Tác giả: Cao Thị Ninh Giang
Trong CV của ngành nghề nào, mục tiêu nghề nghiệp cũng là phần khó viết và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức cùng sự đầu tư tìm hiểu của ứng viên. Ngành vận hành sản xuất cũng không ngoại lệ. Được đánh giá là một ngành nghề có tiềm năng phát triển vô cùng lớn trong tương lai đặc biệt khi nền kinh tế hàng hóa của nước ta và toàn thế giới đang có nhiều bước chuyển mình, việc xây dựng một mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận hành sản xuất phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng đang được nhiều bạn trẻ quan tâm. Hãy đến với bài viết dưới đây để tìm ra lời giải cho bài toán khó này cùng timviec365.vn nhé.
Có thể nói, phần mục tiêu nghề nghiệp của bất kỳ ngành nghề nào cũng là phần khó trình bày nhất trong CV. Tuy nhiên, có thể nói đây là một trong những nội dung then chốt quyết định sự thành công của bạn khi gửi CV ứng tuyển. Đối với công việc nhân viên vận hành sản xuất, phần nội dung này cũng không ngoại lệ.
Nền kinh tế hàng hóa đang ngày một phát triển, chính vì vậy công việc của nhân viên vận hành sản xuất cũng sẽ nhiều đổi mới, cải tiến hơn so với trước đây. Sự hiện đại trong môi trường ngành và đặc thù công việc yêu cầu các ứng viên phải xây dựng một mục tiêu nghề nghiệp không chỉ phù hợp với vị trí ứng tuyển, quy mô doanh nghiệp mà còn phải tránh được tình trạng rập khuôn, sáo rỗng.
Với nhiệm vụ đảm bảo dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp luôn hoạt động trơn tru nhằm đáp ứng nhu cầu từ thị trường, mục tiêu của nhân viên vận hành sản xuất phải bám sát vào mô tả công việc. Cùng một vị trí nhưng mỗi người sẽ có một mục tiêu riêng. Cùng tham khảo những thông tin trong phần tiếp theo của bài viết để xây dựng một mục tiêu công việc thực tế, đúng với mong muốn và khả năng của bạn nhé.
Không có một công thức chung đối với mục tiêu nghề nghiệp của bất kỳ ngành nghề nào. Bởi mục tiêu của mỗi người sẽ có những khác biệt riêng, không ai giống ai. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể căn cứ vào những thông tin dưới đây để xây dựng một mục tiêu nghề nghiệp cho riêng bạn mà vẫn đóng góp được cho doanh nghiệp nhé.
Khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên vận hành sản xuất, bạn sẽ được cung cấp bản mô tả công việc với nội dung chính bao gồm những thông tin liên quan đến nhiệm vụ, chức năng công việc trong doanh nghiệp. Bạn cũng sẽ được biết những công việc bạn cần hoàn thành, yêu cầu về chất lượng của công việc đó.
Các doanh nghiệp cũng sẽ có những yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên được thể hiện thông qua bản mô tả công việc. Chính từ những thông tin này, bạn có thể đúc rút và từ đó xây dựng mục tiêu công việc gắn liền với nhiệm vụ và liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động và từ đó thể hiện được sự phù hợp của bản thân với vị trí này.
Ví dụ, trong bản mô tả công việc nhân viên vận hành sản xuất có những nhiệm vụ như:
- Kiểm tra tình trạng máy móc trong phân xưởng
- Báo cáo tình trạng máy móc với ban lãnh đạo phân xưởng
- Vệ sinh, bảo dưỡng máy móc
- V.v…
Từ đó, bạn có thể xây dựng mục tiêu nghề nghiệp của mình như sau:
- Tiếp cận, thành thạo cách sử dụng, quy trình bảo dưỡng máy móc của công ty
- Học hỏi cách vận hành, bảo dưỡng máy móc và áp dụng trong công việc thực tiễn
- Đảm bảo hoạt động vận hành của phân xưởng được giao phó quản lý
Nếu như bạn là sinh viên mới ra trường, một mục tiêu nghề nghiệp với nội dung quá “đao to búa lớn” sẽ khiến CV của bạn trở nên nông cạn, thiếu chiều sâu và không nhận được phản hồi tích cực từ đội ngũ nhà tuyển dụng. Ngược lại, nếu như bạn đã có kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương trong một khoảng thời gian từ 2 – 3 năm nhưng mục tiêu nghề nghiệp của bạn lại không rõ ràng, không thể hiện được mong muốn đóng góp cho công việc, CV của bạn cũng sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Mỗi người có một năng lực và xuất phát điểm riêng, mục tiêu nghề nghiệp của người này sẽ không chắc chắn phù hợp với người khác. Nếu bạn mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể xây dựng mục tiêu nghề nghiệp đề cao mong muốn học hỏi và đóng góp, nhấn mạnh tinh thần cầu thị của bản thân. Ví dụ:
- Học hỏi phong cách làm việc, vận hành quản lý sản xuất trong một dây chuyền sản xuất bài bản
- Ứng dụng kiến thức vận hàng quản lý trang thiết bị sản xuất trên trường lớp áp dụng vào quá trình làm việc
Khi bạn đã có thời gian làm việc tại những vị trí tương đương, việc làm quen với công việc của bạn sẽ dễ dàng hơn và bạn nên tận dụng kinh nghiệm làm việc là một lợi thế khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Ví dụ:
- Áp dụng kinh nghiệm làm việc tại những đơn vị cũ trong quá trình làm việc
- Đóng góp để tổ quản lý có thành tích cao trong hoạt động vận hành sản xuất
- Giúp công ty kiểm soát trang thiết bị dễ dàng, bài bản hơn.
Tương tự như các mục khác trong CV, phần mục tiêu nghề nghiệp phải xúc tích, ngắn gọn và không quá rườm rà, gây ảnh hưởng đến bố cục của CV. Bạn có thể trình bày kỹ hơn về tầm nhìn và định hướng nghề nghiệp của bạn trong buổi phỏng vấn và nên để phần mục tiêu nghề nghiệp của CV ngắn gọn, đủ ý.
Như những ví dụ trong phần trên của bài viết, bạn chỉ nên trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong khoảng 3 gạch đầu dòng với những nội dung thiết thực, không quá đề cao, thổi phồng năng lực bản thân nhưng cũng đừng tự ti ngay cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nhé.
Tùy vào mong muốn của cá nhân hoặc yêu cầu của nhà tuyển dụng, mục tiêu nghề nghiệp của bạn có thể thay đổi theo yếu tố thời gian để tăng tính linh hoạt và thể hiện rõ ràng hơn mong muốn đóng góp của bạn cho doanh nghiệp.
Các mốc thời gian trong mục tiêu nghề nghiệp nên từ 3 tháng – 6 tháng – 1 năm – 3 năm. Tầm nhìn trong công việc của bạn càng xa càng khiến nhà tuyển dụng dễ hình dung mục tiêu của bạn hơn, đồng thời khiến nhà tuyển dụng thấy được bạn thực sự nghiêm túc và muốn làm công việc này.
Tuy là một phần đóng vai trò then chốt trong CV, nhưng nhiều ứng viên vẫn còn khá lúng túng khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV.
Như đã nói trong mục 3.1 nội dung của các phần phải đảm bảo bố cục khoa học và đề cao tính thẩm mỹ về hình thức CV, vừa để thu hút nhà tuyển dụng vừa là cách để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. Nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm tự thiết kế CV, đừng ngại ngần mà hãy tham khảo ngay kho CV của timviec365.vn. Với các mẫu CV đa dạng về màu sắc, phông nền và cả ngôn ngữ và liên tục được cập nhật cho các ngành nghề, bạn sẽ dễ dàng tìm được mẫu CV phù hợp với cá tính của bản thân.
Vậy là với những chia sẻ trong bài viết trên, timviec365.vn đã cùng bạn đọc tìm hiểu về cách viết mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên vận hành sản xuất. Cùng với đó, chúng ta đã biết được thêm những lưu ý về mặt hình thức, nội dung để bản CV đem lại phản hồi tốt trong quá trình ứng tuyển. Nếu bạn muốn tìm hiểu về công việc của nhân viên vận hành nói riêng và các ngành nghề khác nói chung, hãy mau theo dõi trang blog của chúng tôi nhé. Cảm ơn và hẹn gặp lại bạn đọc trong những bài viết tiếp theo.
Mô tả công việc nhân viên vận hành máy
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của các khu công nghiệp, các nhà máy, nhân viên vận hành máy hiện đang có mật độ tuyển dụng vô cùng lớn trên thị trường. Nếu như bạn còn băn khoăn chưa biết rõ công việc này có những nhiệm vụ gì và phải đảm bảo những yêu cầu như thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục