinh viên năm cuối cần biết, tìm hiểu ngay
Lực lượng càng trẻ tuổi thị nhiệt huyết càng cao, đó là chân lý. Chưa kể đến, chúng ta đang sống ở một thời đại có quá nhiều điều kiện để phát huy khả năng, sáng tạo không ngừng nghỉ. Vì vậy, sinh viên ra trường, ai ai cũng mong muốn “tạo điểm nhấn”, khẳng định bản thân trong mắt các lãnh đạo doanh nghiệp.
Những sinh viên muốn khẳng định bản thân đều có một đặc điểm chung, đó chính là nhiều năng lượng, xông xáo, nhiệt tình trong mọi nhiệm vụ được giao và họ tha thiết được “làm mới” bản thân. Vì vậy, những vấn đề như làm thêm ngoài giờ, làm các nhiệm vụ phát sinh ngoài lề không liên quan với công việc,... chỉ là chuyện nhỏ đối với họ. Điều này là vô cùng có lợi với các doanh nghiệp, một lực lượng xông xáo hết mình luôn là yếu tố tiên quyết làm nên sự thành công của doanh nghiệp.
Kinh doanh là một yếu tố biến động, bạn chỉ có thể kinh doanh hợp thời, kinh doanh đuổi theo xu hướng hay dựa trên xu hướng chứ không thể kinh doanh một cách “quá cũ” được. Sinh viên mới ra trường sẽ là những cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này giúp bạn. Họ nhạy cảm với công nghệ, với internet và cả các xu hướng, các hot trend mới nổi xung quanh chúng ta.
Những kênh truyền thông, hệ thống mạng xã hội,... tất cả những gì liên quan đến công nghệ thì các sinh viên đều là những lực lượng nắm gọn trong tầm tay. Điều này là vô cùng cần thiết, bất kể bạn đang kinh doanh ở lĩnh vực nào. Khi sở hữu họ, bạn có thể sẽ không cần đến các chuyên gia về công nghệ hay máy tính, bởi rất nhiều sinh viên có tài lẻ ở mảng này. Một công đôi việc, đúng không nào?
Nhìn chung, tuyển dụng sinh viên mới ra trường không quá “tồi tệ” như bạn nghĩ. Nếu biết tận dụng những điểm mạnh trên để đào tạo và giúp đỡ họ phát triển, bạn hoàn toàn có thể gây dựng được một đội ngũ hùng mạnh cho sự nghiệp phát triển doanh nghiệp của mình. Hy vọng qua bài viết “Lý do gì để bạn tuyển sinh viên mới ra trường làm việc?”, bạn sẽ hiểu hơn về công tác tuyển dụng nhân tài của mình!
>>> Có rất nhiều việc làm hành chính văn phòng tại Đà Nẵng phù hợp với sinh viên mới ra trường mà bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm khi click ngay.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục