Tác giả: Vũ Bích Phượng
Nhiều người chưa từng nghe đến Ngành Quản lý Bệnh viện cho nên đã không tìm hiểu về chuyên ngành này. Điều đó đã khiến cho chúng ta bỏ lỡ mất một cơ hội nghề nghiệp tốt có thể tham khảo. Nhằm củng cố thêm hiểu biết về cơ hội việc làm cho bạn trẻ, trong bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu về ngành Quản trị Bệnh viện
Quản lý bệnh viện hay còn được gọi với cái tên tiếng Anh là Hospital Management, là một ngành học mới xuất hiện ở Việt Nam, thuộc nhóm ngành Quản trị - Kinh tế. Nhiệm vụ của ngành Quản trị Bệnh viện là đào tạo ra những cử nhân có chuyên môn và kỹ năng quản trị Bệnh viện để đáp ứng hiệu quả mọi yêu cầu từ phía các nhà đầu tư, phục vụ tốt quá trình hoạt động và phát triển của bệnh viện.
Nói một cách thuần túy, dễ hiểu thì tại mỗi bệnh viện, khi mà các y sĩ, bác sĩ, các điều dưỡng, các nhân viên y tế trực tiếp chữa và chăm sóc bệnh nhân chỉ chuyên đảm đương công việc chuyên môn chính của mình bên các giường bệnh và họ không thể thực hiện các công việc hành chính khác liên quan như quản lý danh sách các bệnh nhân nhập viện, quản lý và sắp xếp giường bệnh cho bệnh nhân, quản lý các trang thiết bị y tế, vật tư,… Những đầu việc quản lý, nắm bắt tình hình chung này sẽ do các nhân viên quản lý bệnh viên phụ trách. Có thể ví công việc này như dạng việc làm khối văn phòng vậy.
Sự phân chia trách nhiệm theo khả năng chuyên môn như vậy hoàn toàn tạo ra được một quy trình hoạt động bài bản, có tổ chức, giúp bệnh viện dễ dàng xử lý mọi vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, theo ước tính được, hiện nay Việt Nam có đến hơn 1000 bệnh viện không có bộ phận quản trị bệnh viện riêng biệt. Hoạt động quản trị này lại được phân công cho các bác sĩ hay y tá đảm nhận, như vậy sẽ tạo ra một tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp vì sự “vào cuộc” tay ngang như vậy không mang tính chuyên môn cao, đồng thời còn làm phân tâm khi các nhân viên y tế thực hiện nghiệp vụ chính của mình.
Chính vì thế, theo những chiến lược phát triển của Ngành Y tế thì quản trị bệnh viện chính là một vị trí cần thu hút rất nhiều nhân lực chuyên môn vào làm việc. Chắc hẳn, công việc này sẽ mang đến cho bạn rất nhiều tiềm năng và cơ hội mở rộng sự nghiệp. Vậy nên, nhanh chóng tìm hiểu kỹ các thông tin về ngành học này sẽ tạo một nền móng vững chắc cho các bạn trẻ trong quá trình tìm việc và chọn lựa nghề nghiệp.
Việc làm quản lý trình dược viên
Dựa trên các giá trị quan trọng của ngành Quản lý bệnh viện, người ta đã xác định được mục tiêu to lớn khi quyết định đưa quản lý bệnh viện vào chương trình đào tạo. Đó chính là giúp ngành y tế đào tạo được những người cán bộ quản trị có đầy đủ hiểu biết, kiến thức và đạo đức nghề nghiệp phụng sự cho sự nghiệp phát triển ngành y tế nói riêng và vì các giá trị nhân viên cho xã hội và con người nói chung.
Các mục tiêu đào tạo được xác định rất rõ ràng, bao gồm:
- Đào tạo đội ngũ nhân lực biết cách tổ chức, xây dựng và điều hành các cơ sở y tế làm nhiệm vụ kinh doanh và chữa bệnh.
- Nâng cao trình độ chuyên môn ở chiều sâu về quản lý cơ sở, trang thiết bị, vật tư, bệnh viện trong ngành y tế.
- Có đầy đủ khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh ở trong tổ chức, cơ sở việc làm trong quá trình quản lý cơ sở y tế.
Xem thêm: Khám sức khỏe thẻ xanh là gì? Giải đáp những thắc mắc về vấn đề này
Sinh viên khi theo đuổi ngành này sẽ được đào tạo đầy đủ các kiến thức chuyên môn bao gồm các kiến thức liên quan đến việc quản lý quản trị ở các phương diện Kinh doanh, ngành y tế, Nhà nước. Ngoài ra ngành học còn đào tạo cả về trình độ tin học tổng quát, Anh ngữ. Hai lĩnh vực chuyên sâu được ngành xác định và chú trọng đào tạo gồm có tài chính kế toán y dược và quản trị chất lượng
Kèm theo đó còn rất nhiều các chương trình học tập khác thuộc ngành Quản lý Bệnh viện được đào tạo như những luồng kiến thức liên quan đến kế toán chính trị, bảo hiểm y tế, quản trị nhân lực, dịch tễ học, marketing, quản lý hồ sơ, kiến thức điều dưỡng, quản lý hồ sơ bệnh án, kiến thức về môi trường y tế, dược,…Các chương trình được phân chia đào tạo theo hai hướng đó là đào tạo tổng quát về quản trị kinh doanh và quản trị bệnh viện. Cụ thể về các chương trình đào tạo của ngành sẽ được liệt kê chi tiết ở nội dung thông tin bên dưới đây.
Việc làm nhân viên kinh doanh thiết bị y tế
Trong khối kiến thức đại cương này, người học sẽ nghiên cứu các kiến thức về lý luận chính trị, Khoa học xã hội, ngoại ngữ, toán – tin – công nghệ - môi trường – Khoa học tự nhiên, Kinh doanh – quản lý, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh.
* Kiến thức về Lý luận chính trị: Học 2 phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin vàTư tưởng Hồ Chí Minh. Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Môn học bắt buộc: Ngành Quản lý bệnh viện học 2 môn bắt buộc bao gồm Tâm lý và kỹ năng giao tiếp, pháp luật đại cương.
* Môn tự chọn: Chương trình học của khối kiến thức chung này có 3 môn cho phép người học tự chọn. Nhiệm vụ của bạn là chọn 1 trong 3 môn học Kỹ năng mềm, Tiếng Anh bổ sung hoặc Tiếng Việt thực hành.
* Ngoại ngữ: chương trình đào tạo lựa chọn ngoại ngữ là tiếng Anh cho sinh viên học. Bạn sẽ phải học tiếng Anh trong 3 kỳ tương đương với Tiếng Anh 1 – 2- 3.
* Toán – Tin – Công nghệ - Môi trường - Khoa học tự nhiên: có ba chương trình đào tạo gồm:
- Toán cao cấp
- Tin học đại cương
- Xác suất thống kê (Lý thuyết)
* Kinh doanh – Quản lý :
- Marketing căn bản
- Quản trị học
* Học 3 kỳ giáo dục thể chất
Bạn có thể nắm bắt các kiến thức được học trong khối kiến thức chuyên ngành quản lý bệnh viện sau đây thông qua bảng tổng hợp trên:
Ngành Quản lý bệnh viện có mã ngành là 7720802
Để đảm bảo đăng ký đúng ngành Quản trị bệnh viện, bạn hãy nắm bắt các khối thi của ngành như sau:
- Khối B00: Thi tổ hợp 3 môn Toán – Hóa – Sinh
- Khối B03: Thi tổ hợp bộ môn Toán – Sinh – Văn
- Khối C00: Thi tổ hợp Văn – Sử - Địa
- Khối C01: Văn – Toán – Lý
- Khối C02: Thi Văn – Toán – Hóa
- Khối C12: Thi Văn – Sinh - Sử
Người học hãy căn cứ vào đây để chuẩn bị thật tốt các bộ môn thuộc khối thi của mình và đạt được số điểm như mong muốn. Nhưng liệu số điểm như mong muốn của bạn có đáp ứng đúng điểm chuẩn của ngành đưa ra hay không? Do đó, ngoài việc tìm hiểu về khối ngành thi Quản lý bệnh viện thì các bạn thí sinh cần lưu ý cả vấn đề điểm chuẩn của ngành học này.
Trong khi các nước châu Mỹ, châu Âu xem ngành Quản lý bệnh viện là một ngành phổ biến và có từ lâu thì tại Việt Nam, như chúng ta vừa khẳng định, đó là một ngành khá mới mẻ. Chính vì thế cho nên mức độ phổ biến của ngành không rộng rãi và chưa nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh. Đồng thời, trong thực tế đào tạo cũng chưa có nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Chính vì lý do này mà mức điểm chuẩn của ngành được đưa ra không cao, chỉ dao động trong khoảng 15 cho đến 18 điểm.
Nếu nắm chắc kiến thức phổ thông ở các tổ hợp bộn môn thuộc khối thi bạn chọn thì khả năng đỗ vào ngành Quản lý bệnh viện dành cho bạn khá cao. Tuy vậy, điều đó không quan trọng bằng việc bạn sẽ học tập như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, nắm chắc kiến thức đào tạo chuyên ngành để phụng sự cho sự nghiệp cao cả của ngành y tế. Vậy cho nên nếu như bạn có dễ dàng trúng tuyển thì cũng đừng bao giờ quên nhiệm vụ học tập cần nâng cao tinh thần chiếm lĩnh tri thức của mình nhé.
Xem thêm: Hematocrit là gì? Quy trình xét nghiệm Hematocrit trong máu
Không thể phủ nhận rằng có ít cơ sở đào tạo ngành Quản trị bệnh viện thế nhưng điều đó cũng đã dần được cải thiện bằng cách gia tăng số đơn vị đào tạo. Hiện nay, có 3 trường đào tạo chuyên ngành này để các bạn học tập. Đó chính là:
- Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Thăng Long
Sau đây là những công việc chính mà người quản lý bệnh viện sẽ đảm đương thực hiện trong suốt quá trình làm việc:
- Tổ chức cũng như tham gia vào những hoạt động y tế
- Quản trị nhân lực, làm marketing, làm kế toán, dịch tễ học
- Quản lý và phụ trách đối với những nhiệm vụ trên phương diện kinh tế; quản lý tại các cơ quan nghiên cứu, giáo dục và cơ sở kinh doanh.
- Quản lý hồ sơ bệnh án, các chương trình y tế, tổ chức các hoạt động liên quan đến bảo hiểm, điều dưỡng, dược,…
Nghe có vẻ đây là một câu hỏi thừa thì phải? Nhưng không, nó rất cần thiết cho các bạn trẻ trong quá trình tìm hiểu về một ngành mới như Quản lý bệnh viện. Theo cách gọi, dường như chúng ta ai cũng biết ngành này sẽ mang đến cơ hội được làm việc tại các bệnh viện, nhưng đó chỉ là một. Ngoài bệnh viện ra thì cử nhân của ngành còn có thể làm việc ở rất nhiều nơi như các trung tâm y tế công và tư nhân, các cơ quan nghiên cứu về y tế hoặc cơ sở giáo dục, các cơ sở kinh doanh trang thiết bị y hoặc có thể tự mở cơ sở kinh doanh y tế. Ngoài các kiến thức kinh tế, quản lý bạn còn phải biết các kiến thức căn bản về y dược. Ví dụ như: bpm, khoa ngoại thần kinh, khoa nội thần kinh,... đương nhiên bạn chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản thôi.
Mức lương dành cho nhân viên quản lý bệnh viện cũng nằm trong top các ngành nghề có mức lương khá, dao động từ 5 đến 7 triệu đồng. Nếu vươn lên mức quản lý thì bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn.
Như vậy, để trở thành một cán bộ quản lý bệnh viện, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp. Nó sẽ trở thành kim chỉ nam định hướng cho bạn trong suốt quá trình chuẩn bị hành trang đến với việc làm ngành này. Câu hỏi ngành quản lý bệnh viện đã được giải đáp rõ ràng, hy vọng bạn sẽ sớm trở thành một người quản lý bệnh viện giỏi giang.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục