Quay lại

Hé lộ bản mô tả công việc giám đốc kinh doanh mới nhất hiện nay

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Bất cứ công ty, doanh nghiệp nào cũng đều nhận được sự đóng góp, cống hiến to lớn của giám đốc kinh doanh. Bạn có muốn biết giám đốc kinh doanh thường phải đảm nhận những công việc gì không? Muốn trở thành giám đốc kinh doanh thì phải đáp ứng đủ những yếu tố gì? Dưới đây là bài viết mô tả công việc giám đốc kinh doanh khá cụ thể và chi tiết, các bạn đừng bỏ qua nhé.

Việc làm Quản lý điều hành

1. Mô tả công việc giám đốc kinh doanh

Công việc của giám đốc kinh doanh gồm những gì?

Giám đốc kinh doanh được biết đến là người quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty. Mục đích của họ là xây dựng, quản lý và mở rộng, phát triển mạng lưới bán hàng của công ty. Vậy nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh có chỉ đơn thuần gói gọn trong mảng kinh doanh? Hay những vị trí này sẽ còn đảm nhận thêm những công việc khác? Để làm rõ điều này, chúng ta có bản mô tả công việc giám đốc kinh doanh như dưới đây.

1.1. Trực tiếp lãnh đạo

Để công ty có thể tồn tại lâu dài, giám đốc kinh doanh cần xác định và vạch rõ những mục tiêu dài hạn, định hướng phát triển kinh tế của công ty, định hướng công tác xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng nhằm tăng hiệu quả. Chẳng hạn như: công ty sẽ sản xuất hoặc nhập về sản phẩm này để bán hàng, công ty có thể xây dựng thêm một dự án bất động sản mà cụ thể là căn chung cư vào năm sau,... 

Khi hiểu rõ được mục tiêu của mình, giám đốc kinh doanh sẽ trực tiếp lãnh đạo và quản lý các bộ phận như: Marketing, PR, Kinh doanh, Hành chinh - nhân sự, Chăm sóc khách hàng để đảm bảo kế hoạch được diễn ra trơn tru, các bộ phận đồng nhất lại thành một tập thể. Mỗi bộ phận đều có những thế mạnh và vai trò riêng. Người làm giám đốc kinh doanh sẽ đứng ra thâu tóm những con người xuất sắc ấy và điều hướng họ có chung mục tiêu phát triển công ty.

Tìm việc làm giám đốc kinh doanh

1.2. Quản lý các hoạt động Marketing

Kinh doanh không chỉ đơn giản gói gọn trong những con số. Các công ty, doanh nghiệp luôn có những động thái để lấy lòng khách hàng, tìm hiểu khách hàng thông qua lĩnh vực Marketing, truyền thông tích hợp IMC (quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức sự kiện,...). Khi một kế hoạch của bộ phận Marketing được đề xuất và đi vào thực hiện, giám đốc kinh doanh sẽ đứng ra hỗ trợ kinh phí một phần cho hoạt động đó và theo dõi, giám sát chiến dịch đang đạt được những kết quả gì để kịp thời có những hành động can thiệp.

1.3. Thực hiện các công việc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh

Giám đốc kinh doanh sẽ điều hành các phó phòng kinh doanh và trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh lại làm việc với mỗi cá nhân kinh doanh. Qua sợi dây chuyền này, giám đốc kinh doanh cần phải nắm được cách vận hành của quy trình sản xuất sản phẩm để truyền lại cho các nhân viên cấp dưới, cung cấp thêm cho họ tư liệu để bán hàng hiệu quả. Song song công việc bán hàng, giám đốc kinh doanh sẽ phải tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh hiệu quả, những phương tiện truyền thông có thể sử dụng để quảng bá cho sản phẩm của công ty, những yếu tố tác động tới kết quả kinh doanh,... 

1.4. Phát triển sự nghiệp kinh doanh

Giám đốc kinh doanh sẽ đứng ra phối hợp với các giám đốc thuộc những bên bộ phận khác như: giám đốc tài chính, giám đốc điều hành, giám đốc marketing cùng một số quản lý cấp cao để đưa ra các biện pháp giải quyết cho những tình huống khó khăn, xây dựng kế hoạch phát triển công ty và vượt qua các đối thủ cạnh tranh, níu kéo lòng tin của khách hàng, thiết lập những mối quan hệ mới với các đối tác bên ngoài có tiềm năng. 

Việc làm giám đốc marketing

1.5. Tham gia vào hoạt động nhân sự

Để ngôi nhà vững chãi, phải xây được cái móng kiên cố và vững chắc. Tương tự như vậy, muốn kinh doanh thành công thì tất cả các thành viên trong công ty, không chỉ riêng lãnh đạo, các nhân viên cũng phải đồng lòng cố gắng, nỗ lực hết mình vì mục đích chung. Do đó, ngay từ công tác tuyển dụng nhân sự mới, giám đốc kinh doanh phải cực kỳ lưu ý vấn đề này, phải quan tâm xem người này có phù hợp với tiêu chí của công ty không, ứng viên này có thể đảm nhận được vị trí nào trong mảng kinh doanh,...

Giám đốc kinh doanh tham gia vào hoạt động quản lý nhân sự

Nếu khâu ứng tuyển nhân viên lỏng lẻo, chất lượng nhân sự sẽ giảm thấp, xảy ra tình trạng không đồng đều kiến thức, không hiểu ý của lãnh đạo, khó hòa nhập môi trường chung và dễ thực hiện sai các chỉ đạo về nhiệm vụ bán hàng. Đây chính là yếu tố mà các giám đốc kinh doanh cũng rất quan tâm để đảm bảo môi trường làm việc lành mạnh và không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra trong quá trình kinh doanh của công ty.

Xem thêm: Những điều ít ai biết về lương giám đốc kinh doanh. Click ngay nào!

2. Những yêu cầu đối với vị trí giám đốc kinh doanh

Công việc của giám đốc kinh doanh vốn không hề đơn giản. Do đó, tiêu chí ứng tuyển sẽ cực kỳ nghiêm chặt và diễn ra minh bạch, công khai. Bởi nguồn thu nhập chính của công ty đều chủ yếu nằm trong tay người quản lý, điều hành. Vậy giám đốc kinh doanh cần làm gì để chèo lái đội quân của mình thắng trận trên thương trường? Hay nói đơn giản hơn, các ứng viên phải làm gì thì mới đáp ứng được các yêu cầu đối với vị trí giám đốc kinh doanh?

Trước hết, chúng ta phải đề cập đến vấn đề học vấn và trình độ của người quản lý. Giám đốc kinh doanh phải là người tốt nghiệp Đại học và có trình độ chuyên môn liên quan đến các ngành kinh tế, marketing, luật, bách khoa,... hay những ngành khác tương ứng với hướng phát triển của công ty. Đồng thời, người lãnh đạo này phải có chứng chỉ Tin học, chứng chỉ Tiếng Anh và giao tiếp được thông thạo để tiếp xúc với các đối tác nước ngoài hoặc đọc tài liệu nước ngoài và ứng dụng vào công việc.

Những yêu cầu đối với vị trí giám đốc kinh doanh

Về kinh nghiệm, giám đốc kinh doanh phải có trải nghiệm thực tế về sản phẩm mà công ty đang kinh doanh. Không nhất thiết phải hơn có hơn chục năm kinh nghiệm mới leo được cái ghế “giám đốc kinh doanh”, bạn có thể có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên tại vị trí quản lý tương đương lầ đã đủ điều kiện trúng tuyển rồi. Vì có nhiều kinh nghiệm trong mảng kinh doanh cũng tốt, nhưng đôi khi, kinh nghiệm sẽ là mối rào cản khiến bạn bảo thủ, khó tiếp thu cái mới, dễ mắc tâm lý chủ quan, không đề phòng, không trở tay kịp. 

Cuối cùng là kỹ năng trong công việc kinh doanh. Trở thành giám đốc kinh doanh, bạn cần phải rèn luyện cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để phục vụ công việc. Những kỹ năng mềm thì ai ai cũng dễ dàng nhìn thấy: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và thuyết phục với đối tác, kỹ năng quản lý thời gian, xử lý tình huống, đặt mục tiêu,... Thế còn những kỹ năng cứng ở đây là gì? Đó là kỹ năng vạch rõ chiến lược kinh doanh, kỹ năng dự báo biến đổi của thị trường, kế hoạch bán hàng, quản lý đội ngũ sales và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh.

Tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hà Nội nhiều vị trí nhân viên, quản lý, trưởng phòng, giám đốc,... lương cao, uy tín.

3. Giám đốc kinh doanh có vai trò như thế nào trong công ty?

Mỗi quyết định của giám đốc kinh doanh đều ảnh hưởng đến cả tập thể và sự tồn tại của công ty. Khi mà tất cả đều đang mơ hồ, loay hoay vì không tìm được tiếng nói chung thì giám đốc kinh doanh sẽ là người định hướng sự phát triển của công ty. Vị trí của họ như một vòng tròn tâm điểm của hoạt động bán hàng kinh doanh.

Vai trò của giám đốc kinh doanh trong công ty

Không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ quản lý, giám đốc kinh doanh được coi như bộ mặt đại diện cho thương hiệu, cho sản phẩm của công ty, là người đứng ra liên hệ với các khách hàng tiềm năng để thu về những khoản giúp đỡ cho công ty. 

Chính vì những lý do trên, giám đốc kinh doanh được đánh giá là vị trí cực kỳ quan trọng và không thể không có ở bất cứ công ty, doanh nghiệp hay đơn vị nào. Dù công ty thực hiện bên mảng lĩnh vực điện tử, mảng spa- sắc đẹp,... vẫn cần có vị trí giám đốc kinh doanh để đưa ra những chiến lược phát triển doanh số bán dịch vụ, sản phẩm do bên công ty cung cấp.

 

4. Giám đốc kinh doanh được đặt những trách nhiệm gì?

Trọng trách đặt lên những người làm kinh doanh cực kỳ lớn, đặc biệt là những vị trí quản lý, điều hành. Mọi thành công hay thất bại của kết quả bán hàng đều sẽ đổ dồn vào trách nhiệm của giám đốc kinh doanh vì họ là những người đưa ra và phê duyệt các ý tưởng này. Doanh số và lợi nhuận trong công ty có thể bị thay đổi, bị chênh lệch lớn vì quyết định của giám đốc bán hàng.

Trách nhiệm lớn nhất của giám đốc kinh doanh là kết nối các nhân viên và quản lý đội ngũ sale

Trách nhiệm lớn nhất mà giám đốc kinh doanh phải thực hiện là quản lý đội ngũ hàng sale sao cho đạt được hiệu quả cao. Các công việc mặc dù cũng rất quan trọng nhưng quản lý sale vẫn là trách nhiệm được ưu tiên. Không chỉ riêng giám đốc kinh doanh, khách hàng sẽ đánh giá công ty thông qua đội ngũ sale. Do đó, làm sale cũng rất vất vả và gặp nhiều vấn đề khổ sở. Lúc này, giám đốc kinh doanh phải biết động viên và truyền lửa, sự hăng hái, nhiệt tình trong công việc để giữ chân những nhân tài giỏi, những người có ảnh hưởng và khả năng quyết định đến doanh số và thu nhập của công ty.

5. Mức lương của giám đốc kinh doanh

Mức lương của giám đốc kinh doanh

Theo số liệu đã thống kê được của HRchannels, giám đốc kinh doanh luôn được xếp vào vị trí những ngành nghề có mức thu nhập cao nhất. Cụ thể, mức lương giám đốc kinh doanh trong năm vừa qua trung bình đạt được 69,3 triệu/tháng. Thấp nhất là 26,3 triệu và cao nhất là 112,5 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào mô hình và phạm vi kinh doanh của công ty.

Tìm việc làm nhân viên kinh doanh tại Hồ Chí Minh cực nhanh với mức lương cao, đãi ngộ tốt.

Trên đây là bảng mô tả công việc giám đốc kinh doanh tương đối đầy đủ mà Hoàng Nga đã tìm hiểu được. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ hình dung được một ngày làm việc của giám đốc kinh doanh gồm những công việc gì. Chúc các bạn đang phấn đấu trở thành giám đốc kinh doanh sẽ có sự nghiệp phát triển thăng hoa và thành công.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-