Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Có thể nói rằng, logistics là ngành học hot nhất trên thị trường hiện nay. Bởi, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng cao, do vậy, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cũng ngày một nhiều và đa dạng hơn, chúng ta không chỉ muốn sử dụng hàng hóa nội địa, mà còn có nhu cầu được sử dụng hàng hóa của các nước khác trên thế giới, với giá thành đa dạng khác nhau. Vì vậy, ngành học logistics được rất nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh quan tâm.
Có rất nhiều khái niệm để miêu tả về logistics, nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau: logistics là một vòng tròn khép kín, một quy trình bao gồm các hoạt động như: quá trình đóng gói hàng hóa, bao bì, kho bãi, lưu trữ hàng hóa, luân chuyển hàng hóa, làm các thủ tục hải quan về xuất nhập hàng hóa,… để đạt được mục tiêu cuối cùng là vận chuyển hàng hóa từ tay người bán đến tay người mua một cách nhanh chóng, đầy đủ và tối ưu nhất.
Điều quan trọng trong logistics là quá trình vận chuyển hàng hóa và các khâu liên quan phải diễn ra thuận lợi, sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong quá trình vận chuyển. Từ đó, sẽ giúp cho chi phí vận chuyển giảm xuống, kéo theo giá thành sản phẩm cũng giảm, thúc đẩy nhu cầu mua bán của khách hàng. Người làm về logistics, sẽ phải phụ trách một trong những công việc nêu trên.
Ứng tuyển ngay: Việc làm Nhân viên Logistics
Ngành logistics là một ngành lớn, kiến thức vô cùng nhiều và sâu. Học viên khi đăng ký theo học lĩnh vực này, sẽ được học hỏi các kiến thức chuyên môn gắn liền với các bài tập thực hành về lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng. Học viên sẽ được hướng dẫn học theo lộ trình riêng biệt của từng trường khác nhau, nhưng nhìn chung, đều được học các kiến thức cơ bản nhất của ngành từ khâu đơn giản nhất là đóng gói và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng thông qua các hình thức vận chuyển khác nhau như: đường hàng không, đường biển, đường sắt và đường bộ.
Bên cạnh đó, học viên còn trang bị những kiến thức và kỹ năng cho mình về xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng, lên kế hoạch marketing, nhà chiến lược về tầm nhìn, định hướng phát triển của ngành, cách sắp xếp, bố trí kho bãi, để tối ưu hóa chi phí vận chuyển và thời gian từ kho bãi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Kết thúc quá trình học, sinh viên đã có thể nắm vững được những kiến thức cơ bản của ngành logistics, quản lý chuỗi cung ứng, cách sắp xếp và lên kế hoạch cho một quá trình, có kiến thức về lĩnh vực vận tải, luật thuế đối với các loại hàng hóa ra vào cửa khẩu,… có thể vận dụng trực tiếp vào thực tế trong môi trường hoạt động dịch vụ logistics của doanh nghiệp.
Tham khảo: Mô tả công việc của nhân viên logistics – tổng quan về logistics
Logistics là một ngành học mới, tuy nhiên, giống như tân binh khủng long, nó đã nhanh chóng chiếm được sự quan tâm và chú ý của mọi người đối với lĩnh vực này.
Có thể kể đến như trường đại học kinh tế quốc dân, ngôi trường có 60 năm tuổi với vô vàn những thành tích nổi bật, là một trong những trường thuộc top đầu của khối kinh tế. Năm 2020, “mầm non mới nhú” ngành logistics đã vươn lên dẫn đầu, trở thành ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường, 28 điểm. Vượt qua các anh chị, những ngành luôn dẫn đầu điểm số trong suốt những năm về qua như: kiểm toán, marketing, hay kinh doanh quốc tế,…
Hay như ở đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, một trong những cơ sở đào tạo khối ngành kinh tế lớn nhất khu vực phía Nam, ngành logistics và chuỗi cung ứng cũng là ngành chiếm số điểm cao nhất với 27.25.
Như vậy, có thể nhận thấy dễ dàng, mức điểm chuẩn của ngành này là tương đối cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, trên đây chỉ là một số ví dụ về những trường mà được các bạn sinh viên lựa chọn theo học với mức điểm cao. Nếu bạn có học lực trung bình, mình vẫn có thể chọn lựa các trường học có mức điểm thấp hoặc các bạn cũng có thể tham khảo các điều kiện xét tuyển thẳng của trường.
Nói chung, nếu muốn theo học ngành này, bạn cần có sự tìm hiểu kỹ càng về ngành và cơ hội nghề nghiệp mai sau, để đưa ra lựa chọn hợp lý. Đánh giá khả năng của bản thân, để lựa chọn cho mình một môi trường phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Việc làm Chuyên viên Logistic
Bạn dễ dàng nhận thấy, trên thị trường hiện nay, xuất hiện rất nhiều các công ty xuất nhập khẩu – logistics, vậy nên, nhu cầu tìm việc trong lĩnh vực này là vô cùng rộng lớn. Dưới đây là một số ngành nghề bạn có thể làm, sau khi bạn hoàn thành chương trình đào tạo của mình.
Nhân viên bộ phận kho hay nhân viên vận hành kho có nhiệm vụ nhận yêu cầu của khách hàng, sau đó lên kế hoạch chi tiết, cụ thể cho gói hàng cần vận chuyển đến khách hàng. Luôn giám sát, theo dõi quá trình vận chuyển, đóng gói hàng hóa để đảm bảo hàng hóa được giao đến khách hàng với đầy đủ số lượng và chất lượng. Ngoài ra, còn phải quản lý mọi giấy tờ như hóa đơn, thông quan, thông tin đơn hàng,… lưu trữ thông tin.
Trong quá trình hàng hóa được vận chuyển, nếu có vấn đề gì, cần làm việc ngay với bên vận tải để có thể nhanh chóng xử lý, không làm trễ thời gian giao hàng cho khách.
Nhân viên vận hành kho yêu cầu phải có trình độ về chuyên môn vận tải, có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề nhanh chóng, có khả năng lên kế hoạch cho công việc, thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản như word, excel,… bên cạnh đó, cẩn thận cũng là một yếu tố không thể thiếu của nhân viên vận hành.
Đừng bỏ lỡ: Việc làm Nhân viên kho hot nhất tại timviec365.vn
Đối với nhân viên kinh doanh, công việc hằng ngày sẽ là tìm các đối tác khách hàng, giới thiệu cho họ đến các sản phẩm, dịch vụ của công ty; lên kế hoạch để quảng bá các sản phẩm, mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng.
Đối với nhân viên kinh doanh logistics, bạn cần phải có những kiến thức cơ bản nhất của lĩnh vực hàng hải, giao nhận,… các kỹ năng xử lý tình huống cho khách hàng, giao tiếp tốt. Đặc biệt, đối với những bạn đã có kinh nghiệm làm nhân viên bán hàng qua điện thoại và có khả năng tiếng Anh, sẽ là lợi thế cực kỳ lớn.
Tham khảo ngay: Việc làm Nhân viên kinh doanh logistic
Nhân viên chứng từ, công việc chính là soạn thảo, xử lý các chứng từ cần thiết để hàng hóa được vận chuyển một cách hợp pháp và nhanh chóng, có thể kể đến một số loại giấy tờ thường xuyên phải làm như giấy thông quan, hợp đồng mua bán, giao dịch, giấy xác nhận đơn hàng, giấy chứng nhận được thông quan,....
Đối với một nhân viên chứng từ, thì quan trọng nhất là khả năng tin học văn phòng và các kiến thức liên quan đến xuất, nhập khẩu. Ngoài ra, các yếu tố về cẩn thận, tỉ mỉ hay giải quyết nhanh chóng các vấn đề cũng là vô cùng cần thiết để bạn trở thành một nhân viên chứng từ xuất sắc. Đối với ngành nghề này, cơ hội là rộng mở với tất cả mọi người.
Xem thêm: Tìm việc làm Nhân viên chứng từ Logistic
Trên đây là một số thông tin về ngành logistics lấy điểm chuẩn bao nhiêu, PD hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích nhất để các bạn có thể xác định cho mình một định hướng rõ ràng trước khi bước vào ngành này! Chúc các bạn thành công!
Ngành quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm năm 2021?
Bạn đang muốn tìm hiểu ngành quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm năm 2021? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Ngành quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm
Bạn đang muốn tìm hiểu ngành quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm năm 2021? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục