Tác giả: Phương Anh Nguyễn
Môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu và cả thế giới cần phải quan tâm, giữ gìn và bảo vệ. Chính vì thế mà ngày môi trường thế giới trở thành một ngày mà tất cả chúng ta cần ghi nhớ để có những hành động thiết thực nhất tới mẹ thiên nhiên cũng như lan tỏa các hành động ý nghĩa với việc bảo vệ môi trường. Vậy, ngày môi trường thế giới là ngày nào? Chủ đề của ngày môi trường thế giới và các hoạt động xoay quanh là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Ngày môi trường thế giới có tên tiếng anh là “World Environment Day”, được viết tắt là WED. Đây là ngày mà mỗi người dân trên thế giới sẽ thực hiện các hành động theo chủ đề của từng năm do Chương trình Môi trường (UNEP) thuộc Liên Hợp Quốc chỉ đạo và triển khai.
Mục đích chính là để nâng cao nhận thức của công dân toàn cầu về vấn đề môi trường và sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất và bảo vệ chính môi trường sống của chúng ta. Từ đó, góp phần làm xanh Trái Đất cũng như hạn chế được các tác động, ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra.
Về cơ bản thì ngày môi trường thế giới sẽ là ngày nhắc nhở mỗi người dân đang sinh sống trên Trái Đất cần có ý thức và hành động thiết thực nhất trong việc bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan tới môi trường nói chung. Không cần phải quá to lớn,. chỉ cần từ những hành động nhỏ nhất như việc vứt rác đúng nơi quy định thôi là bạn đã đóng góp phần nào trong việc xây dựng, bảo vệ và chăm sóc một môi trường khỏe mạnh hơn.
Ngày được chọn là ngày môi trường thế giới trong năm chính là ngày 5 tháng 6 hàng năm, ngày này được chọn từ năm 1972 bởi Đại hội đồng Liên hợp Quốc và chịu trách nhiệm chính là United Nations Environment Programme (viết tắt là UNEP), có trụ sở đặt tại Nairobi, Kenya.
Khi đó, nhân dịp tổ chức lần đầu tiên về Hội Nghị môi trường thế giới vào ngày 5/6/1972 tại Thụy Điển, UNEP đã đưa ra quyết định về Ngày môi trường thế giới. Đến phiên họp vào ngày 15/12/1972, Đại hội đồng Liên hợp Quốc đã đưa ra công bố quyết định chính thức về việc lựa chọn ngày 5/6 hàng năm là Ngày môi trường thế giới. Ngay sau công bố đó, 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng và tham gia kỷ niệm cũng như tổ chức các hoạt động vào ngày này hàng năm.
Mục đích chính của Ngày môi trường thế giới, World Environment Day chính là việc khơi nguồn tư tưởng, hướng mọi người trên thế giới tới việc hành động và nhận thức đúng đắn về sự quan trọng của môi trường hiện nay. Cùng với đó là những dấu hiệu, chuông cảnh tỉnh dành cho mọi người về sự xuống cấp của thiên nhiên và con người chúng ta đang làm gì với chính thế giới của mình. Và ngày môi trường thế giới sẽ là ngày nhắc nhở và thúc đẩy những hành động tích cực để bảo vệ môi trường.
Trong Ngày môi trường thế giới, tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ đưa ra thông điệp chính thức về ngày này. Từ sự định hướng các vấn đề của môi trường cho tới hành động bảo vệ môi trường trên thế giới hiện nay ra sao. Qua đó, đây cũng sẽ là cơ hội để các quốc gia trên thế giới cam kết và ký các hiệp định liên quan tới bảo vệ môi trường.
Những hoạt động mà bạn có thể thấy trong Ngày môi trường thế giới chính là diễu hành tuyên truyền, đạp xe tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi vẽ, cuộc thi thiết kế thời trang về môi trường, các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh, các chiến dịch trồng cây hay thu gom và tái chế rác thải,....
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin và quy định vệ sinh môi trường là gì?
Mỗi một năm, Ngày môi trường thế giới sẽ lựa chọn một chủ đề chính, đây có thể được xem là vấn đề của môi trường đang gây nhức nhối và có sự ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng với việc lựa chọn chủ đề thì Liên hợp Quốc cũng sẽ lựa chọn quốc gia tương ứng cho việc đăng cai và tổ chức chính.
Chủ đề của Ngày môi trường thế giới năm 2019 chính là “Beat air pollution” (Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta) và được tổ chwusc tại đất nước tỷ dân, Trung Quốc.
Chủ đề này được lựa chọn nhằm mục đích kêu gọi mọi người nâng cao nhận thức về sự trầm trọng của ô nhiễm không khí đang ở mức nào, khả năng gây hại tới chúng ta ra sao và chúng ta cần phải làm gì để giúp cho không khí trở nên trong sạch hơn. Và điều này là điều mà Trung Quốc đang phải đối mặt ở thời điểm đó khi chất lượng không khí ở quốc gia này cực kỳ xấu.
Dựa trên số liệu mà Liên Hợp Quốc thống kê được thì cứ mỗi năm lại có khoảng 7 triệu người chết do sự ô nhiễm không khí và con số này ở Châu Á rơi vào khoảng 4 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu chính là do sự nóng lên của Trái Đất và lượng khí metan đang tăng lên từng ngày với mức độ lên tới 34 lần trong hơn 100 năm qua.
Năm 2020, Ngày môi trường thế giới có chủ đề là “For Nature” (Hành động vì thiên nhiên), Colombia chính là nơi diễn ra sự kiện toàn cầu này.
Mục đích và sự tập trung chính của Ngày môi trường thế giới năm 2020 là sự đa dạng của sinh học và Colombia cũng chính là quốc gia có sự đa dạng bậc nhất về các loại sinh vật.
Tuy nhiên, sự đa dạng này đang bị tấn công nghiêm trọng bởi 5 yếu tố chính là sự biến đổi khí hậu, sự khai thác một cách quá mức về sinh vật hoang dã, sự ô nhiễm môi trường, sự thay đổi của đất và sự xâm lấn của các sinh vật ngoại lai có hại. Chính hành động của con người đã gây ra các sự thay đổi tiêu cực và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của các loài sinh vật.
Và để hạn chế được tình trạng này, Việt Nam đã kêu gọi người dân tích cực trồng cây, hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi nilon và bảo vệ nguồn nước,...
Chủ đề mà UNEP lựa chọn cho Ngày môi trường thế giới năm 2021 chính là “Ecosystem Restoration” (Phục hồi hệ sinh thái) và Pakistan chính là quốc gia đăng cai vào năm nay.
Với việc lựa chọn và đưa ra chủ đề này, Liên Hợp Quốc mong muốn mọi người sẽ nâng cao nhận thức hơn cho mình với việc bảo vệ môi trường của chính chúng ta. Chúng ta không thể quay trở lại và thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể thay đổi được tương lai và hiện tại. Trồng nhiều cây xanh hơn, sống xanh, sạch, đẹp hơn và xây dựng lối sống tích cực hơn,... Đó sẽ là những điều giúp chúng ta có cuộc sống tươi đẹp hơn rất nhiều.
Hệ sinh thái có ảnh hưởng cực kỳ lớn tới cuộc sống của con người chúng ta. Ví dụ như sự suy thoái của đất và biển đã khiến cho 3,2 tỷ người bị mất đi các phúc lợi và 10% tổng sản phẩm ở mỗi năm. Con số này đã phần nào cho thấy được sự tiêu hụt nghiêm trọng của nền kinh tế của thế giới nếu như môi trường bị gây hại như thế nào.
Chưa kể tới trường hợp trong những năm tiếp theo, số lượng các thảm thực vật có thể giảm tới 20% và sự biến đổi sẽ khiến cho năng suất thụt lùi tới 10%, thậm chí ở một số khu vực có thể lên tới 50% về thiệt hại.
Chính vì thế mà việc khôi phục, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái chính là nhiệm vụ mang tính cấp thiết hiện nay của toàn người dân trên thế giới. Lời kêu gọi này cần có những hành động thiết thực nhất được thực hiện bởi mỗi chúng ta, những công dân toàn cầu và có sự hiểu biết cũng như ý thức được vấn đề cho mình.
Ngày 5/6/1982 chính là ngày đánh dấu Việt Nam chính thức tham gia và hưởng ứng Ngày môi trường thế giới.
Là một quốc gia nông nghiệp và có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh hiện nay. Việt Nam hiểu rõ được tầm quan trọng của thiên nhiên tới đời sống con người và sự phát triển ra sao. Chính vì thế mà Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực trong việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân với việc bảo vệ môi trường.
Cùng với đó chính là việc đưa ra các chương trình, chính sách khuyến khích người dân có những hành động thiết thực nhất tới chính môi trường sống xung quanh minh. Từ việc nhỏ nhất, hành động đơn giản nhất cũng có thể tạo nên những giá trị to lớn khi có sự chung tay của cộng đồng.
Và điều này cũng đã tạo ra các sự thay đổi tích cực trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Các loại ống hút cỏ, cốc, ống hút giấy đã được sử dụng nhiều hơn, thay thế cho việc sử dụng nhựa. Túi nilon được thay thế bằng túi vải hay túi giấy, các slogan bảo vệ môi trường và các chương trình lấy cảm hứng từ môi trường cũng được triển khai và thực hiện bởi các thương hiệu, nhãn hàng,...
Có thể nhận thấy, với những hành động thiết thực cho dù rất nhỏ nhưng cũng sẽ có được sự lan tỏa và tạo nên các giá trị lớn hơn nếu như chúng ta cùng chung tay và thực hiện. Hy vọng rằng, với những thông tin được cung cấp trên, các bạn đã biết được ngày môi trường thế giới là ngày nào và chúng ta cần hành động ngay lúc này để bảo vệ môi trường sống của chính mình.
Xem thêm: Việc làm giám sát môi trường
3R là gì? Lợi ích của 3R đối với môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu và hậu quả mà con người phải gánh chịu đó chính là: Hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zon, hạn hán lũ lụt thiên tai, động đất, núi lửa hoạt động phun trào xảy ra đo chính sự tác động của con người đến môi trường. Một ngày nào đó khi các nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng cho con người cũng sẽ trở nên cạn kiệt dần trong tương lai không xa, và rất có thể mọi thứ trên trái đất này sẽ bị diệt vong vì sự sử dụng ồ ạt, quá mức. Việc chúng ta cần làm là chung tay góp sức bảo vệ môi trường là biện pháp hữu hiệu nhất bằng cách thực hiện chiến dịch 3R. Vậy, 3R là gì? Bạn đã biết ý nghĩa của chiến dịch này như thế nào đến môi trường chưa?
Ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu và hậu quả mà con người phải gánh chịu đó chính là: Hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zon, hạn hán lũ lụt thiên tai, động đất, núi lửa hoạt động phun trào xảy ra đo chính sự tác động của con người đến môi trường. Một ngày nào đó khi các nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng cho con người cũng sẽ trở nên cạn kiệt dần trong tương lai không xa, và rất có thể mọi thứ trên trái đất này sẽ bị diệt vong vì sự sử dụng ồ ạt, quá mức. Việc chúng ta cần làm là chung tay góp sức bảo vệ môi trường là biện pháp hữu hiệu nhất bằng cách thực hiện chiến dịch 3R. Vậy, 3R là gì? Bạn đã biết ý nghĩa của chiến dịch này như thế nào đến môi trường chưa?
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục