Quay lại

[Bật mí] Câu trả lời về ngành kinh doanh nông nghiệp ra làm gì?

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Có rất nhiều ngành học khác nhau hiện nay để bạn lựa chọn? Chọn ngành học nào sẽ quyết định đến việc làm tương lai của chính bạn. Lựa chọn ngành kinh doanh nông nghiệp ra làm gì sẽ có được câu trả lời chính xác cho bạn bạn đang có ý định chọn ngành và tìm hiểu về ngành trong bài viết này.

Việc làm Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp

1. Trang bị kiến thức cơ bản về ngành kinh doanh nông nghiệp

1.1. Khái niệm dễ hiểu về ngành kinh doanh nông nghiệp cho bạn

Trong tiếng Anh thì kinh doanh nông nghiệp sử dụng với cụm từ là Agricultural Business để thể hiện cho tất cả các hoạt động từ sản xuất cho đến phân phối đầu vào trong ngành nông nghiệp hiện nay và quá trình sản xuất của các nông trại, nông trường, cơ sở kinh tế. Cùng với các vấn đề liên quan đến kinh doanh nông nghiệp như việc xử lý hàng tồn kho, việc chế biến nông sản và tiêu thụ hàng hóa sau chế biến, và các sản phẩm khác có liên quan.

Khái niệm dễ hiểu về ngành kinh doanh nông nghiệp cho bạn

Ngành kinh doanh nông nghiệp là một sự lựa chọn rất hay cho bạn đam mê kinh doanh nhưng muốn làm giàu từ chính mảnh đất hay gốc nông nghiệp của nước ta. Theo học ngành kinh doanh nông nghiệp bạn sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng chuyên môn để phục vụ tốt nhất cho công việc sau khi tốt nghiệp của mình.

1.2. Hành trang bạn có khi theo học kinh doanh nông nghiệp là gì?

Điểm thú vị khiến bạn càng yêu ngành kinh doanh nông nghiệp hơn khi theo học đó chính là những kiến thức bạn nhận được từ các thầy cô tại trường về toán học, chăn nuôi, quản trị học, kinh tế học, môi trường trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp, trồng trọt, cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh, marketing, và các kiến thức chuyên sâu về quản lý sản xuất, quản lý nhân sự trong sản xuất nông nghiệp từ đó trở thành kỹ năng để bạn xây dựng và phát triển công việc về kinh doanh nông nghiệp của mình.

Hành trang bạn có khi theo học kinh doanh nông nghiệp là gì?

Không chỉ có các kiến thức chuyên môn, sau khi kết thúc chương trình học bạn sẽ có được cho mình những kỹ năng về phân tích và đề ra phương án, đưa ra quyết định khi có vấn đề phát sinh trong nông nghiệp, kỹ năng để phát hiện các vấn đề sớm nhất giảm thiểu hậu quả và rủi ro kinh doanh, các kỹ năng trong làm việc nhóm và quản lý dự án,..

Việc làm ngành nông nghiệp

1.3. Bật mí các môn học của ngành kinh doanh nông nghiệp hiện nay

Bạn muốn biết về các môn học sẽ được đào tạo khi lựa chọn ngành học kinh doanh nông nghiệp cho mình để thấy được mình sẽ có cơ hội tiếp xúc, trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn như thế nào từ đó phục vụ tốt nhất cho ngành sau khi tốt nghiệp như sau:

Thứ nhất, kiến thức đại cương với các môn học là giáo dục quốc phòng, thể dục, tiếng Anh cơ bản, tin học cơ bản, nguyên lý Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật đại cương, đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam, toán kinh tế, kỹ năng giao tiếp, xác suất thống kê, logic học đại cương, xã hội học đại cương, cơ sở văn hóa Việt Nam.

Thứ hai, kiến thức cơ sở cho ngành với các môn học như kinh tế vi mô, luật thương mại, nguyên lý thống kê kinh tế, kinh tế vĩ mô, chăn nuôi đại cương, trồng trọt đại cương, quản trị học, nguyên lý kế toán, ngư nghiệp đại cương, marketing căn bản, kinh tế lượng, kinh tế nông nghiệp, phân tích định tính trong kinh doanh, kinh tế phát triển nông thôn.

Bật mí các môn học của ngành kinh doanh nông nghiệp hiện nay

Thứ ba, Kiến thức chuyên ngành thông qua các môn học như phân tích chính sách nông nghiệp, thương mại nông nghiệp, Anh chuyên ngành, tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, kinh doanh quốc tế, công nghệ bảo quản và chế biến nông – lâm – thủy sản, quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, xây dựng và quản lý dự án kinh doanh, quản trị rủi ro trong thị trường nông sản, kỹ thuật đàm phán, quản trị và điều hành các tổ chức kinh tế hợp tác, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, nghiệp vụ ngoại thương, kinh tế vùng, kinh tế sản xuất, phân tích chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm, kinh tế tài nguyên, quản trị chiến lược, quản trị sản xuất, dự báo kinh tế, kinh tế nông hộ, quản trị chất lượng trong nông nghiệp, quản trị thương mại.

Với các môn học này sẽ cho bạn những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ đa dạng các lĩnh vực đảm bảo cơ hội để lựa chọn việc làm cũng như làm tốt công việc sau khi tốt nghiệp ra trường.

Việc làm nhân viên kinh doanh nông sản

1.4. Lựa chọn khối thi xét tuyển ngành kinh doanh nông nghiệp

Bạn có đang quan tâm đến các khối thi tuyển của ngành kinh doanh nông nghiệp hay không? Biết khối thi để đánh giá năng lực học tập của mình có thể vào trường vào và trở thành sinh việc ngành kinh doanh nông nghiệp được hay không. Các khối thi, khối xét tuyển cho kinh doanh nông nghiệp bạn có thể lựa chọn là:

Lựa chọn khối thi xét tuyển ngành kinh doanh nông nghiệp
  • Khối thi A00 – toán học, hóa học, vật lý
  • Khối thi A01 – tiếng Anh, toán học, vật lý
  • Khối thi C02 – hóa học, ngữ văn, toán học
  • Khối thi D01 – toán học, tiếng Anh, ngữ văn

Tùy thuộc vào từng trường xét tuyển với các khối xét tuyển cũng như hình thức xét tuyển sinh viên cho ngành cũng khác nhau. Hiện nay, các trường đại học đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp theo hai hình thức là xét tuyển học bạn và xét tuyển dựa trên điểm thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

1.5. Môi trường đào tạo với các trường đại học uy tín, chất lượng, nổi tiếng

Để theo học ngành kinh doanh nông nghiệp bạn có nhiều sự lựa chọn về trường học đào tạo tại các khu vực khác nhau trên 3 miền đất nước như sau:

Môi trường đào tạo với các trường đại học uy tín, chất lượng, nổi tiếng
  • Nếu bạn đang sinh sống tại phía Bắc thì lựa chọn học ngành kinh doanh nông nghiệp có thể thi vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
  • Bạn ở khu vực miền Trung muốn học ngành này thì có thể lựa chọn 1 trong 3 trường đại học là Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Trường Đại học Đà Nẵng cơ sở tại Kon Tum, Trường Đại học Hồng Đức.
  • Còn ở khu vực phía Nam bạn có thể lựa chọn học tại Trường Đại học Nông Lâm TPHCM.

Đây đều là các trường đại học uy tín, chất lượng đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tốt, bạn cần tìm hiểu để lựa chọn được một ngôi trường phù hợp nhất để theo học. Không chỉ vậy, các trường này cũng có điểm xét tuyển với ngành kinh doanh nông nghiệp khá thấp, phù hợp cho nhiều bạn học sinh có nhu cầu học khác nhau. Với hình thức xét tuyển học bạ thì điểm xét tuyển vào trường cho ngành kinh doanh nông nghiệp dao động từ 14 điểm – 16 điểm, còn với hình thức xét tuyển theo điểm của kỳ thi THPT Quốc gia có điểm giao động từ 16 điểm – 18 điểm tùy thuộc với từng trường.

Việc làm kỹ thuật nông nghiệp

2. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh nông nghiệp

Lựa chọn ngành kinh doanh nông nghiệp là một chuyên ngành thú vị, đặc biệt cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cho các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn trẻ đang “mung lung” chưa tìm được việc với các vị trí, nơi làm việc bạn có thể tìm và ứng tuyển như sau:

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh nông nghiệp
  • Bạn có thể làm việc trong lĩnh vực kinh doanh với vị trí bán hàng trực tiếp, tìm việc nhân viên kinh doanh hay tham gia vào đội ngũ nhân viên kế hoạch, chiến lược kinh doanh, thực hiện việc quản lý doanh số trong bán hàng, quản lý nhân lực kinh doanh và tham gia thiết kế bán hàng để đạt được hiệu quả tốt nhất khi kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp.
  • Bạn cũng có thể lựa chọn làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường tại các công ty sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hoặc các công ty nghiên cứu thị trường với công việc bạn thực hiện là nghiên cứu, thu thập thông tin, thực hiện phân tích kết quả và đưa ra dự báo về thị trường nông nghiệp.
  • Bạn có cơ hội làm việc trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng của công ty nông sản thông qua các công việc như duy trì và thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng (customer care) của công ty, thiết kế các dịch vụ phù hợp cho khách hàng, tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách.
  • Làm việc trong lĩnh vực cung ứng và phân phối sản phẩm nông nghiệp cũng là cơ hội việc làm cho bạn đó nhé! Với công việc này bạn sẽ đảm nhận các hoạt động về vận chuyển và phân phối hàng hóa của doanh nghiệp.
  • Làm việc trong lĩnh vực quản trị nhân lực, quản lý vật liệu đầu vào và đầu ra quản lý trong quá trình sản xuất nông nghiệp là những vị trí bạn đều có thể tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh nông nghiệp
  • Làm việc trong lĩnh vực về truyền thông với công việc là quảng cáo, quản lý các nông sản, sản phẩm nông nghiệp theo chương trình, chiến lược marketing của công ty.
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh cũng là một gợi ý rất hay cho bạn về việc làm như phòng đăng ký kinh doanh, hợp tác kinh doanh, quản lý thị trường, quản lý kinh doanh, thanh tra thị trường,..
  • Cơ hội việc làm bạn có thể tìm thấy tại các hợp tác xã nông nghiệp hay các đơn vị kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, tại các nông trại trên cả nước hiện nay.
  • Bộ nông nghiệp, sở công thương, sở nông nghiệp cũng là các đơn vị, cơ quan bạn có thể tìm kiếm việc làm cho bạn. Các cơ quan về nghiên cứu khoa học hay các phòng kinh tế nông nghiệp cũng sẽ là cơ hội việc làm với rất nhiều bạn.
  • Làm việc tại các công ty sản xuất, cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, các công ty chế biến đầu ra cũng sẽ là những cơ hội việc làm cho bạn đó nhé.
  • Đặc biệt, nếu bạn không thích việc làm thuê thì ngại ngần gì không thử sức với việc tự kinh doanh nông sản bằng cơ sở kinh doanh hoặc mô hình của riêng mình. Đây là cách vừa mang lại những thách thức nhưng cũng sẽ là cơ hội làm giàu cho các bạn muốn thử sức.

Cơ hội việc làm cho bạn sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh nông nghiệp là rất nhiều, để có sự lựa chọn tốt nhất, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đừng ngần ngại mà cần phải học hỏi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn giúp bạn sau khi ra trường có được kiến thức chuyên môn tốt nhất phục vụ cho công việc. Hiện nay mức thu nhập của sinh viên mới ra trường ngành kinh doanh nông nghiệp có thể nhận được mức thu nhập trung bình từ 6 triệu – 10 triệu đồng, tùy thuộc vào vị trí làm việc bạn ứng tuyển mà cơ hội mức lương cũng rất khác nhau đối với bạn.

3. Kỹ năng, tố chất đưa bạn học ngành và phát triển với kinh doanh nông nghiệp

Bạn đang có những tố chất và kỹ năng gì giúp bạn tiến xa và phát triển với nghề, nếu chưa có những tố chất cũng nhưng các kỹ năng này cũng chưa muộn cần rèn luyện và học hỏi để có được chuyên môn nghiệp vụ và cơ hội thăng tiến tốt nhất mình thông qua các tố chất, kỹ năng cần thiết như sau:

Kỹ năng, tố chất đưa bạn học ngành và phát triển với kinh doanh nông nghiệp

Thứ nhất, bạn cần có khả năng định hướng các hoạt động kinh doanh và phân tích hướng đi đúng đắn trong hoạt động nông nghiệp.

Thứ hai, bạn cần biết cách làm việc độc lập và tự chủ về thời gian, tự chủ trong công tác để hoàn thành tốt nhất công việc cũng như các vấn đề có liên quan.

Thứ ba, bạn có kỹ năng về xây dựng tổ chức các hoạt động trong nông nghiệp từ nhân công trong sản xuất cho đến từng giai đoạn khác nhau liên quan để liên kết hoạt động xuyên suốt.

Thứ tư, bạn có khả năng giao tiếp và trình độ tiếng Anh cơ bản sẽ giúp bạn có được những vị trí công việc tốt với mức thu nhập hấp dẫn cho bản thân.

Thứ năm, ngoài việc làm việc độc lập hiệu quả bạn cũng phải có kỹ năng tổ chức làm việc nhóm và khả năng tập hợp các thành viên lại với nhau để tạo hiệu quả tốt nhất trong công việc của mình.

Thứ sáu, không ngừng học hỏi về các kiến thức chuyên môn, ứng dụng công nghệ phần mềm chuyên dụng, các công cụ vào công việc để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đó là những kỹ năng, yếu tố giúp bạn tiến xa, phát triển hơn với nghề. Hãy yêu nghề và bạn sẽ sống, và phát triển với nó.

Qua chia sẻ về ngành kinh doanh nông nghiệp ra làm gì giúp bạn có được cho mình đáp án để trả lời hết những thắc mắc về ngành, về cơ hội việc làm và kỹ năng giúp bạn phát triển với ngành như thế nào.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-