Tác giả: Hồng Nhung Nguyễn
Marketing plan là một phần không thể nào không có mặt trong chiến lược kinh doanh của một công ty hay một doanh nghiệp. Vậy Marketing plan là gì mà có vai trò quan trọng như vậy bạn có biết không? Nếu chưa thì bạn hãy cùng tôi tìm hiểu ngay về Marketing plan trong bài viết này nhé!
Marketing plan có từ “plan” có nghĩa là kế hoạch, bản kế hoạch Marketing, dự định. Bởi vậy cụm từ này rất dễ hình dung và bạn có thể hiểu marketing plan là bản kế hoạch dùng trong ngành marketing. Nói cụ thể hơn thì trong Marketing plan sẽ có nội dung chỉ dẫn những hướng đi, định hướng cho phương thức marketing để nhằm mục tiêu giúp cho công ty, doanh nghiệp đi đúng hướng với những kế hoạch trong hoạt động marketing đã đề ra từ trước. Marketing plan sẽ giúp cho bộ máy hoạt động theo khuôn khổ, quy củ theo từng trình tự hơn là hoạt động không có sự chuẩn bị, kế hoạch thống nhất từ trước.
Khi một công ty có một marketing plan tốt giúp cho công ty chiếm lĩnh được thị trường tốt và nắm vai trò quyết định xem những dự định của công ty có đang hoạt động tốt, đi đúng mục tiêu và thành công được hay không. Chính bởi “quyền lực” của marketing plan mà rất nhiều công ty đã nghiêm túc đầu tư công sức và thời gian để có thể tạo nên được marketing plan hoàn hảo góp phần vào ổn định và bảo đảm cho những bước đi trong truyền thông tiếp thị sản phẩm cho công ty.
Một marketing plan sẽ như một tài liệu toàn diện về mọi mặt trong marketing và là bản kế hoạch cụ thể chi tiết được đội ngũ chuyên về marketing trong công ty bàn thảo và vạch ra và diễn tả những hoạt động cần phải làm ở những khung thời gian, giờ nhất định. Và marketing plan cũng giúp doanh nghiệp đo lường và theo sát được tiến độ, quá trình của công việc diễn ra để kịp thời có những biện pháp tốt hơn để thay đổi hay tiếp tục đẩy nhanh công việc như thế nào.
Xem thêm: Infusionsoft là gì và những tính năng nổi bật của infusionsoft
Doanh nghiệp hầu như đã nhìn nhận được những mặt quan trọng của marketing plan, chính vì thế có rất nhiều lý do cụ thể khác mà một doanh nghiệp sẽ cần tạo ra marketing plan, bạn có muốn biết không?
+ Có sự thống nhất trong cách làm việc của tất cả đội ngũ nhân viên trong công ty: bởi khi đã có một bản kế hoạch thì tất cả nhân viên sẽ nắm rõ được cần phải hoạt động, thực hiện công việc như thế nào cho nên có sự đồng bộ của tất cả các thành viên, vì thế mà marketing plan giúp cho doanh nghiệp cùng hành động theo một hướng đã được xác định ra ngay từ đầu
+ Thấu hiểu được những bước thực hiện: nếu bạn có dịp được quan sát và đọc một bản marketing plan thì bạn sẽ thấy rất dễ để hình dung từng “đường đi nước bước” của một dự án kế hoạch, chính bởi vậy nên nhân viên rất dễ để theo dõi những bước đi trong kế hoạch để có thể theo kịp được tiến độ và biết việc mình cần phải làm là gì
+ Hiểu được nhu cầu của khách hàng, insight khách hàng là gì, hiểu được những đáp ứng của doanh nghiệp mình có những gì, biết được khả năng ngân sách trong doanh nghiệp có bao nhiêu: khi lãnh đạo doanh nghiệp biết được những điều này thì có thể dễ dàng đề ra được những biện pháp chống rủi ro trong kinh doanh
+ Theo dõi kiểm soát tốt từng bước trong kế hoạch marketing, xem xét được tiến độ có đi theo đúng lộ trình và phương hướng đề ra hay chưa, bởi vậy có thể dễ dàng can thiệp, tác động kịp thời
+ Có được những cơ hội kinh doanh khác nhau bằng cách thông qua các chương trình marketing trong bản kế hoạch marketing (marketing plan).
Tuyển dụng chuyên viên Marketing
Trong bản kế hoạch marketing sẽ gồm có 8 mục nội dung bạn cần phải lưu ý, sau đây chúng ta sẽ bắt đầu ngay vào từng mục cụ thể nhé!
Trước một bản kế hoạch đều cần có một bản tóm tắt trước với độ dài không quá 1 hoặc 2 trang A4, bên trong nội dung sẽ là những tóm tắt để người đọc nắm bắt được những phương hướng mục tiêu, thực trạng của doanh nghiệp, công ty. Phần tóm tắt này là vô cùng quan trọng nếu doanh nghiệp muốn các nhà đầu tư chú ý tới bởi nó quyết định xem bản kế hoạch có đang đi đúng hướng và dự định kế hoạch có thành công được hay không.
Trong phần này người lập marketing plan chỉ cần trình bày ngắn gọn và hàm súc những ý tưởng và đề nghị những kế hoạch để các nhà quản trị hiểu được những vấn đề. Đây là cơ hội đầu tiên và chỉ có bước một này thành công thì những bước sau mới có thể thành công vì thế nên người lập bản kế hoạch cần chú trọng quan tâm tới việc tạo ra bản tóm tắt chất lượng.
Trong phần tình hình thực tế này người lập nên bản marketing plan cần trình bày được tình hình thị trường mục tiêu, hàng hóa, mô hình và sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều tới kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể là:
+ Về thị trường: cần có những dữ liệu thông tin về quy mô, mức độ tăng trưởng trong thị trường sản phẩm tiêu thụ, nhận thức tâm lý người tiêu dùng (consumer) và khuynh hướng mua hàng, thói quen của người sử dụng hàng hóa
+ Về sản phẩm: đưa những thông tin về giá cả, mức bán, mức đóng góp vào thị trường của sản phẩm doanh nghiệp bạn, doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng cần phải kê khai trong phần này
+ Về cạnh tranh: cần tìm hiểu về những cách thức, quy mô, tiêu thụ của các công ty cạnh tranh có cùng sản phẩm với công ty bạn để có những kế hoạch cạnh tranh thành công, đảm bảo cho sản phẩm công ty bạn chiến thắng trong chiến lược tiêu thụ hàng hóa. Nếu có những thông tin về dự định của công ty khác, chất lượng của sản phẩm, mục tiêu, thị phần thì đây là tín hiệu để cạnh tranh được tốt hơn.
+ Về phân phối: xác định quy mô phân phối sản phẩm tới thị trường, mức độ phổ biến và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tới người tiêu dùng rộng hay hẹp, các kênh phân phối gồm những địa chỉ nào.
+ Về môi trường vĩ mô: có những nguồn thông tin đi kèm như dân cư, kinh tế, mạng lưới công nghệ, chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội,... là những yếu tố tác động trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm
Xem thêm: Media Agency là gì? Những kỹ năng một Media Agency cần có là gì?
Đây là phần khá quan trọng để tạo nên chương trình marketing bởi khi có những kết quả phân tích thì những nhà quản lý về marketing có thể hoạch định ra những chương trình marketing đảm bảo chất lượng
Những mục tiêu là điều mà những nhà marketer cần phải nêu ra bởi vì chỉ khi nêu ra được những mục tiêu cụ thể hợp lý thì mới có thể nói ra được những chiến lược đúng đắn và rõ ràng. Không có mục tiêu sẽ rất khó thực hiện hay đề ra những chiến lược.
Dựa trên những số liệu, thông tin và dữ liệu thì nhà quản trị marketing có thể lập ra những chiến lược hiệu quả để đạt được mục tiêu marketing.
Khâu này đòi hỏi những tư duy logic nhạy bén của người làm marketing bởi thị trường luôn biến động yêu cầu sự nhanh nhạy và chuyên môn cao.
Người quản trị cần phải định hướng rõ được và trả lời cho những nội dung sau: Phải làm những công việc gì? thời điểm thực hiện những công việc đó? người đứng ra thực hiện việc đó sẽ là cá nhân nào? chi phí cần đáp ứng cho công việc đó là bao nhiêu?
Việc dự đoán trước và đề phòng những khoản chi phí rủi ro giúp cho kế hoạch trọn vẹn và đầy đủ hơn.
Bất kỳ dự án nào cũng cần có những dự trù về rủi ro mặt tài chính nên đây là điều không cần phải do dự thêm, nó sẽ giúp cho nhà quản trị nhìn nhận đây có phải bước đi quá mạo hiểm hay không, nếu như không thuận lợi và đạt kết quả thì doanh nghiệp sẽ cần phải lãnh nhưng hậu quả và tổn hại tới mức nào.
Kế hoạch marketing chỉ có thể tốt đẹp nếu có sự chung tay đồng lòng góp sức của tất cả đội ngũ từ ban lãnh đạo cho tới những nhân viên trong doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ nhiệt tình và không phải ai cũng đủ khả năng biết cách thực hiện kế hoạch. Những người chịu trách nhiệm kiểm soát sẽ làm công tác đốc thúc đội ngũ cán bộ nhân viên tham gia vào tập trung cho kế hoạch. Đây chính là hình thức kiểm tra, giám sát để kế hoạch tuân theo đúng hướng, hạn chế những sai phạm.
Việc làm Marketing tại Hồ Chí Minh
Quy trình tạo nên kế hoạch marketing sẽ gồm một loạt những bước nhỏ trong đó. Bạn có thể ứng dụng vào và tạo lập nên marketing plan hoàn thiện.
+ Nghiên cứu thị trường (market research) và các công ty đối thủ
+ Khoanh vùng khách hàng tiềm năng và định vị tâm lý khách hàng
+ Tạo lập nên thông điệp marketing, slogan, tagline
+ Lựa chọn hình thức marketing
+ Thống kê doanh số và mục tiêu của chiến dịch marketing cho doanh nghiệp
+ Dự trù ngân sách marketing
Marketing plan cũng có những vấn đề lớn mà bạn cần phải nắm được trước khi tiến hành tạo dựng nên bản kế hoạch này. Những vấn đề điểm yếu đó là gì vậy nhỉ?
Trong những cuộc họp của công ty sẽ rất khó để có tiếng nói chung ngay từ đầu vì mỗi người quản lý sẽ có cá tính đặc biệt và có những ý muốn định hướng kế hoạch khác nhau, ý kiến nào cũng thuyết phục chính vì thế mà nếu các cấp quản lý không làm việc với nhau, bàn thảo kỹ càng thì sẽ dẫn đến việc kế hoạch khó lòng nào đi tới thành công như mong đợi.
Chiến lược chỉ là bạn sẽ nhìn thấy mục tiêu dài hạn và có những cách thức để đi đến điểm cuối đó.
Trái lại chiến thuật sẽ là những định hướng hết sức cụ thể và chi tiết ứng với những khoảng thời gian cố định hơn. Trong một marketing plan bạn sẽ cần lưu ý đến chiến thuật nhiều vì nó là lĩnh vực rộng lớn hơn. Những cấp quản lý không nên nhầm lẫn hai khái niệm chiến lược và chiến thuật.
Bất kỳ một kế hoạch hay dự định công việc nào cũng cần huy động nhân sự tham gia vào và đồng lòng góp sức chung tay.
Yếu tố con người luôn đứng ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Ví dụ mục tiêu đề ra là tăng doanh thu lợi nhuận bán hàng nhưng nhân sự của bạn lại thiếu và không đáp ứng đủ nhu cầu thì đây không thể là một bản kế hoạch được thành công theo dự định được. Ngoài nhân lực ra thì thiếu tài chính cũng là vấn đề rất “bức bách”. Ví dụ như bạn muốn nhiều người biết đến sản phẩm của công ty nhưng chi phí để chi trả cho truyền thông quảng cáo lại không có, và kế hoạch cũng không thể nào tiến hành tốt được.
Vì thế mỗi một kế hoạch nào cũng cần phải tính toán dựa trên khả năng thực của tình trạng nguồn lực của công ty.
Nhu cầu và sở thích mua hàng của những vị khách sẽ không bao giờ “đứng yên” mà sẽ có những thay đổi theo thời gian, theo nhu cầu và theo mùa vụ.
Vì vậy cần luôn tìm hiểu về sở thích khách hàng, tâm lý của người tiêu dùng, ngay cả khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng thì những thay đổi đột ngột cũng khiến các nhà quản trị marketing lao đao mệt mỏi vì sự thay đổi không theo quy tắc trong thói quen mua hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần có sự linh hoạt, bắt kịp trend xu hướng thị trường.
Tuy kế hoạch là để hướng tới mục tiêu nhưng không đồng nghĩa với việc người lập kế hoạch có thể thoải mái lựa chọn được những mục tiêu tự do theo ý muốn. Nếu như bạn có những kế hoạch với nguyện vọng không thể đạt được trong thực tiễn thì sự thật sẽ trả lại bạn kết quả là con số không “0” tròn trĩnh.
Vì vậy hãy cân nhắc thật nhiều và có sự định hướng kết quả thực tế nhất nhé.
Nếu như doanh nghiệp hoàn toàn tập trung cho một mục tiêu thì kế hoạch sẽ dễ dàng đạt được hơn. Không nên quá chồng chéo những mục tiêu cùng trong một bản kế hoạch, nếu bạn có những mục tiêu khác bạn hãy làm ở những bản kế hoạch khác cho những mục tiêu đó nhé.
Vậy là chúng ta đã đi qua hết những đề mục để có thể trả lời cho các câu hỏi như marketing plan là gì hay vai trò thiết thực của marketing plan là gì. Bạn có thể tìm vào trang timviec365.vn để tìm hiểu thêm những chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp về marketing nhé. Nâng cao chuyên môn nghề nghiệp cùng với timviec365.vn, tại sao lại không chứ nhỉ?
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục