Quay lại

Vua Lý Thánh Tông - Vị hoàng đế tạo nên “trăm năm thịnh thế”

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Được biết đến là vị vua thứ ba của nhà Lý, vua Lý Thánh Tông là một vị vua luôn đề cao sự nhân ái cũng như xây dựng các chính sách khoan hòa trong vấn đề cai trị đất nước. Trở thành một trong ba vị vua tạo nên sự thịnh vượng của triều Lý với “Trăm năm thịnh thế”, vua Lý Thánh Tông đã có hành trình xây dựng và trị vì đất nước ra sao? Tiểu sử vua Lý Thánh Tông như thế nào? Các bạn cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời vua Lý Thánh Tông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tiểu sử vua Lý Thánh Tông, vị vua tài năng

Tên thật của vua Lý Thánh Tông chính là Lý Nhật Tôn. Ông sinh ngày 30/03/1023 ngay tại cung Long Đức, vào đúng thời điểm cuối thời của vua Lý Thái Tổ. 

Lý Thánh Tông hay Lý Nhật Tôn chính là kết quả của cuộc hôn nhân giữa vua Lý Thái Tông và vị hoàng hậu mang họ Mai, gọi là Linh Cảm Hoàng hậu hay Kim Thiên Hoàng hậu. Là con trai trưởng nên sau khi vua Lý Thái Tông lên ngôi hoàng đế vào năm 1028 đã quyết định sắc phong Lý Nhật Tôn là Thái tử. 

Dựa trên ghi chép của cuốn sách Đại Việt sử lược (hay còn gọi là cuốn Việt sử lược) thì vị thái tử Lý Nhật Tôn thời điểm đó đã bộc lộ tư chất thông minh từ rất sớm. Ông đã sớm trở nên là một người “tinh thông kinh truyện, am hiểu âm luật, lại càng giỏi về võ lược”. 

Vua Lý Thánh Tông

Năm 1033, Thái tử Lý Nhật Tôn được vua cha là Lý Thái Tông phong tước làm Khai Hoàng Vương và ban cho ông cung Long Đức làm nơi ở. Chính điều này đã tạo cơ hội cho Thái tử Nhật Tôn có điều kiện tiếp xúc với cuộc sống của nhân dân từ rất sớm. Do vậy mà Thái tử Lý Nhật Tôn đã sớm thấu hiểu được những nỗi khổ của dân chúng cũng như những điều bất hạnh mà người dân đã phải trải qua.

Chính vì thế mà từ sâu bên trong vị Thái tử này đã có một tấm lòng vị tha, nhân hậu và thương dân. Đây được xem là nền tảng cũng như tiền đề cho những chính sách cai trị của vua Lý Thánh Tông sau này cũng như sự rèn luyện của ông với việc thông thạo nhiều thứ để trở thành một hoàng đế anh minh và có tài, có đức.

Đến năm 1037, vua Lý Thái Tông quyết định phong Thái tử Nhật Tôn giữ chức Đại Nguyên Soái, cùng với vua cha dẫn quân dẹp loạn ở Lâm Tây (nay là Lai Châu). Trận chiến này đã ghi dấu ấn thắng lợi của hai cha con cũng như chiến thắng năm 15 tuổi của Thái tử Lý Nhật Tôn. Năm Thái tử Nhật Tôn 17 tuổi, tức là năm 1039, ông đã được vua Lý Thái Tông giao cho trọng trách Giám quốc, tức là trông coi các công việc triều chính. bản thân vua Lý Thái tông đã đích thân dẫn quân đi đánh Nùng Tồn Phúc ở phía mạn vùng Tây Bắc.

Tiểu sử vua Lý Thánh Tông

Năm 1042, lúc ấy là vào mùa đông, nhân dân ở Châu Văn (ngày nay chính là Lạng Sơn) làm binh biến, Thái tử Nhật Tôn đã được vua Lý Thái Tông phong làm Đô đốc Đại Nguyên Soái, dẫn quân đi dẹp loạn. Đến năm 1043, Nhật Tôn lại trở thành người cầm quân đi trấn áp ở Châu Ái (nay là Thanh Hóa). Về thành tích binh nghiệp của Thái tử Nhật Tôn thì sử sách Đại Việt sử lược có ghi chép là: “Thánh Tông đánh dẹp giặc giã, tới đâu cũng đều đánh thắng được cả.” Điều này đã cho thấy được tài cầm quân của Lý Thánh Tông cũng không tầm thường một chút nào. Mặc dù tuổi còn rất trẻ, thế nhưng, sự am hiểu cũng như tài năng của Lý Thánh Tông là điều mà ai cũng phải công nhận.

2. Trở thành hoàng đế và đổi tên nước thành Đại Việt

2.1. Lý Nhật Tôn lên ngôi Hoàng đế

Năm 1054, vua Lý Thái Tông lúc này đã già yếu liền quyết định cho phép thái tử Nhật Tôn có thể tham gia các buổi chầu và nghe chuyện chính sự để có thể hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình trong tương lai. Ngày 3/11/1054, vua Lý Thái Tông băng hà, Thái tử Lý Nhật Tôn lên ngôi Hoàng đế, tức là hoàng đế Lý Thánh Tông sau này, lấy niên hiệu đầu tiên của mình là Long Thụy Thái Bình. Ông tôn mẹ của mình là Linh Cảm Thái hậu.

Trong suốt thời gian tại ngôi của mình, từ năm 1054 đến năm 1072 thì vua Lý Thánh Tông đã đổi 5 niên hiệu. Bao gồm: 

- Từ năm 1054 đến năm 1058 là Long Thụy Thái Bình.

- Từ năm 1059 đến năm 1065 là Chương Thánh Gia Khánh.

- Từ năm 1066 đến năm 1067 là Long Chương Thiên Tự.

Lý Nhật Tôn lên ngôi hoàng đế

- Từ năm 1068 đến năm 1069 là Thiên Huống Bảo Tượng.

- Từ năm 1069 đến năm 1072 là Thần Vũ.

2.2. Chính sách cai trị đối nội của vua Lý Thánh Tông

Sau khi lên ngôi vào năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước từ Đại Cồ Việt trở thành Đại Việt. Quốc hiệu này đã được sử dụng và kéo dài trong 346 năm cho tới khi Hồ Quý Ly quyết định đổi tên nước thành Đại Ngu vào năm 1400. 

Về việc cai trị, vua Lý Thánh tông được miêu tả là một vị vua nhân từ và có các chính sách cai trị hết sức khoan hòa. Ông thực hiện chủ trương giảm mức phạt cũng như các hình phạt ở trong nước. Cùng với đó chính là việc đốt hết tất cả các vật dụng tra tấn, hành hình ngay sau khi lên ngôi. Theo sách Đại Việt sử lược thì đây chính là việc đầu tiên mà vị vua nhân từ Lý Thánh Tông đã thực hiện khi nối ngôi vua cha là Lý Thái Tông. Không những vậy, với những người nắm giữ các chức quan liên quan đến tư pháp, cai ngục đều được tăng bổng lộc để có thể làm trong sạch bộ máy thực thi hành án, giúp nhân dân nhận được mức phạt công bằng nhất và không phải chịu hàm oan.

Dựa trên ghi chép từ cuốn sách Đại Việt sử lược, thì vào mùa đông của năm 1055, vua Lý Thánh tông đã nói: “Ta ở trong cung sâu, sưởi là than, mặc áo hồ cừu mà còn lạnh như thế này, huống chi những kẻ ở trong tù, khốn khổ vì trói buộc, phải trái chưa phân minh mà quần áo không đủ, thân thể không có gì che, nên mỗi khi bị cơn gió lạnh khắc nghiệt thì há không chết được người vô tội hay sao! Ta vô cùng thương xót.” Ngay sau câu nói đó, vua Lý Thánh Tông đã sai người cấp quần áo, chăn chiếu cho từ nhân, cùng với đó là cơm ngày 2 bữa đầy đủ. 

Chính sách cai trị

Cũng trong năm đó, vua Lý Thánh Tông đã ban hành việc giảm tô thuế một nửa cho người dân. Trước những chính sách cai trị khoan hồng như vậy, nhân dân lúc bấy giờ đã rất nể phục và kính trọng vị vua luôn đề cao lòng nhân ái này. Họ đã quyết định bảo ban nhau phải sống sao cho lương thiện, ăn ở tích đức để thiên tử ở trên có thể vui lòng. 

Phát triển nông nghiệp là một trong những vấn đề mà vua Lý Thánh Tông rất coi trọng. Điều này giống với hai vị vua đời trước của nhà Lý là Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông. Năm 1056, vua Lý Thánh Tông đã ban Chiếu khuyến nông và đích thân đi tới các miền quê để khảo sát và xem xét tình hình thực tế việc chăm sóc và gặt lúa người dân trong nước. Những lúc mùa màng khó khăn, vua Thánh Tông cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm giúp người dân có thể vượt qua những tháng ngày khó khăn đó, như mở kho lương, lấy tiền,...chia cho dân nghèo.

Về lĩnh vực quân sự thì mô hình quân sự mà vua Lý Thánh Tông xây dựng được chia làm 8 hiệu quân với quân đội chính quy. Tập hợp lại thì đội quân ấy lên tới con số 100 đội, bao gồm cả đội kỵ binh, đội cung thủ và đội lính bắn đá. Với các phiên binh ở những vùng sâu vùng xa thì sẽ được phân thành các đội riêng. Mô hình này của vua Lý Thánh Tông đã được đánh giá thực sự là rất hiệu quả và thể hiện được trình độ cao trong quân sự. Chính vì thế mà Thái Diên Khánh, là một quan võ của Đại Tống đã học tập và áp dụng cho quân đội của mình. Không những vậy, hoàng đế thứ 6 của Bắc Tống là Tống Thần Tông cũng dành lời khen ngợi cho mô hình quân đội của vua Lý Thánh Tông.

Đối nội

Về cơ bản thì dưới thời vua Lý Thánh Tông, tình hình Đại Việt được xem như là khá ổn định và thịnh trị. Duy chỉ có một vài cuộc nổi dậy xuất hiện, thế nhưng đều được vua Lý Thánh Tông đập tan. Đem lại sự hòa bình, ổn định cho đất nước.

2.3. Chính sách đối ngoại của vua Lý Thánh Tông

Với nhà Tống, mối quan hệ giữa Đại Việt và Đại Tống được đánh giá là khá căng thẳng trong thời điểm Nùng Trí Cao thực hiện các cuộc nổi dậy và quấy phá. Điều này đã khiến cho vua Tống có ý định thực hiện việc đánh Đại Việt. Hay tin, vua Lý Thánh Tông vẫn thực hiện đối sách hết sức mềm dẻo, sai người mang đồ vật lạ sang cống Đại Tống. Tuy nhiên, Tống Nhân Tông là hoàng đế Đại Tống đã quyết định không nhận.

Năm 1059 diễn ra trận đánh giữa Đại Việt và nhà Tống. Vua Lý Thánh Tông đã cử Thân Thiệu Thái dẫn quân đánh Tống và giết chết được Tống Sĩ Nghiêu và 4 tướng thuộc hạ của hắn. Ngay sau đó thì quan đội Đại Việt cũng đã bắt được Chỉ huy sứ Dương Bảo Tài và rất nhiều quân dân khác. Quân Tống thực hiện phản công nhưng đều bị quân ta đập tan. 

Sau những thất bại nặng nề, nhà Tống quyết định cử người sang điều đình với Đại Việt. Vua Lý Thánh Tông sai người tiếp đãi rất chu đáo, thế nhưng, ông nhất định không thả Dương Bảo tài và những quân dân đã bắt được.

Đối ngoại

Đối với Chiêm Thành, sau thất bại trước Lý Thái Tổ thì nhà Chiêm đã phải cống nạp lễ vật hàng năm cho Đại Việt. Thế nhưng, bề ngoài là vậy, bên trong Chiêm Thành lại cấu kết với nhà Tống để chờ ngày trả thù. Năm 1068, Chế Củ đã cho quân sang quấy nhiễu ở phía biên giới của Đại Việt. Vua Lý Thánh Tông đã quyết định thực hiện việc mở chiến dịch đánh Chiêm. 

Trận đánh này đã ghi dấu ấn công lao của vị tướng tài năng là Lý Thường Kiệt với việc bắt giữ được chúa Chiêm là Chế Củ. Tuy nhiên, vua Lý Thánh Tông mặc dù bắt sống được vua Chiêm nhưng lại không hề hành hình mà lại thả ra. Chính vì thế mà vua Chiêm đã quyết định dâng đất của 3 châu cho vua Lý Thánh Tông.

Với những thắng lợi về mặt quân sự này, vua Lý Thánh Tông đã khẳng định được tài năng cũng như sức mạnh quân đội trước các nước láng giềng. Điều này đã khiến nhà Tống nghiêm cấm quần thần của mình quấy nhiễu biến giới hay khiêu khích Đại Việt. Các nước như Chiêm Thành hay Chân Lạp đều thực hiện việc cống nạp hàng năm một cách quy củ.

3. Vua Lý Thánh Tông và Thiền phái Thảo Đường

Thực tế thì vua lý Thánh Tông thực sự là một tín đồ của Phật giáo. Ông cho xây dựng các ngôi chùa và điển hình chính là chùa Thiên Phúc. Đặc biệt chính là việc xây dựng tòa Tháp Báo Thiên vào năm 1056. Công trình này được biết đến là một trong 4 kỳ quan của nước Đại Việt vào các triều đại Lý Trần, hay còn gọi là An Nam tứ đại khí. 

Thiền phái Thảo Đường

Riêng với thiền phái Thảo Đường thì xuất phát trong cuộc chiến với Chiêm Thành, vua Lý Thánh Tông đã bắt giữ được một vị thiền sư người Tống là Thảo Đường. Về thân thế thì không ai biết rõ được lai lịch của vị thiền sư này. Tuy nhiên, vị thiền sư này đã được vua Lý Thánh Tông trọng dụng và nhận xét là “người có đức hạnh, lại tinh thông Phật điển, bèn bái làm thầy.”

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông phong vị thiền sư làm Quốc sư và mời đến làm trụ trì của chùa Khai Quốc hay còn được biết đến là chùa Trấn Quốc ngày nay. Thiền phái của vị thiền sư này có những điểm mới lạ và khác so với những thiền phái đương thời ở thời điểm đó. Chính vì thế mà vua Lý Thánh Tông đã quyết định lập nên thiền phái Thảo Đường. 

Không có quá nhiều tài liệu ghi chép rõ ràng và cụ thể về thiền phái Thảo Đường. Tuy nhiên, theo một số ghi chép thì thiền phái này đã ảnh hưởng tới các thiền phái khác đương thời khá nhiều, điển hình là phái Thiền Viện Trúc Lâm đời nhà Trần. Mặc dù vậy lại không thể cắm rễ sâu sa trong tiềm thức của nhân dân cho khuynh hướng của Thảo Đường thiên về việc trọng trí thức và khả năng văn chương. 

4. Qua đời và truyền ngôi cho Lý Nhân Tông

Ngày 01/02/1072, vua Lý Thánh Tông băng hà tại điện Hội Tiên. Ông tại ngôi 18 năm, hưởng dương 49 tuổi. Triều đình đã an táng nhà vua tại Thọ Lăng, phủ Thiên Đức.

Sau khi ông mất, con trai cả là Thái tử Lý Thừa Càn nối ngôi, tức vua Trần Nhân Tông sau này. Tuy nhiên, lúc ấy thái tử Thừa Càn mới chỉ có 7 tuổi mà thôi. Chính vì thế mà Thượng Dương Thái hậu và Nguyên phi Ỷ Lan, cùng với thái sư là Lý Đạo Thành trông coi các công việc quốc gia đại sự. 

Qua đời

Về sau, Nguyên Phi Ỷ Lan thực hiện việc nhiếp chính, cộng với sự hỗ trợ từ quan văn, quan võ là Lý Đạo Thành và Lý thường Kiệt, Đại Việt vẫn giữ được sự thái bình thịnh trị, non sông giữ được sự phát triển một cách bền vững và ổn định.

Có thể nhận thấy, trong suốt những năm trị vì của mình, vua Lý Thánh tông đã có những chính sách cai trị và phát triển rất đúng đắn. Không những được lòng dân mà ông còn đem lại những giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc thông qua việc thực hiện những chính sách của mình. Và những điều đó đã giúp cho vị hoàng đế này xây dựng một đất nước Đại Việt “trăm năm thịnh thế” không thua kém gì so với người cha của mình.

Trên đây chính là tiểu sử cùng những thông tin chi tiết về vua Lý Thánh Tông. Một vị hoàng đế được xem là người hiền từ cùng với việc luôn đề cao sự nhân ái trong cả chính sách cai trị của mình. Hy vọng rằng bài viết này đã thực sự hữu ích và giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về cuộc đời và con người của vua Lý Thánh Tông.

Vua Khang Hy - Từ người con bị ghẻ lạnh đến hoàng đế vĩ đại nhất

Hoàng đế Khang Hy, vị vua nổi tiếng nhất của nhà Thanh, trị vì đất nước từ những năm 1661 đến năm 1722. Trong suốt 61 năm cai quản một vương triều của mình, vua Khang Hy đã có những chính sách phát triển mang tính tích cực và được nhân dân mến mộ. Ông được biết đến như một vị vua thông minh, một vị minh quân tài năng, lỗi lạc hiếm có trong lịch sử Trung Quốc. Vậy tiểu sử và cuộc đời của vua Khang Hy ra sao? Những sự kiện gì đã diễn ra? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chặng đường đi tới ngai vàng của vua Khang Hy qua bài viết dưới đây nhé!

Vua Khang Hy

Hoàng đế Khang Hy, vị vua nổi tiếng nhất của nhà Thanh, trị vì đất nước từ những năm 1661 đến năm 1722. Trong suốt 61 năm cai quản một vương triều của mình, vua Khang Hy đã có những chính sách phát triển mang tính tích cực và được nhân dân mến mộ. Ông được biết đến như một vị vua thông minh, một vị minh quân tài năng, lỗi lạc hiếm có trong lịch sử Trung Quốc. Vậy tiểu sử và cuộc đời của vua Khang Hy ra sao? Những sự kiện gì đã diễn ra? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chặng đường đi tới ngai vàng của vua Khang Hy qua bài viết dưới đây nhé!

Vua Khang Hy

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-