Quay lại

Mô tả công việc System Architect - Kiến trúc sư hệ thống làm gì?

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

System Architect là một vị trí công việc trong hệ thống các công việc thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Vị trí kiến trúc sư thiết kế phần mềm, hệ thống chưa bao giờ là vị trí công việc thiếu cần thiết hay không có sự thu hút với ứng viên. Thực tế, đây được coi là một công việc quan trọng và giàu tiềm năng phát triển. Vậy, công việc của một System Architect là gì? Mô tả công việc System Architect chi tiết như thế nào? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

 
Việc làm IT phần mềm

1. Bản mô tả công việc System Architect 

System Architect hay được hiểu đơn giản chính là kiến trúc sư thiết kế phần mềm, hệ thống. Họ chính là những chuyên gia, người có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về phần mềm và hệ thống trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Kiến trúc sư thiết kế phần mềm sẽ là người đưa ra các lựa chọn cũng như quyết định về thiết kế hệ thống cũng như các phần mềm sản phẩm cần phải thực hiện. Không chỉ vậy, họ sẽ là người trực tiếp điều phối và giám sát các hoạt động tiêu chuẩn kỹ thuật, công cụ và nền tảng mã hóa phần mềm.

System Architect là gì?

Vậy, chi tiết thì các công việc của kỹ sư thiết kế phần mềm là gì? Dưới đây sẽ là mô tả công việc System Architect các bạn có thể tham khảo.

mo-ta-cong-viec-system-architect.doc

1.1. Xác định nhu cầu về phần mềm ứng dụng mới

Là người hiểu rõ cũng như có kiến thức chuyên sâu về hệ thống, phần mềm nên các System Architect sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến phần mềm. Họ sẽ làm việc cùng các chuyên gia công nghệ thông tin khác để bàn bạc cũng như tìm hiểu và xác định nhu cầu sử dụng các phần mềm, nền tảng và ứng dụng mới. 

Đây sẽ là công việc cần thiết của một kỹ sư phần mềm hiện nay. Việc nắm bắt và xác định được nhu cầu sử dụng sẽ giúp cho các System Architect có thể xác định được các thiết kế về phần mềm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu đó của khách hàng và người dùng. 

System Architect làm gì?

Hầu hết các nhu cầu sẽ có mức độ tăng lên để phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Do vậy, nắm bắt được xu thế cũng là nắm bắt được phần nào về nhu cầu của khách hàng.

1.2. Tạo ra các giải pháp chức năng về giao diện sản phẩm mới

Đây chính là một phần công việc, nhiệm vụ mà các System Architect cần phải đảm nhận. Họ sẽ vận dụng tất cả các phương pháp, công cụ và công nghệ khác nhau nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất về chức năng cũng như giao diện người dùng để đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

Một vài sản phẩm thì việc cải tiến một chút thôi cũng sẽ có thể đem đến những cảm giác khác hẳn khi sử dụng. Vì thế với những sản phẩm mà họ mong muốn sẽ có thêm những bước tiến xa hơn thì việc cải tiến giao diện, chức năng sẽ là một cách khá hữu dụng.

Mô tả chi tiết ra sao?

1.3. Thực hiện triển khai các thông số

Trong quá trình nghiên cứu cũng như tìm tòi phát triển sản phẩm thì các thông số kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, kỹ sư thiết kế phần mềm, hệ thống sẽ có nhiệm vụ phát triển và triển khai các thông số kỹ thuật liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm phần mềm, ứng dụng hay các nền tảng kỹ thuật khác.

Các thông số cần được đảm bảo sự tương thích và phù hợp với sản phẩm cần làm ra. Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển được hệ thống dựa trên các thông số là rất quan trọng. Hơn hết các thông số này cần phải được qua kiểm nghiệm cũng như thử nghiệm với sản phẩm và được các chuyên gia cũng như nhân viên kỹ thuật khác nắm bắt được.

Việc làm quản trị hệ thống

1.4. Chịu trách nhiệm chú ý đến các tính chất cần có

Tìm hiểu nhu cầu sử dụng

Với System Architect thì những tính chất mà họ cần quan tâm trong quá trình làm việc của mình chính là tính tích hợp hệ thống, tính khả thi và tính bền vững. Bất kỳ một sản phẩm ứng dụng, phần mềm nào được tạo ra thì các kỹ sư phần mềm, hệ thống đều cần phải chú ý đến các tính chất này.

Việc tích hợp hệ thống để ứng dụng, phần mềm đó có thể được sáp nhập và trở thành một phần của hệ thống đó, đảm bảo các vấn đề cũng như việc sử dụng được như bình thường, không có vấn đề xảy ra.

Tuy nhiên, trong quá trình này cần để ý đến tính khả thi và bền vững của ứng dụng, phần mềm được tạo ra. Nếu như một thiết kế phần mềm hay ứng dụng nào đó hay đơn giản là việc tạo ra một sản phẩm công nghệ nếu không có dược 2 tính chất này thì sẽ trở nên rất lãng phí cả về con người lẫn kinh phí. Do vậy, việc chú ý đến tính bền vững và khả thi của sản phẩm là điều rất quan trọng.

Đưa ra các lựa chọn thiết kế

1.5. Chịu trách nhiệm quản lý các giai đoạn công việc

Được coi là một vị trí công việc quản lý cũng như có khả năng đưa ra các quyết định cụ thể, vậy nên các System Architect có nhiệm vụ quản lý và giám sát tất cả các giai đoạn phát triển cũng như tạo ra nền tảng công nghệ mới. 

Các kỹ sư phần mềm, hệ thống phải đảm bảo rằng từng giai đoạn của công việc đều được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến quy trình chung.

Đặc biệt là trong quá trình phát triển công nghệ, nếu như một giai đoạn bị lỗi hoặc có vấn đề phát sinh sẽ lập tức ảnh hưởng đến những giai đoạn ngay sau đó. Vì thế, cần phải đưa ra cách giải quyết một cách kịp thời để tránh ảnh hưởng đến công việc tiếp theo sau đó.

Quản lý, giám sát công việc

1.6. Thực hiện quản lý và giám sát công việc nhóm phát triển

Thông thường, mỗi System Architect sẽ có một nhóm, đội ngũ nhân viên của riêng mình để thực hiện các công việc mà mình chịu trách nhiệm. Và ở đây chính là việc phát triển hệ thống, phần mềm. Vì vậy, nhiệm vụ của họ sẽ là chịu trách nhiệm quản lý và giám sát nhân viên của mình cũng như các công việc của nhóm thiết kế, phát triển. 

Công việc này nhằm chắc chắn rằng các nhân viên đều đang thực hiện tốt công việc, nhiệm vụ được giao của mình. Các công việc trong nhóm đều đang được triển khai và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Nhìn chung, công việc này nhằm chắc chắn rằng mọi việc đều đang được diễn ra bình thường và sẽ hoàn thành đúng như mục tiêu đã định trước đó.

Việc làm quản trị mạng

1.7. Trực tiếp hướng dẫn và đào tạo nhân sự

Đào tạo nhân sự

System Architect là người có kinh nghiệm và kiến thức, vì vậy, họ sẽ có nhiệm vụ chịu trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn các nhà phát triển hay các kỹ sư thiết kế phần mềm, hệ thống trong tương lai. 

Việc hướng dẫn sẽ bao gồm về chuyên môn, công việc, cũng như phổ biến về văn hóa doanh nghiệp, kỹ năng và các vấn đề liên quan khác. Công việc này nhằm đảm bảo những nhân viên mới có thể hiểu và dần làm quen được với công việc để có thể trở thành một nhân tố mới cũng như đảm bảo khả năng hoàn thành công việc sau đó và khả năng gắn bó với công ty, doanh nghiệp.

Tham khảo: Hiện nay, lương công nghệ thông tin đang có xu hướng tăng. Vậy để biết chi tiết như thế nào, mời bạn click để tham khảo ở bài viết của timviec365.vn nhé!

1.8. Thực hiện đề xuất các giải pháp cải tiến quy trình

Người hiểu rõ về hệ thống, phần mềm, các hoạt động cũng như nguyên lý hoạt động chính là các System Architect. Vì thế, họ sẽ có nhiệm vụ là đưa ra các đề xuất liên quan đến việc cải tiến quy trình kỹ thuật hay các vấn đề liên quan khác nhằm mục đích giải quyết và phát triển hơn các phần mềm, sản phẩm đã, đang và sắp được tạo ra. 

Đưa ra các giải pháp cải tiến

Các đề xuất của các kỹ sư phần mềm, hệ thống sẽ được chú ý và đóng vai trò quan trọng. Bởi những đề xuất này sẽ mang tính khả thi cao cũng như có sự ảnh hưởng tích cực tới trạng thái của hoạt động công việc.

1.9. Thực hiện việc tuân thủ các yêu cầu và hướng dẫn liên quan

Chịu trách nhiệm sáng tạo cũng như tạo ra các phần mềm, ứng dụng hay nền tảng kỹ thuật khác thì System Architect sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ các yêu cầu và hướng dẫn về chất lượng, bảo mật cũng như mở rộng hệ thống.

Đây là các yêu cầu mang tính bắt buộc bởi những thông tin kỹ thuật luôn luôn cần được bảo mật một cách chắc chắn để tránh xảy ra hiện tượng bị ăn cắp hay trộm thông tin và xảy ra những tình trạng ngoài ý muốn tương tự khác. Vì vậy, trong quá trình làm việc, các System Architect có nhiệm vụ tuân thủ các yêu cầu trong nghề nghiệp và yêu cầu của công ty nhằm đảm bảo được tính bản quyền, bảo mật thông tin. 

Việc làm kỹ sư an toàn thông tin

Tuân thủ các yêu cầu

Dù làm bất kỳ công việc gì thì việc tuân theo các quy định cũng như hướng dẫn liên quan là rất cần thiết.

2. System Architect có những yêu cầu gì?

Trở thành một System Architect có lẽ là mong ước của rất nhiều ứng viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay. Do đó, việc nắm bắt được thông tin về các yêu cầu công việc này đòi hỏi là rất cần thiết với ứng viên ngay từ bây giờ. Vậy, cần phải làm gì để trở thành một kỹ sư hệ thống, phần mềm? Hay nói cách khác thì vị trí công việc này yêu cầu gì?

Đầu tiên chính là vấn đề bằng cấp. với ứng viên của vị trí này thì bạn cần phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, khoa học máy tính hay các chuyên ngành liên quan khác,...

Yêu cầu công việc ra sao?

Thêm vào đó là những kiến thức về lập trình, hệ thống hay sự hiểu biết về Javascript, HTML, CSS, UI/UX hay là cách viết mã với nhiều ngôn ngữ khác nhau,... Có kiến thức vượt trội về thiết kế, kiến trúc về phần mềm và ứng dụng.

Tuyển dụng front end developer

Điều này nhằm đảm bảo chắc chắn rằng bạn được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp về chuyên ngành cũng như lĩnh vực mà mình theo đuổi, lựa chọn. Đặc biệt là kiến thức mà bạn có, khẳng định được khả năng làm việc cũng như đảm nhận được vị trí công việc System Architect và có thể tạo ra được những kết quả nhất định.

Không chỉ vậy, việc có kinh nghiệm với vị trí tương đương cũng sẽ là một điểm cộng với bạn trong quá trình ứng tuyển, nếu không sẽ là kinh nghiệm với các vị trí, công việc khác có sự liên quan đến công việc đang làm cũng sẽ giúp bạn có được điểm nhấn hơn với nhà tuyển dụng.

Kiến thức và kỹ năng

Ngoài những yêu cầu cơ bản trên thì việc có những kỹ năng và tố chất phù hợp cũng sẽ rất cần thiết với các System Architect. Những kỹ năng mà một kỹ sư phần mềm, hệ thống cần có chính là kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, trình bày vấn đề tốt, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đọc và giải quyết vấn đề,... Đây sẽ là những kỹ năng giúp cho System Architect có thể thực hiện và hoàn thành được các công việc của mình một cách tốt nhất, hoàn hảo nhất. Bởi chính những kỹ năng này sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực để hoàn thành công việc và hoàn thiện bản thân.

Là một nhà tư tưởng phản biện, có sự quan sát, chú ý đến từng chi tiết, một tư duy kỹ thuật và sự tự hào về những gì mình cùng đồng nghiệp tạo ra,...là những tố chất mà một System Architect nên có. Với những tố chất này thì việc quản lý gắn kết mọi người cũng như hướng giải quyết công việc sẽ được thuận lợi và dễ dàng hơn. Đây cũng sẽ là một căn cứ để có thể khẳng định được khả năng của bạn với vị trí System Architect này.

Việc làm IT phần mềm tại Hà Nội

3. Những quyền lợi mà System Architect có thể nhận được?

Quyền lợi như thế nào?

Khối lượng công việc khá lớn, đòi hỏi mức độ tần suất làm việc cao, vậy, khi trở thành một System Architect thì bạn sẽ được nhận những gì? Liệu công việc kiến trúc sư phần mềm này có đem lại những cơ hội hấp dẫn?

Việc trở thành một System Architect sẽ đem đến cho bạn một môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, trẻ trung, năng động và luôn có sự vận động, đổi mới. Bởi công nghệ thông tin luôn có sự cập nhật theo từng ngày ngày từng phút giây một. Vì thế, môi trường này yêu cầu bạn phải vận động, hoạt động hết công suất để có thể làm chủ được công việc của mình. Một môi trường như vậy sẽ có những điều kiện tốt để bạn phát triển và rèn luyện bản thân.

Không chỉ vậy, khi trở thành một nhân viên chính thức thì bạn sẽ nhận được những quyền lợi cơ bản theo quy định của Luật lao động sau khi ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó là những chính sách đãi ngộ của công ty, doanh nghiệp. Có thể kể đến như các gói chăm sóc, kiểm tra sức khỏe toàn diện, những chuyến du lịch trong và ngoài nước, thưởng vào các ngày lễ lớn hay thưởng lương tháng 13,...

Môi trường chuyên nghiệp

Và một điều không thể không nhắc đến chính là mức thu nhập của vị trí System Architect. Có lẽ đây là điều mà nhiều ứng viên quan tâm cũng như muốn biết nhất. Thông thường, vị trí công việc này sẽ có mức thu nhập khoảng 18 triệu đồng, khoảng lương trung bình sẽ rơi vào từ 15 - 20 triệu đồng. Tuy nhiên sẽ có thể có sự chênh lệch và thay đổi về mức lương. Bởi sẽ tùy thuộc vào tính chất công ty nơi bạn làm cũng như vị trí bạn đảm nhận và khối lượng công việc cũng như năng lực của bản thân. Nếu như bạn là người có kinh nghiệm và tạo ra được những kết quả nhất định thì mức lương sẽ cao hơn rất nhiều.

Việc làm IT phần mềm tại Hồ Chí Minh​

4. Ứng tuyển System Architect thời công nghệ 4.0

Làm việc trong lĩnh vực 4.0 thì không có gì là lạ lẫm khi ứng tuyển cũng cần phải 4.0. Việc tìm hiểu các thông tin tuyển dụng và ứng tuyển vào các vị trí công việc như System Architect hiện nay đã không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, việc xác nhận được thông tin chính xác thì lại chưa chắc đã đơn giản.

Rinh việc System Architect ra sao?

Vì vậy, ngay lúc này đây thì một gợi ý cho bạn đó là trang web Timviec365.vn. Đây được coi là một trang web cung cấp các thông tin tuyển dụng, việc làm ngành nghề một cách chi tiết, đầy đủ nhất dành cho ứng viên. Với việc cập nhật thường xuyên, nhanh chóng thì website này hứa hẹn sẽ đem đến những thông tin tuyển dụng mới nhất, phù hợp nhất và hấp dẫn nhất dành cho bạn.

Đặc biệt, tính năng tạo CV online đã có mặt trên Timviec365.vn. Do đó, bạn có thể dễ dàng để tạo lập CV theo phong cách riêng của mình và việc ứng tuyển trực tuyến cũng sẽ thuận tiện hơn. 

Thời đại 4.0, ứng tuyển System Architect theo phong cách 4.0. Tại sao không?

Ứng tuyển với Timviec365.vn

Với những thông tin bài viết này đem đến, mong rằng các bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về System Architect cũng như mô tả công việc System Architect chi tiết nhất. Và đừng để mình bị lỗi thời ngay khi làm trong công việc cần cập nhật xu hướng hàng ngày này nhé, Timviec365.vn sẽ là một “phần mềm” liên kết bạn với vị trí System Architect đầy hấp dẫn này.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-