Tác giả: Nguyễn Thị Hiền Linh - 13/11/2021
Vai trò của chính sách bán hàng đối với mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nhất là ở thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động, thì ở đây việc đề ra những chính sách hợp lý sẽ làm nổi bật tầm thương hiệu của bạn với khách hàng, từ đó giúp việc kinh doanh trở nên khởi sắc hơn. Vậy để gợi ra cho các doanh nghiệp một mẫu xây dựng chính sách bán hàng đạt chuẩn thì ngay sau đây timviec365.vn sẽ đem đến những nội dung thiết thực nhất xoay quanh vấn đề này.
Mẫu xây dựng chính sách bán hàng là một tài liệu nêu đầy đủ những chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì chính sách bán hàng của họ cũng theo đó mà càng phải thiết lập chặt chẽ và nổi bật hơn. Thường những cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ vẫn chưa thực sự đề cao vai trò của việc xây dựng chính sách bán hàng, chính vì không chú trọng đến vấn đề này cho nên các doanh nghiệp sẽ khó lòng có thể gây được niềm tin trọn vẹn đối với đối tác và khách hàng, từng bước gặp trở ngại trên thị trường tiêu thụ giữa các doanh nghiệp lớn hơn.
Mục đích của việc đề ra các mẫu xây dựng chính sách bán hàng là để doanh nghiệp có thể tạo dựng mối quan hệ đối tác mang lại lợi ích về lâu về dài và để khách hàng có cơ sở tốt nhằm quyết định rằng liệu mình có thể gắn bó hay tin dùng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được hay không. Nhìn chung, chức năng của mẫu xây dựng chính sách bán hàng tựa như một công giúp nâng cao khả năng quản trị quan hệ khách hàng đối với doanh nghiệp, hay còn được hiểu là tăng yếu tố CRM (Customer Relationship Management).
Một ví dụ đơn giản cho vai trò của mẫu xây dựng chính sách bán hàng có thể được hình dung như sau: Khi bạn vừa mua một sản phẩm mà chẳng hay sản phẩm đó có sai sót, hỏng hóc không như ý muốn và bạn muốn đổi trả, thì ở đây chính sách bán hàng của doanh nghiệp bạn mua sẽ quyết định vấn đề bạn có thể thực hiện đổi trả hay bảo hành được hay không. Nếu chính sách bán hàng của họ không có những nội dung hỗ trợ khách hàng thì chắc hẳn bạn sẽ không thể lựa chọn mua một sản phẩm thứ hai của họ mà cũng gặp tình huống như vậy được nữa phải không nào?
Việc hoàn tất và thực hiện tốt mẫu xây dựng chính sách bán hàng sẽ giúp cơ sở kinh doanh có thể xây dựng toàn diện các kênh phân phối, từ đó xử lý tốt những vấn đề bao quanh một cách kịp thời và phù hợp, hạn chế những tình huống mang ảnh hưởng xấu đến công tác bán hàng.
Đối với một mẫu xây dựng bán hàng đạt chuẩn thì trước hết phải đề ra đủ những nội dung cơ bản và thiết thực cho việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cùng với đó và cơ chế hoạt động với đối tác. Tất cả nội dung đều phải được đề cao và áp dụng dưới tinh thần vì lợi ích của các bên.
Dưới đây sẽ là 4 chính sách chính đóng vai trò cơ bản cũng như quan trọng nhất sẽ nằm trong một mẫu chính sách bán hàng. Chúng ta hãy cùng đi sâu vào để khám phá xem 4 chính sách đó bao gồm những nội dung gì nhé!
Chính sách hoạt động hỗ trợ nghe qua thì có thể các bạn sẽ thấy nó khá là chung chung nhưng nội trong đề mục này là nhiều những thông tin quan trọng mà doanh nghiệp cần hết sức lưu ý và ghi tâm. Chính sách hoạt động hỗ trợ là chính sách được thiết lập để hỗ trợ việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Trong chính sách hoạt động hỗ trợ sẽ có chính sách bảo hành, đổi trả và chính sách khách hàng. Dưới đây sẽ là những phân tích cụ thể nhất đối với hai loại hình chính sách này.
Những sản phẩm có tính chất sử dụng lâu dài sẽ rất cần đến những chính sách bảo hành và đổi trả sản phẩm này từ doanh nghiệp. Máy điện thoại di động là một ví dụ, bạn cũng có thể thấy việc bày ra các chính sách bảo hành và đổi trả đối với sản này được đề cao như thế nào ngoài thị trường. Chính bởi chúng đánh được vào tâm lý lo ngại rủi ro của khách hàng.
Khách hàng sợ máy dùng khó, dễ gây hỏng và không phù hợp với bản thân? Vậy thì bạn có thể được đổi trả trong một khoản thời gian nhất định kể từ lúc mua hàng. Khách hàng rất yên tâm tin dùng sản phẩm nhưng vài tháng sau khi mua thì vô tình để xảy ra lỗi? Không sao vì chính sách bảo hành vẫn được áp dụng cho bạn và từ chính cơ sở đó, khách hàng chỉ cần đem sản phẩm đó đến cơ sở kinh doanh và nghiễm nhiên nhận được sự sửa chữa theo đúng chính sách.
Chính sách khách hàng nhắm tới thông tin về cung cách hoạt động ưu tiên cho khách hàng của doanh nghiệp. Ở đây bao gồm chính sách khách hàng thân thiết và chính sách hỗ trợ khách hàng có hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, thường thì chính sách khách hàng thân thiết là thông dụng hơn cả, bởi việc thiết lập cơ chế ưu tiên cho khách hàng có hoàn cảnh đặc biệt thì còn phải dựa vào tính chất sản phẩm mà doanh nghiệp buôn bán nữa.
Cơ chế ở đây là đối với những khách hàng đã thân quen với các sản phẩm của doanh nghiệp và thực hiện việc mua lấy cũng như sử dụng sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định thì sẽ được hưởng các chế độ ưu tiên riêng biệt. Việc ưu tiên sẽ được thể hiện bằng cách giảm giá sản phẩm ở những lần mua tiếp theo hoặc tặng quà tri ân cho khách hàng trong những dịp đặc biệt.
Chính sách khuyến mãi sản phẩm là chính sách mà khách hàng ưa chuộng nhất trong hệ thống chính sách bán hàng. Bởi lẽ nó cũng đánh vào tâm lý chung của đại đa số mọi người, ở đây chính là tâm lý muốn mua sản phẩm với chi phí rẻ. Việc săn sale hiện nay chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với các bạn, nhưng để các doanh nghiệp có thể thực hiện được điều này thì họ cũng phải đề ra những chính sách khuyến mãi định kỳ. Có thể đó là khuyến mãi trong các dịp ngày lễ, ngày tết, hoặc ngày kỷ niệm thành lập cửa hàng.
Ngoài mục đích giải quyết tâm lý của khách hàng thì chính sách khuyến mãi cũng góp phần đẩy cao số lượng sản phẩm được bán ra, hỗ trợ chiến lược marketing trên toàn diện hệ thống kinh doanh, cùng với đố tăng cao độ nhận diện thương hiệu đến với người tiêu dùng.
Chiết khấu là công tác chiết lấy chi phí sản phẩm từ phần trăm doanh thu. Ví dụ, khi doanh nghiệp của bạn là một cửa hàng đại lý bán buôn tiếp nhận phân phối sản phẩm đến các bên đối tác. Thì ở đây chính sách chiết khấu sẽ đề ra những tiêu chuẩn trong doanh số và tính chi phí chiết khấu nhằm thỏa thuận thanh toán giữa hai bên, điều này sẽ được thiết lập dựa vào mục tiêu, tình hình kinh doanh cũng như thị trường đối với mỗi một cơ sở đại lý.
Chính sách nhượng quyền được đề ra khi doanh nghiệp của bạn muốn hưởng thêm tiền chiết khấu từ chính cơ sở mà bạn hợp tác nhượng quyền. Ở đây có các ví dụ cụ thể dành cho hai chính sách chiết khấu và nhượng quyền như sau:
- Khi doanh nghiệp có bạn tuyển dụng cộng tác viên, cụ thể là hợp tác với từng cá nhân nhỏ lẻ, họ bán hộ sản phẩm của bạn, thì mỗi một sản phẩm họ bán được ra sẽ nhận được phần trăm chiết khấu, đấy chính là cơ sở để áp dụng chính sách chiết khấu.
- Ngược lại, khi bạn nhượng quyền sản phẩm của mình cho một bên đối tác, dựa vào doanh thu tổng thể của họ, bạn sẽ áp dụng chính sách nhượng quyền để chính bạn lấy được phần trăm chiết khấu từ họ.
Cuối cùng thì timviec365.vn cũng đã đưa ra những thông tin nội dung cụ thể cần có trong mẫu xây dựng chính sách bán hàng. Chúng tôi hết sức hy vọng rằng sau bài viết này, bạn sẽ tích lũy được khối kiến thức quan trọng cho mình, nhất là đối với những ai đang thực sự cần xây dựng một chính sách bán hàng dành riêng cho doanh nghiệp của mình. Một lần nữa, timviec365.vn rất vui lòng nhận được sự đón đọc của các bạn! Chúc các bạn có những giây phút tham khảo thông tin bổ ích và luôn luôn thành công trong cuộc sống!
Hướng dẫn cách viết mẫu thư phản hồi khách hàng đầy đủ và chi tiết
Bên cạnh mẫu xây dựng chính sách bán hàng thì mẫu thư phản hồi khách hàng cũng là một vấn đề quan trọng đối với mỗi cơ sở kinh doanh. Vậy thì phía dưới đây là bài viết hướng dẫn cách viết mẫu thư phản hồi khách hàng đầy đủ và chi tiết mà timviec365.vn muốn gửi gắm đến bạn. Nếu bạn muốn đón đọc thông tin trên thì hãy ấn vào đường link này bây giờ nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục