Tác giả: Lại Trang
Bản mô tả công việc kỹ sư điện là hành trang quan trọng giúp những tín đồ của ngành này có thể thấu hiểu đầy đủ nhiệm vụ, chức năng và tròn vai một kỹ sư điện chuyên nghiệp trong tương lai. Xây dựng một bản mô tả công việc kỹ sư điện tốt đầy đủ, dễ hiểu giúp nhà tuyển dụng có thể chiêu mộ được những ứng viên phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Để cùng hiểu rõ nhất về bản mô tả công việc kỹ sư điện gồm những gì, hãy cùng Lại Trang khám phá ngay trong bài viết sau nhé.
Với những ai trót dành tình yêu cho nghề điện, chắc chắn kỹ sư điện là lựa chọn bạn không thể bỏ qua. Kỹ sư điện được biết đến với vai trò là những người phụ trách, thiết kế thi công, hệ thống điện hoặc kiểm tra, sửa chữa bảo dưỡng các máy máy thiết bị trong tất cả những lĩnh vực liên quan đến điện như hệ thống làm mát, hệ thống sưởi, hệ thống thông gió hay hệ thống báo cháy cho những công trình xây dựng. Trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ, vai trò của điện len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống của con người.
Điện thắp sáng những văn phòng, nhà dân, công trình, đường sá. Có hàng tỉ trang thiết bị “duy trì nguồn sống” bằng năng lượng điện mỗi ngày. Dù ở vị trí chuyên gia ở mảng điện công trình, dân dụng hay điện tử, kỹ sư điện luôn có một sức hấp dẫn với nhiều bạn trẻ bởi những cơ hội thăng tiến cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Trước khi khám phá chi tiết về những quyền lợi và cơ hội của vị trí này, hãy cùng theo chân Lại Trang khám phá ngay về mô tả công việc cụ thể của vị trí của công việc này nhé.
Tham khảo: Tuyển dụng kỹ sư điện công trình mới nhất!
Trong hệ thống công trình xây dựng, trang thiết bị điện chiếm từ 45 - 65% từ hệ thống chiếu sáng đến nhiều tiện ích khác. Chính điều này cấu thành nên nhiệm vụ quan trọng của kỹ sư điện, đó là khảo sát các công trình. Dựa trên bản vẽ chi tiết về kết cấu công trình do bên xây dựng cung cấp, kỹ sư điện sẽ phác thảo kế hoạch khảo sát mặt bằng, vị trí đặt máy phát điện hay trạm cung cấp điện thuận lợi cho công trình dân dụng hay phục vụ công nghiệp sau này.
Quá trình này, bám sát vào kết cấu của công trình cũng như kế hoạch thi công tòa nhà của bộ phận xây dựng công trình bởi lẽ, việc thi công điện tại các công trình chủ yếu là các đường dây ngầm. Việc không hiểu ý nhau giữa hai bên sẽ mất nhiều thời gian để phá bỏ và sửa lại.
Sau khi thực hiện xong bước khảo sát, kỹ sư điện sẽ ghi chép đầy đủ lên cấp trên, thống nhất với bên kết cấu công trình để đưa ra phương hướng thi công điện phù hợp, đảm bảo các hạng mục của công trình thuộc quyền quản lý của kiến trúc sư hay kỹ sư kết cấu không bị chồng chéo.
Sau khi khảo sát và phối hợp các bộ phận liên quan phân tích kỹ về tính chồng chéo các hạng mục và tiến hành sửa đối, kỹ sư điện đi vào nhiệm thiết kế hệ thống điện của công trình. Thực chất đây là quá trình mô phỏng hệ thống điện sẽ được lắp đặt lên bản vẽ chi tiết nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm thiết kế chuyên dụng như CAD 3D hay REVit cho từng hạng mục của công trình. Dựa vào công suất tiêu thụ của từng hạng mục để lựa chọn dây tải điện hợp lý. Sau khi hoàn thiện khâu thiết kế, bản vẽ sẽ được đích thân chủ đầu tư kiểm duyệt cũng như góp ý của các bộ phận khác để sửa đổi, hoàn thiện bản thiết kế đảm bảo quy định của pháp luật và yêu cầu của dự án.
Để tất cả hiện thực hóa bản thiết kế hệ thống điện, đảm bảo thi công điện đúng tiến độ, chính xác, không gây lãng phí hay thiếu vật tư, nhân lực phục vụ quá trình thi công, kỹ sư điện sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ tiếp theo, đó là bóc tách khối lượng và thống kê vật tư, lập dự án công trình.
Dựa vào bản thiết kế, kỹ sư sẽ vạch ra cụ thể những con số liên quan đến vật tư cụ thể cho từng hạng mục bao gồm: Đường kính dây là bao nhiêu, số lượng trang thiết bị điện cần dùng, số lượng nhân lực để thi công dự án, loại dây, loại ống gen, thời gian thi công và dự trù mức tổng kinh phí vật tư và thi công. Tất cả những thông số này sẽ được đưa vào dự án cụ thể và chuyển sang bộ phận thi công trực tiếp.
Tùy vào từng doanh nghiệp khác nhau mà nhiệm vụ thi công hệ thống điện sẽ được thực hiện theo hướng khác nhau. Đối với những chủ đầu tư lớn, thi công điện sẽ có bố trí một lực lượng riêng để đảm nhiệm khâu lắp ráp điện. Song đối với những công trình nhỏ, kỹ sư điện sẽ là người trực tiếp triển khai bản vẽ để thi công hệ thống. Dù là nhiệm vụ hướng dẫn hay trực tiếp lắp ráp điện, nguyên tắc an toàn điện luôn phải đặt trên hàng đậu.
Với vai trò là chuyên gia mảng điện, không chỉ thực hiện chuyên môn về thiết kế, kỹ sư xây dựng còn là những chuyên gia tư vấn cho chủ đầu tư, cấp trên về những loại vật tư phục vụ công trình trên nguyên tắc chất lượng và tiết kiệm, đồng phối hợp liên hệ với chủ phân phối vật tư uy tín để ký hợp đồng và cung ứng vật tư điện cho công trình. Nếu ở vị trí giám sát, kỹ sư điện sẽ đảm nhiệm thêm khâu quả lý nhân lực và kiểm soát chất lượng công trình cũng như hướng dẫn đội ngũ thi công hoàn thành công việc đúng với tiến độ và thiết kế.
Hé lộ : Điều ít ai biết về lương kỹ sư điện công nghiệp!
Ngoài những nhiệm vụ quan trọng vừa nêu trên, kỹ sư điện đôi khi sẽ phải làm thêm công tác kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện tại các công trình công nghiệp trong doanh nghiệp hay các công trình dân dụng theo lịch của cấp trên để đảm bảo an toàn điện, đồng thời thực hiện các sửa chữa thay mới các thiết bị sau các sự cố.
Nhiệm vụ này thường được giao cho những kỹ sư điện mới ra trường.
Dĩ nhiên, cũng như nhiều bộ phận khác, thực thi các nhiệm vụ đột xuất mà cấp trên giao phó và làm báo cáo định kỳ cũng là một phần công việc được ghi rõ trong bản mô tả công việc cụ thể của một kỹ sư điện.
Việc làm Điện - Điện tử tại Hà Nội
Trên đây chính là những nhiệm vụ quan trọng nhất trong bản mô tả công việc của một kỹ sư điện chuyên nghiệp. Chắc chắn rằng, bạn đã nằm lòng được những nhiệm vụ, chức năng, sứ mệnh của mình để chuẩn bị đầy đủ hành trang theo đuổi vị trí mà bạn yêu thích rồi đúng không nào? Nhưng đây chưa phải là phần thú vị nhất. Hãy theo dõi ngay sau đây, để nắm rõ hơn về những quyền lợi cũng như tiêu chí tuyển dụng kỹ sư điện nhé.
Nếu kỹ sư điện là lựa chọn tương lai của bạn thì chắc chắn rằng, cơ hội, quyền lợi của vị trí này như thế nào là mối quan tâm hàng đầu của bạn bên cạnh mô tả công việc kỹ sư điện gồm những gì. Theo trung tâm dự báo nguồn nhân lực Việt Nam 2019, thị trường nguồn nhân lực kỹ thuật cơ khí tại Việt Nam bao gồm kỹ sư điện hiện tại chỉ mới đáp ứng được khoảng 54,08% tổng nguồn nhân lực thực thế mà năng lực tuyển dụng.
Là đối tác chiến lược của hàng triệu website đa dạng ngành nghề trên toàn quốc, thống kê của timviec365.vn chỉ ra, ngoài lý do khát nhân lực, ngành kỹ sư điện hút đông đảo các bạn trẻ với mức lương tốt và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Ngoài thỏa mãn đam mê ngành điện, các doanh nghiệp điện, công ty xây dựng là địa chỉ để những kỹ sư điện nhận về chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cũng những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn. Mức lương đang được các công ty tuyển dụng cho vị trí kỹ sư điện hiện tại dao động từ 8 - 13 triệu đồng.
Cá biệt, với trường hợp kỹ sư có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên và thành thạo ngoại ngữ, tại nhiều thị trường trẻ như Nhật Bản, Úc...đang chiêu mộ với mức lương thấp nhất vào khoảng 40 - 50 triệu đồng.
Để có thể theo đuổi đam mê của mình và chinh phục những cơ hội hấp dẫn của vị trí kỹ sư điện, bạn hãy đảm bảo cho mình đầy đủ những yêu cầu được Lại Trang chỉ ra ngay sau đây nhé.
Về trình độ học vấn, để có thể đầu quân vào một doanh nghiệp điện hay xây dựng tầm trung với vai trò là kỹ sư điện chuyên nghiệp, bạn cần phải là cử nhân các chuyên ngành về điện hoặc điện tử, viễn thông và kinh nghiệm làm điện, điện tử hay điện công trình ít nhất 1 năm trở lên.
Là ngành kỹ thuật đặc thù, do vậy, một kỹ sư điện buộc phải đảm bảo một sức khỏe tốt, nắm rõ các nguyên tắc về an toàn điện và khả năng xử lý sự cố bất ngờ. Đặc biệt là khả năng thiết kế. Kỹ sư điện phải thành thạo các phần mềm thiết kế hệ thống điện chuyên dụng như CAD, Revit.
Ngoại ngữ cũng là một điểm cộng cho vị trí kỹ sư điện, đặc biệt là những ai đang mong muốn đầu quân cho vị trí này tại một tập đoàn nước ngoài. Bên cạnh những trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng cứng, những kỹ năng mềm quan trọng mà bạn cần phải trau dồi ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bao gồm:
+ Kỹ năng giao tiếp tốt
+ Kỹ năng làm việc nhóm
Hi vọng rằng, những thông tin trên đây xoay quanh “bản mô tả công việc kỹ sư điện” của timviec365.vn sẽ thật sự hữu ích với tất cả các bạn trong quá trình chinh phục vị trí mà mình yêu thích. Chúc các bạn thành công nhé. Bạn có thể tải ngay bản mô tả công việc kỹ sư điện tại đây nhé!
Tải xuống ngay
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục