Tác giả: Nguyễn Hằng
Mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên luôn là một trong các phần gây khó khăn nhất cho các ứng viên khi viết CV đi xin việc. Việc viết mục tiêu nghề nghiệp sao cho đúng, cho hay cũng cần rất nhiều công sức và sự chỉn chu. Dưới đây chúng mình sẽ mang đến cho bạn những hướng dẫn bổ ích cho việc viết mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên, cùng theo dõi ngay nhé.
Khi làm quen và viết CV đi xin việc, bạn đã không còn quá xa lạ với phần mục tiêu nghề nghiệp đúng không nào. Có phải bạn rất kỳ vọng với chiếc CV vào những thành tích của mình sẽ thu hút được nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn tiên, vậy nên bạn tập trung thể hiện những gì mình có trong mục kinh nghiệm và không quá quan tâm đến những phần khác?
Nếu bạn đang viết theo cách này, thì đây thật sự là điều rất đáng tiếc dành cho bạn. Chiếc CV của bạn giờ đã kém đi thu hút mất một nữa, tại vì sao?
Theo bố cục một chiếc CV, bạn có nhận ra phần mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên được đặt ngay phần phía trên của CV không?
Đúng vậy, vị trí của mục tiêu nghề nghiệp cũng đang nói về tầm quan trọng của nó để tạo nên một CV xin việc giao dịch hoàn hảo.
Mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên chính là một trong những chiếc chìa khóa chạm ngay tới cảm xúc của nhà tuyển dụng khi đọc đến hồ sơ xin việc của bạn. Nó thể hiện được những khát vọng của bạn đối với công việc, những điều bạn bạn mong mỏi, vị trí công việc bạn hằng mơ ước và bạn sẽ làm gì để đạt được điều ấy.
Mục tiêu nghề nghiệp sẽ đồng thời bộc lộ bạn là con người như thế nào, bạn có là người Có chí hay không, bạn có yêu thích công việc và định hướng sắp tới những công việc gì bạn mong muốn được làm.
Mục tiêu nghề nghiệp tuy ngắn, nhưng nó sẽ bao hàm nội dung tổng thể cả một con người. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng luôn nhìn vào đây để xác định xem ai mới thực sự có thể đồng hành được với họ trong lâu dài, ai sẽ là người có thể bật lên và dẫn dắt đội ngũ cũng như làm doanh thu của công ty tăng lên trong tương lai.
Bởi vậy, trong quá trình viết CV đừng bỏ qua phần mục tiêu nghề nghiệp giao dịch vô cùng quan trọng này nhé. Cùng đừng quá tập trung vào đây mà bỏ qua các phần khác. Chỉ có sự kết hợp hài hòa giữa các mục trong CV thì bạn mới có thể tạo được sự độc đáo và ấn tượng về bản thân mình trong quá trình đi phỏng vấn xin việc.
Đối với những người chưa có kinh nghiệm trong công việc giao dịch viên, để có thể viết ra được những mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên chuẩn xác nhất, bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin cũng như nhiệm vụ công việc của vị trí giao dịch viên này.
Ta có thể hiểu đơn giản giao dịch viên là nhân viên ngân hàng làm việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các địa điểm giao dịch của một tổ chức nào đó.
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng đi xác định những gì mà bản thân mong muốn ở chính công việc giao dịch viên mà mình dự định ứng tuyển này. Bạn có mong muốn trở thành một giao dịch viên chuyên nghiệp được thực hiện các cuộc giao dịch quy mô lớn không? Bạn có muốn nắm giữ những vị trí cao hơn trong vòng 1 hay 2 năm tới không? Hay bạn muốn những điều gì trong công việc của bạn?,... Sau khi xác định được các mục tiêu hãy viết tất cả chúng ra giấy và sắp xếp theo một thư tự từ quan trọng trở xuống.
Thứ hai, xác định những mục tiêu vừa viết ra là mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn.
+ Đối với mục tiêu ngắn hạn: Đây là những mục tiêu bạn sẽ dự định thực hiện ngay khi được nhận vào làm việc và thời gian chỉ ngắn kéo dài khoảng 2- 5 tháng. Các mục tiêu này sẽ bổ trợ cho các mục tiêu công việc dài hạn của bạn để có thể trở nên logic hơn.
+ Đối với mục tiêu dài hạn: Những mục tiêu này sẽ là những cột mốc để bạn phấn đấu và nỗ lực để đạt được nó dưới sự bổ trợ của các mục tiêu ngắn hạn. Đồng thời những mục tiêu này phải luôn gắn liền với mục tiêu phát triển của tổ chức bạn dự định đang ứng tuyển. Các mục tiêu này thường kéo dài 3 - 5 năm hoặc có thể xa hơn.
Ví dụ:
+ Mục tiêu ngắn hạn nghề nghiệp giao dịch viên: Tôi mong muốn trong quá trình làm việc 2 tháng đầu tại quý công ty với vị trí giao dịch viên sẽ có thể học hỏi được các kinh nghiệm làm việc, rèn luyện và nâng cao khả năng giao tiếp cũng như các kỹ năng để phục vụ công việc. Đảm nhận vị trí giao dịch viên và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
+ Mục tiêu dài hạn nghề nghiệp giao dịch viên: Sau quãng thời gian nỗ lực và cống hiến 3 - 5 năm tại vị trí giao dịch viên, tôi mong muốn mình sẽ được lên chức giao dịch viên cấp cao và thực hiện các cuộc giao dịch với quy mô lớn hơn. Đồng thời sẽ xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ có được những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng nhân viên của công ty giúp quý công ty phát triển mạnh mẽ hơn.
Các mục tiêu công việc luôn là những kỳ vọng của mọi người trong quá trình làm việc, thế nhưng đừng viết nó quá xa rời thực tế vượt quá khả năng và giới hạn của bản thân và doanh nghiệp.
Sau khi bạn đã biết cách để viết mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên, bạn đã tự tin để viết mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên ngân hàng chưa? Nếu chưa, vậy thì dưới đây chúng mình sẽ mang đến cho bạn một số mẫu mục tiêu giúp bạn tham khảo nhé.
Mẫu 1.
- Mục tiêu ngắn hạn: Tôi mong muốn trong thời gian làm việc tại vị trí giao dịch viên ngân hàng trong vòng 2 tháng sẽ nhanh chóng làm quen được môi trường làm việc, các công việc được giao và hoàn thành tốt chỉ tiêu KPI được giao.
- Mục tiêu dài hạn: Trong vòng 6 tháng sau khi đã quen việc, tôi mong muốn được làm việc tại một môi trường cạnh tranh và nhiều thử thách. Từ đó không ngừng nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng công việc, kỹ năng giao tiếp. Hoàn thành tốt và vượt chỉ tiêu KPI do công ty đề ra và có thể thăng tiến lên một vị trí công việc cao hơn trong quý công ty.
Mẫu 2.
- Mục tiêu ngắn hạn: Với sự năng động và tinh thần ham học hỏi, kỹ năng giao tiếp tốt, trong 2 tháng đầu sẽ bắt kịp tốc độ và KIP của công ty đề ra. Làm quen với môi trường và có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp đặc biệt là trong cùng bộ phận.
- Mục tiêu dài hạn: Là một người có 2 năm kinh nghiệm trong vị trí giao dịch viên ngân hàng tại công ty A, luôn luôn phấn đấu và nỗ lực trong công việc. Trong vòng 2 năm tới, tôi mong muốn có thể đặt được vị trí quản lý bộ phận nhân viên giao dịch của quý công ty. Tôi biết điều này sẽ cần nhiều khó khăn, nhưng tôi tin bằng năng lúc trong quá trình làm việc tôi hoàn toàn xứng đáng với vị trí công việc này.
Mẫu 3.
- Mục tiêu ngắn hạn: Có một công việc ổn định, hoàn thành xuất sắc công việc của một nhân viên vị trí giao dịch viên ngân hàng. Học hỏi và rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc sau này.
- Mục tiêu dài hạn: Sử dụng những kinh nghiệm và kỹ năng trong công việc để có thể giúp công ty ngày một phát triển hơn. Có thể nâng cao chức vụ của mình lên vị trí giao dịch viên ngân hàng cao cấp. Đào tạo và góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên trẻ khi mới vào công ty, giúp công ty có một nguồn nhân lực mạnh trong tương lai.
Ngoài những mẫu mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên và giao dịch viên ngân hàng mà chúng mình đưa ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những hướng dẫn và linh hoạt áp dụng các kỹ năng của bản thân để có thể viết được phần mục tiêu nghề nghiệp độc đáo và mang màu sắc riêng của bản thân.
Trên đây là toàn bộ những thông tin và hướng dẫn của về mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên, hy vọng bạn cảm thấy bài viết bổ ích. Theo dõi chúng mình để đọc thêm nhiều hướng dẫn về các ngành nghề khác nhé!
Mục tiêu nghề nghiệp ngành mỹ phẩm - thời trang
Trong quá trình đi xin việc, điền thông tin vào trong CV là một điều vô cùng quan trọng. Chính bởi vậy mỗi một mục được viết ra cũng cần chỉn chu và có sự đầu tư kỹ lượng. Dưới bài viết này, chúng mình sẽ cung cấp cho các bạn những cách tham khảo để viết được phần mục tiêu nghề nghiệp ngành mỹ phẩm - thời trang một cách tốt nhất nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục