Tác giả: Vũ Bích Phượng
Hoạt động trong bộ máy Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với sự nghiệp phát triển chung. Do đó, công việc này được tuyển dụng khá nghiêm ngặt trong các cơ quan nhà nước. Để có thể ứng tuyển thành công, bạn cần phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình sẽ làm gì, vai trò ra sao? Đọc bài viết dưới đây và tìm hiểu chi tiết bản mô tả công việc kiểm toán Nhà nước, bạn sẽ tự tìm thấy câu trả lời cho mình để định hướng chiến lược ứng tuyển việc làm thành công.
Mô tả công việc của kiểm toán nhà nước chính là việc hiểu rõ các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà người kiểm toán nhà nước phải đảm bảo thực hiện. Ba yếu tố trên đã được xác định rất rõ ràng trong quy định pháp luật, cụ thể tại 3 điều 9, 10 và 11 trong Luật Kiểm toán Nhà nước ban hành vào năm 2015.
Việc làm Kế toán - Kiểm toánChức năng của một người Kiểm toán Nhà nước chính là xác nhận, đánh giá, đưa ra kết luận đồng thời đưa ý kiến kiến nghị lên cấp trên về tất cả các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực hoạt động như tài chính công, quản lý, tài sản công. Những chức năng này được cụ thể hóa qua các nhiệm vụ cụ thể. Tìm hiểu nhiệm vụ mà một người kế toán Nhà nước
Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước sẽ được thể hiện rất rõ trong những mô tả công việc kiểm toán Nhà nước bên dưới đây.
Xem thêm: Đố bạn lương kiểm toán là bao nhiêu?
- Kiểm toán Nhà nước đưa ra quyết định đối với việc lên kế hoạch kiểm toán theo định kỳ mỗi năm. Đồng thời trước khi thực hiện sẽ phải báo cáo lại với Quốc hội về hoạt động kiểm toán.
- Tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán mỗi năm, có trách nhiệm làm theo các yêu cầu liên quan tới chuyên môn kiểm toán được đưa ra bởi Quốc hội, Chính phủ, Chủ tích nước, Thủ tướng Chính Phủ và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Xem xét để đi đến quyết định tiến hành kiểm toán đối với đề nghị được đưa ra bởi các tổ chức sau: Ủy ban và Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp thuộc trung ương; các đơn vị tổ chức, cơ quan không nằm trong kế hoạch kiểm toán
- Trình lên Quốc hội xem xét những ý kiến của Kiểm toán Nhà nước. Từ đó, Quốc hội sẽ đưa ra các quyết định đối với ngân sách bao gồm dự toán ngân sách nhà nước, chủ trương đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách.
- Tham gia xem xét dự toán ngân sách cùng với các đơn vị thuộc Quốc hội và Chính phủ.
- Tham gia giám sát việc thực hiện các nghị quyết và luật pháp Quốc hội ban hành; nghị quyết và pháp lệnh ngân sách – tài chính do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban bố. Ngoài ra, nếu được yêu cầu thì Kiểm toán Nhà nước còn trực tiếp giám sát quá trình thực hiện các chính sách tài chính và ngân sách của Nhà nước.
- Tham gia cùng những đơn vị thuộc Quốc hội, Chính phủ và những đơn vị có thẩm quyền về việc trình pháp lệnh, dụ án luật trong công tác thẩm tra pháp lệnh, dự án luật.
- Làm báo cáo để tổng hợp mọi kết quả kiểm toán theo định kỳ hàng năm, báo cáo các kết quả của công tá thực hiện các kiến nghị, kết luận về kiểm toán sau đó gửi lên Chính phủ, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Hội đồng, các Ủy ban có thẩm quyền bản báo cáo đó.
- Nhiệm vụ giải trình cho Quốc hội, các cơ quan ban ngành thuộc Quốc hội về kết quả kiểm toán. Đây chính là quy định của Pháp luật.
- Tổ chức buổi tổng kết để nhằm mục đích công bố rộng rãi các báo cáo liên quan đến hoạt động kiểm toán bao gồm: bản báo cáo kiểm toán thông thường, bản báo cáo tổng hợp hoạt động kiểm toán theo định kỳ năm, báo cáo kết quả của hoạt động thực hiện theo kiến nghị, kết luận kiểm toán.
- Theo dõi sát sao việc thực hiện kiến nghị, kết luận được đặt ra bởi Kiểm toán nhà nước
- Chuyển hồ sơ vụ việc mang dấu hiệu vi phạm luật, có dấu hiệu phạm pháp của các cá nhân, tổ chức, đơn vị cơ quan được kiểm toán cho Viện kiểm sát, cơ quan điều tra và những cơ quan có thẩm quyền thuộc Nhà nước.
- Trách nhiệm đối với giấy tờ, hồ sơ kiểm toán, người kiểm toán Nhà nước cần phải quản lý nghiêm ngặt, tuyệt đối giữ bí mật hoàn toàn đối với thông tin, số liệu, dữ liệu của đơn vị được tiến hành kiểm toán. Điều này cũng đã được pháp luật quy định rõ ràng nên các kiểm toán nhà nước phải tuân thủ theo.
- Thực hiện kiểm toán nhà nước trong công tác hợp tác quốc tế
- Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và bồi dưỡng nguồn lực cho bộ máy Kiểm toán của nhà nước và luôn quản lý chặt chữ nhiệm vụ này.
- Kiểm toán nhà nước cũng là người đứng ra tổ chức thi cấp chứng chỉ và quản lý việc sử dụng chứng chỉ hành nghề của các kiểm toán viên của nhà nước.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyển truyền về pháp luật đối với vấn đề nhiệm vụ kiểm toán nhà nước
- Xây dựng Chiến lược cho sự phát triển đối với hoạt động của Kiểm toán nhà nước và trình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội bản chiến lược đó để được xem xét và ban hành.
- Nhận và thực hiện những nhiệm vụ khác tuân thủ theo các quy định pháp luật
Việc làm Kế toán - Kiểm toán tại Hà Nội
Khi xin việc vào vị trí kiểm toán nhà nước, một người sẽ cần phải nắm rõ các quyền hạn dưới đây mà hầu hết các tin tuyển dụng đều thông tin rất rõ ràng:
Thứ nhất, kiểm toán Nhà nước sẽ trình lên trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội những dự án pháp lệnh, dự án luật, các dự thảo về nghị quyết.
Thứ 2, kiểm toán nhà nước cũng có quyền đưa ra yêu cầu đối với các cá nhân và đơn vị được kiểm toán, các đối tượng có liên quan tới hoạt động kiểm toán phải cung cấp cho kiểm toán nhà nước đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin, dự liệu quan trọng, cần thiết nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động kiểm toán
Thứ 3, Kiểm toán nhà nước có quyền hạn đưa ra yêu cầu đối với các đơn vị được kiểm toán nhằm đi đến thực hiện các kiến nghị hay các kết luận kiểm toán đối với những vi phạm điều tra được trong quá trình kiểm toán ở việc chấp hành luật pháp cũng như trong các báo cáo tài chính. Đồng thời cũng đề xuất các biện pháp khắc phục các yếu kém cho những đơn vị, tổ chức có sai phạm đã được kiểm toán.
Thứ 4, trình lên các cơ quan có thẩm quyền kiến nghị về việc các tổ chức được kiểm toán cần phải thực hiện điểu chỉnh kịp thời tất cả các kết luận sai phạm phát hiện được trong các báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhà nước chỉ ra rõ ràng, đồng thời yêu cầu họ phải chấp hành nghiêm túc pháp luật. Cùng với đó, kiểm toán nhà nước cũng đưa ra đề nghị trình lên các cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý đối với các vi phạm theo đúng quy định của Pháp luật.
Thứ 5, đưa ra các kiến nghị lên người hay các cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý các vi phạm mà cá nhân, tổ chức, cơ quan mắc phải và đã được xác minh rõ dựa trên hoạt động của kiểm toán Nhà nước.
Thứ 6, đề nghị xử lý đối với các hành vi cản trở nhiệm vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc xử lý đối với các các trường hợp cung cấp sai thông tin tài liệu, cung cấp sai sự thật của cá nhân, tổ chức cho Kiểm toán viên và Kiểm toán nhà nước.
Thứ 7, khi cần thiết thì sẽ trưng cầu giám định lại các yếu tố về chuyên môn
Thứ 8, Kiểm toán Nhà nước được quyền ủy thác cũng như được phép thuê doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán tiến hành hoạt động kiểm toán đối với các tổ chức, các cơ quan đang sử dụng và quản lý tài sản công, tài chính công. Kiểm toán nhà nước sẽ hoàn toàn đứng ra bảo đảm và chịu trách nhiệm đối với mức độ chính xác của tài liệu, số liệu cũng như các kiến nghị, kết luận kiểm toán được thực hiện bởi các doanh nghiệp có dịch vụ kiểm toán được thuê/ ủy thác.
Thứ 9, kiểm toán nhà nước kiến nghị đối với Chính phủ, Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan Nhà nước khác về việc bổ sung, sửa đổi chính sách, pháp luật và các cơ chế thực hiện kiểm toán.
Việc làm Kế toán - Kiểm toán tại Hồ Chí Minh
Với một list danh sách dài các công việc kiểm toán Nhà nước phải thực hiện thì những yêu cầu tuyển dụng kiểm toán Nhà nước được các cơ quan Nhà nước đặt ra cũng khá khắt khe. Vậy đó là những yêu cầu gì. Cùng Phượng tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho công cuộc tìm việc và thi tuyển vào vị trí Kiểm toán nhà nước.
Người kiểm toán Nhà nước đầu tiên cần phải đảm bảo đã tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng ở các chuyên ngành Kiểm toán, Tài chính – Kế toán. Đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt kinh nghiệm. Một kiểm toán Nhà nước không thể là sinh viên mới ra trường dù có trình độ chuyên môn kế toán – kiểm toán. Theo đó, một ứng viên càng có nhiều kinh nghiệm làm việc trong nghề, chẳng hạn như đã từng làm việc trong các công ty liên doanh nước ngoài hay các Công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán,… thì cơ hội ưu tiên sẽ cao hơn rất nhiều so với các ứng viên tìm việc có ít kinh nghiệm.
Một kiểm toán nhà nước bắt buộc phải có hiểu biết về chính sách thuế đang được áp dụng ở thời điểm hiện tại. Đồng thời nắm đầy đủ các chuẩn mực đối với một kế toán – kiểm toán tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IAS. Biết sử dụng các phần mềm phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, trong đó ưu tiên những người thông thạo Lemon 3. Ngoài yếu tố chuyên môn, kiểm toán nhà nước còn phải có trình độ, kỹ năng về tin học máy tính cơ bản và trình độ tiếng Anh.
Tiếp đến, kiểm toán nhà nước sẽ phải gặp gỡ nhiều người do nhiệm vụ công việc phải tới nhiều doanh nghiệp, đơn vị cơ quan để làm kiểm toán cho nên bắt buộc họ phải giai tiếp tốt cũng như có khả năng thực hiện nhiệm vụ công việc độc lập.
Như vậy, bản mô tả công việc kiểm toán nhà nước trên đây chính là nguồn tư liệu hữu ích mang đến cho bạn đọc quan tâm những thông tin đầy đủ nhất về vị trí việc làm hấp dẫn này. Phượng mong rằng, sau khi đọc xong mô tả công việc của nhân viên kiểm toán nhà nước được chia sẻ này, bạn sẽ nhanh chóng có ý tưởng hay để chinh phục vị trí này và mở ra con đường sự nghiệp tương lai rộng mở cho mình.
Nắm bắt bản mô tả công việc kiểm toán nhà nước theo biểu mẫu dưới đây để có được những hình dung dễ dàng nhất nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục